TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX). TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Quỳnh
Lớp : Nga
Khóa 41
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Hồng
Hà Nội, 11/2006
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Nội dung | |
AFTA | Khu vực mậu dịch tự do thương mại Asean |
APEC | Diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương |
ASEAN | Hiệp hội Các nước Đông Nam á |
Cat | Category |
CNTB | Chủ nghĩa tư bản |
CP | Cổ phần |
CPH | Cổ phần hoá |
Cty | Công ty |
DNNN | Doanh nghiệp nhà nước |
EU | Liên Minh Châu Âu |
KCN | Khu công nghiệp |
LAN | Local area network |
LD | Liên doanh |
NE | Chỉ số sợi |
SX | Sản xuất |
T | Tháng |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
TPHCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
USD | Đô la Mỹ |
Vinatex | Tập đoàn Dệt-May Việt Nam |
VNĐ | Việt Nam đồng |
WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
XNK | Xuất nhập khẩu |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của Vinatex 2002-2006 [3]
- Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Vinatex Giai Đoạn 2003-2006 [4]
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
BẢNG CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Số trang
Bảng 1: Cơ cấu trình độ lao động tại Vinatex 9
Bảng 2: Cơ cấu độ tuổi lao động tại Vinatex 9
Bảng 3: Năng lực xúc tiến thương mại của các công ty thuộc Vinatex 10
Bảng 4: Giá trị sản xuất công nghiệp của Vinatex 2002-2006… 12
Bảng 5: Doanh thu của Vinatex giai đoạn 2002 – 2006… 12
Bảng 6: Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của Vinatex
2002-2006………………………………………………………………………13
Bảng 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Vinatex từ 2002 – 2006… 14
Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Vinatex từ 2002 – 2006… 16
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex từ năm 2002 đến nay 17
Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Vinatex giai đoạn 2003-2006……20 Bảng 11: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Vinatex giai đoạn 2003-2006 21
Sơ đồ tổ chức tập đoàn dệt-may Việt Nam… 27
Bảng 12: Các chỉ tiêu chủ yếu của Vinatex giai đoạn 2010-2020… 43
Bảng 13: Quy hoạch đầu tư chi tiết ngành kéo sợi đến 2010 của Vinatex 60
Bảng 14: Quy hoạch đầu tư thiết bị vải dệt thoi của Vinatex đến 2010 62
Bảng 15: Quy hoạch đầu tư thiết bị hoàn tất vải dệt thoi của Vinatex
đến 2010 63
Bảng 16: Quy hoạch đầu tư mặt hàng vải dệt kim mộc 2006-2010… 65
Bảng 17: Quy hoạch đầu tư hoàn tất vải dệt kim giai đoạn 2006-2010… 66
Bảng 18: Tổng hợp quy hoạch đầu tư của Vinatex giai đoạn 2006 – 2010…….70
1 4 | |
I. Giới thiệu về tập đoàn dệt – may Việt Nam (Vinatex)……………... 1. Sự hình thành và phát triển…………………………………….……… 2. Nhiệm vụ chính…………………………………………….….………. 3. Hoạt động của Vinatex trong những năm vừa qua…………….……… 3.1 Công nghệ sản xuất…………………………….……………………….... 3.2 Nguồn nhân lực…………………………………………………………… 3.3 Năng lực xúc tiến thương mại………………………………….……….. 3.4 Năng lực công nghệ thông tin…………………………………………… 3.5 Thương hiệu……………………………………….………………………. 3.6 Hoạt động sản xuất-kinh doanh………………………………………… 4. Hoạt động xuất khẩu của Vinatex trong những năm vừa qua….……… 4.1 Kim ngạch xuất khẩu……………………………………………………... 4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu…………………………………………….. 4.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu………………………………...…………… 4.4 Các đối thủ cạnh tranh…………………………………………………... | 4 4 5 6 6 8 9 10 11 11 17 17 20 21 23 |
II. Cơ cấu tổ chức…………………………………….………………. 1. Sơ đồ tổ chức tập đoàn dệt-may Việt Nam……………………………. 2. Nhận xét……………………………………………………………….. | 27 27 30 |
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINATEX……………………………………….……………... | 32 |
32 32 34 35 36 36 37 37 37 37 43 43 45 47 51 | |
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI VINATEX TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HIỆN NAY……………………………………………………….…………………… | 54 |
I. Xu hướng toàn cầu hoá, những cơ hội và thách thức……………. 1. Toàn cầu hoá là xu hướng khách quan………….…………………... 2. Những cơ hội và thách thức của xu hướng toàn cầu hoá đối với Vinatex…………………………………………………………………… 2.1 Những cơ hội……………………………………………………………. 2.2 Những thách thức…………………………………………………………. | 54 54 56 56 57 |
59 59 59 60 61 64 66 68 71 | |
1. Nhóm giải pháp vi mô…………….…………………………………... 2. Nhóm giải pháp vĩ mô………………….……………………………... | 72 78 |
Kết luận ………………………………………………………………….. | 83 |
Tài liệu tham khảo……………………………………….………………. | 84 |
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, các sản phẩm dệt may của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam (Vinatex) đã và đang phát triển mạnh mẽ, được các khách hàng chấp nhận và tin tưởng. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Hiện nay, Vinatex đang đứng ở vị trí hàng đầu trong xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên các sản phẩm xuất khẩu của Vinatex phần lớn xuất theo phư- ơng thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, hiệu quả sản xuất thấp, chưa có nhiều thương hiệu thời trang quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và đa phần theo sự chỉ định của khách hàng do đó giá trị gia tăng không cao. Trong khi đó đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc lại có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bông họ trồng được, hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng tự túc được. Những thuận lợi đó của Trung Quốc cũng là những điểm yếu của ngành dệt – may Việt Nam nói chung và Vinatex nói riêng. Chính vì vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Vinatex trước đối thủ khổng lồ như Trung Quốc là rất thấp.
Việt Nam đã gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC,… và gần đây nhất, gia nhập WTO (tháng 11/2006) , như vậy xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra. Trong xu thế này, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà doanh nghiệp ở tất cả các nước buộc phải đối mặt với hàng loạt các thách thức như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, khi khả năng cạnh tranh chưa đủ mạnh, Vinatex cần vạch ra cho mình một chiến lược xuất khẩu đúng đắn. Chiến lược xuất khẩu thích hợp sẽ giúp Vinatex nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể phát triển bền vững và lâu dài. Có thể nói chưa bao giờ việc xây dựng chiến lược xuất khẩu trở nên bức xúc như hiện nay. Không có chiến lược xuất khẩu, Vinatex khó có thể cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, như vậy, hoạt động kinh doanh xuất
khẩu không thể phát triển. Vấn đề là ở chỗ Vinatex cần xây dựng một chiến lược xuất khẩu phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và phân tích cả về lý luận lẫn thực tiễn. Bởi vậy, em xin chọn đề tài “Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt – May Việt Nam (Vinatex) trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex cùng với việc tính toán các cơ hội cũng như các thách thức do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, luận văn đã đề ra các giải pháp giúp Vinatex xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và các vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex trong điều kiện tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc phân tích thực trạng xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp nghiên cứu cơ bản. Phương pháp cụ thể là điều tra nghiên cứu thông qua các nguồn thông tin, tài liệu thực tế của Vinatex và Hiệp hội dệt may Việt Nam , báo chí và internet,…Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, quy nạp.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau đây:
Đã đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex hiện nay.
Đã đề xuất ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex.