Môi Trường Marketing Du Lịch Tp. Đà Nẵng.

thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang ý nghĩa lịch sử, hoặc được xây dựng trên vẻ đẹp tựnhiên hoặc có các cơ hội vui chơi giải trí”

Tác giả Giuseppe Marzano cho rằng: “Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch. Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn” Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi. Có thể phân biệt hai loại nơi đến:

+ Điểm đến cuối cùng

+ Điểm đến trung gian

Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó không chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch.

1.5.2. Thương hiệu điểm đến du lịch.

Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên sự hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà kinh doanh du lịch, tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất.

Một thương hiệu điểm đến được ví như chiếc chìa khóa nhằm cung cấp các thông tin chủ yếu cho biết nơi đó, địa điểm đó như thế nào, có thể cung cấp được gì và cho du khách những trải nghiệm gì.

Thương hiệu điểm đến không hẳn là việc tạo ra một logo hay một khẩu hiệu (slogan) mà đó chính là các yếu tố khác biệt của các điểm đến trong thương hiệu, và những yếu tố này thông qua các thành phần của thương hiệu như: nhận dạng, bản chất, tính cách, hình ảnh, ký tự và văn hóa. Thông qua các thành phần

này để tạo ra một vị trí độc đáo của thương hiệu điểm đến trong tâm trí khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Một thương hiệu điểm đến là tất cả những gì du khách cảm nhận được trong tâm trí của họ về điểm đến đó. Một thương hiệu điểm đến có thể được thừa hưởng những gì căn bản đã có, dựa trên phần nền để xây dựng thêm những sản phẩm mới, khác lạ hơn, có sức hút hơn.

1.6. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch.

Xây dựng thương hiệu điểm đến bao gồm nhiều tác nhân hơn là nhận diện và cảm nhận được nó qua logo hay slogan, thay vì phải nắm bắt các yếu tố khác biệt của điểm đến trong các thương hiệu và giao tiếp những yếu tố này thông qua các thành phần thương hiệu như: nhận dạng, bản chất, tính cách, hình ảnh, tính cách văn hóa…

Mục đích của việc xây dựng thương hiệu các điểm đến mang trọng tâm tạo ra mộthình ảnh thích hợp, đó là tính hấp dẫn, chất chứa những nội dung trung thực nhất trong từng phong cách. Xây dựng thương hiệu của một sản phẩm không chỉ phân biệt các sản phẩm cạnh tranh mà còn phục vụ như là phương tiện nhận thêm giá trị cho sản phẩm. Nên một hình ảnh của một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra một bản sắc mạnh mẽ cho sản phẩm và dịch vụ. Các biểu hiện có thể nhìn thấy trong một thị trường cạnh tranh và mong muốn tạo ra một lợi thế cạnh tranh để củng cố sản phẩm và dịch vụ, do đó tạo sự khác biệt là điều vô cùng quan trọng.

1.7. Phát triển thương hiệu điểm đến.

Duy trì và phát triển thương hiệu cho một điểm đến du lịch được gắn liền thông qua các hoạt động cụ thể như:

-Phát triển du lịch song hành cùng chất lượng.

-Bảo vệ các giá trị du lịch (tự nhiên, văn hóa).

-Thu hút đầu tư về du lịch tại điểm đến.

-Tăng cường tổ chức các sự kiện về du lịch: hội chợ, các lễ hội văn hóa đặc sắc của vùng, miền, giao lưu và trao đổi văn hóa, các sự kiện ca nhạc, thể thao về du lịch…

-Áp dụng các phương tiện truyền thông để giới thiệu, quảng bá hình ảnh điểm đến một cách rộng rãi. Huy động mọi tầng lớp cư dân địa phương tham gia vào hoạt động xúc tiến hình ảnh mới của du lịch địa phương.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1.Môi trường marketing du lịch Tp. Đà Nẵng.

2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên TP Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa 1


Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2.

- Khí haäu.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, độ ẩm không khí trung bình là 83,4%lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm, số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ.

- Thủy văn.

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch

biển.Sông ngòi của thành phố

Đà Nẵng đều bắt nguồn từ

phía Tây, Tây Bắc

thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2).

2.1.2.Đặc điểm nhân văn và kinh tế.

- Con người – dân số.

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà Nẵng là 876.545 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là 628,58người/km2.

- Tôn giáo.

Đà Nẵng là thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây, trung tâm kinh tế, văn hóa, đối ngoại của khu vực miền Trung nêncũng là nơi tập trung nhiều tổ chức tôn giáo, có đông chức sắc, nhà tu hành, tín đồ... với nhiều hoạt động tôn giáo diễn ra đa dạng, phong phú. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 09 tổ chức tôn giáo đang hoạt động hợp pháp, ổn định, với khoảng 180.000 tín đồ, gần 1.000 chức sắc, tu sỹ, 184 cơ sở tôn giáo và nhiều cơ sở chuyên dùng khác.

- Hoạt động kinh tế.

+ Kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt 9.236 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản

- nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.

+Công nghiệp

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công

nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

+Thương mại

Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, an toàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm.Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn.

2.1.3.Cơ sở hạ tầng.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch

Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

- Đường bộ.

Trên địa bàn thành phố

có tổng cộng 525,889 km đường bộ

(không kể

đường hẻm, đường kiệt, đường đất.

+Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ:

* Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929.

* Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miềnNam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

+Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng hiện nay:

+Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn.

- Đường sắt.

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng

chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, tất cả các chuyến tàu đều đỗ tại ga để đón và trả khách. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các

tệ nạn xã hội.

- Ñöôøng haøng khoâng.

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Taipei, Guangzhou là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp và xây mới nhà ga .Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

- Đường biển.

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

- Bưu chính viễn thông.

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như

mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll

AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/01/2023