Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 12

môi trường. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới cho thấy, chi phí của công tác này ngày càng tăng nhanh trong trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trước mắt các doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau:

- Xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Việc xây dựng một tổ chức (phòng, ban) quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là một công cụ cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường, thực hiện luật bảo vệ môi trường. Mục tiêu của phòng ban này là đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng luật, quy định môi trường của Nhà nước. Phòng ban môi trường có trách nhiệm định kỳ thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường trong công ty; tham mưu cho lãnh đạo công ty các vấn đề môi trường của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nên tổ chức những khóa đào tạo có kiến thức chuyên sâu về môi trường cho những nhân viên của mình nhằm bổ sung thêm kiến thức lồng ghép yếu tố môi trường vào trong mỗi hoạt động sản xuất; đào tạo riêng cho bộ phận chuyên trách về xây dựng chiến lược; thu hút và tuyển dụng thêm các chuyên viên có khả năng xây dựng chiến lược thân thiện môi trường cho doanh nghiệp và thậm chí bồi dưỡng kiến thức về sản xuất sạch, an toàn cho những công nhân trong các nhà máy sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi nhân viên của mình tham dự các khóa đào tạo của Chính phủ, của các Tổ chức quốc tế hay học hỏi cách làm của các doanh nghiệp khác đã thành công với mô hình tương tự.

2.3. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không thể tự mình quyết định sản xuất cái gì, như thế nào và phân phối ở đâu mà phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường về nhu cầu của khách hàng để đưa ra quyết định. Nếu như toàn xã hội không có nhu cầu về sản phẩm thân thiện môi trường thì doanh nghiệp không cần phải đầu tư sản xuất sản phẩm đó. Nhưng có một cách để doanh nghiệp tạo ra thị

trường cho chính mình đó là việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp.

Thân thiện môi trường là một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tương đương của các doanh nghiệp khác và doanh nghiệp bằng mọi cách phải cho người tiêu dùng thấy sự ưu việt của mình. Trước hết, ngay trên bao bì sản phẩm doanh nghiệp cần thể hiện những thông số tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm như các biểu tượng bao bì sản phẩm có thể tái chế, thông số về việc không gây hại tới môi trường của các thành phần hóa chất có trong sản phẩm v.v...

Trong chiến dịch quảng cáo của mình, doanh nghiệp nên đưa ra các tiêu chuẩn và cam kết bảo vệ môi trường mà sản phẩm đó đạt được đồng thời cần nhấn mạnh việc bổ sung thêm đặc tính môi trường làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm cùng độ an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên, do chi phí quảng cáo trên truyền hình lớn nên sẽ không đủ thời gian để truyền tải hết các thông tin về chất lượng môi trường mà sản phẩm đó đạt được. Doanh nghiệp nên sử dụng những phương thức quảng cáo khác không kém phần hiệu quả như quảng cáo trên báo chí, các áp phích quảng cáo, trên mạng Internet...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thông qua hội nghị khách hàng, các buổi họp báo công bố sản phẩm mới, doanh nghiệp nên đưa đến cho người tiêu dùng những thông tin quan trọng về lợi ích mà các sản phẩm thân thiện môi trường mang lại, chương trình chiến lược thân thiện môi trường mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm mục tiêu phát triển bền vững cùng cộng đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các cuộc hội chợ triển lãm các sản phẩm và công nghệ thân thiện môi trường- một cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình với người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần phải tham gia vào các hoạt động vì môi trường, kêu gọi người dân chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Thông qua tiếng nói của

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 12

cộng đồng, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

2.4. Chú trọng tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế

Để xây dựng được chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế. Dựa vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem xét các tiêu chuẩn môi trường mà doanh nghiệp mình cần phải tuân thủ, từ đó doanh nghiệp sẽ có những chiến lược hợp lý về cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản phẩm v.v...

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cho thị trường nội địa, cần phải tuân thủ Luật, các văn bản dưới Luật cũng như các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường đồng thời phải theo dõi sát sao những sửa đổi, bổ sung của các quy định đó.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ngoài chịu sự giám sát của các quy định, tiêu chuẩn của Việt Nam còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe của các thị trường nước nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin từ các phương tiện truyền thông, báo chí, internet hoặc từ các bạn hàng của mình; yêu cầu sự hỗ trợ thông tin từ cục xúc tiến thương mại hoặc các cơ quan khác để có chiến lược hợp lý, ứng phó linh hoạt với những rào cản “môi trường” từ các nước trên thế giới. Với sự chuẩn bị nghiêm túc cho chiến lược kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ tránh được những thiếu sót không đáng có.

2.5. Kiến nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chương trình sản xuất sạch hơn

Với hạn chế về vốn, chuyên môn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, việc tham gia vào chương trình SXSH mang lại rất nhiều lợi thế. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tư vấn, đào tạo, hỗ trợ một phần về nhân lực,

tài chính để có thể tham gia trình diễn kỹ thuật. Đây là bước đệm giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường.

Không những thế, việc tham gia vào chương trình sản xuất sạch hơn mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. SXSH có thể hiểu là tổng hợp các giải pháp quản lý, kiểm soát nội vi, quản lý quá trình công nghệ, thiết bị để giảm thiểu chất thải, nghiên cứu sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu và các phụ gia ít độc hại, cải tiến sản phẩm theo hường thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe con người. SXSH không có nghĩa là thay đổi công nghệ. SXSH bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức, xem xét lại cách thức quản lý, đến việc thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết bị. SXSH còn được hiểu như là các giải pháp xử lý ô nhiễm “trước đường ống”, mang tính ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải trước khi chúng được sinh ra trong quá trình sản xuất.

Ví dụ, Tổng công ty Dệt May đã tham gia chương trình và triển khai trình diễn kỹ thuật đạt hiệu quả rất tốt. Với 8 tỷ đồng đầu tư sản xuất sạch ở 19 đơn vị, công ty đã giảm thiểu đáng kể chất thải, nước thải, nguyên vật liệu và hóa chất tiêu hao, đồng thời thu lãi 26 tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình còn mang lại những giá trị vô hình khác như: sức khỏe người lao động được cải thiện, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao...


III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ TIẾP CẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Về cơ bản, các bước lồng ghép mục tiêu môi trường trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần tuần tự theo các bước như đã phân tích ở chương 1. Tuy nhiên, việc áp dụng cụ thể và lựa chọn mô hình tiếp cận phân tích lại tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn - tập đoàn; các doanh nghiệp nhỏ và vừa) và lĩnh vực kinh doanh (nông - thủy sản; công nghiệp nhẹ; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp nặng...).

Lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp ở các ngành khác nhau là không hoàn toàn giống nhau bởi sự khác biệt về công nghệ, nguyên nhiên vật liệu được sử dụng, tính độc hại của chất thải, các quy định pháp luật và các yêu cầu khác về pháp luật.

1. Theo quy mô doanh nghiệp

1.1. Các doanh nghiệp lớn - Tập đoàn

1.1.1. Hướng tiếp cận

Các tập đoàn thường là các tổ chức đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và cung ứng ra thị trường nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Trong các tập đoàn về cơ cấu tổ chức phân theo 3 cấp chủ sở hữu công ty - cấp quản lý công ty - và cấp các bộ phận chức năng.

Do vậy, đối với các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn, việc tiếp cận vấn đề môi trường trong kinh doanh thường theo tuần tự từ bước 1 đến bước 3. Các tập đoàn lớn thường là những doanh nghiệp dẫn dắt thị trường và mở ra các xu hướng tiêu dùng. Chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp này thường mang tính dài hạn. Do vậy, việc tiếp cận xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp này thường là hướng tiếp cận từ trên xuống.

1.1.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh

Chiến lược sản phẩm, thị trường:

Đối với các doanh nghiệp này, việc lựa chọn sản phẩm, thị trường thường được hiểu theo cách mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và tạo ra thị trường thân thiện môi trường hơn là doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách hàng và thị trường, với thế mạnh về khoa học công nghệ và nguồn vốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng là những doanh nghiệp đi đầu và mở đường cho việc áp dụng các quy trình và các chứng nhận về sản xuất kinh doanh thân thiện môi trường, xây dựng được tiêu chí và các quy trình sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và tạo thị trường đối với dòng sản phẩm đó.

Chiến lược cạnh tranh:

Việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh của tập đoàn này nên đi theo hướng dẫn đầu, thách thức hay sự khác biệt về sản phẩm do có bộ phận nghiên cứu và phát triển rất mạnh, có khả năng tạo ra các sản phẩm mới với các tính năng vượt trội.

1.1.3. Xây dựng chiến lược chức năng

Đối với việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm:

Các tập đoàn này đều tiếp cận theo cả 3 hướng bao gồm: tập trung vào quá trình, tập trung vào đầu vào sản phẩm (tìm kiếm nguồn cung ứng thân thiện môi trường), tập trung vào chế tạo ra dòng sản phẩm mới.

Đối với việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu:

Các tập đoàn này thường có khả năng cao trong việc định vị dòng sản phẩm với cả với cả một trong 5 định vị có thể có đối với sản phẩm thân thiện môi trường.

Về kênh phân phối:

Các doanh nghiệp này thường lựa chọn các nhà phân phối mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng do quy mô cung ứng sản phẩm lớn.


Về xúc tiến thương mại:

Các tập đoàn này với tiềm lực mạnh có khả năng phát triển mọi hình thức quảng cáo, trong đó nên chú trọng đến các hoạt động PR về môi trường.

Chiến lược về giá:

Do có khả năng công nghệ, các tập đoàn có khả năng dẫn dắt thị trường về sản phẩm thân thiện môi trường với mức giá rẻ.

1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1. Hướng tiếp cận chiến lược

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận vấn đề môi trường nên đi từ dưới lên. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường đặc trưng là các doanh nghiệp đơn ngành, chỉ hoạt động trong một lĩnh vực và cung ứng một dòng sản phẩm. Ngoài ra, ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ tồn tại 2 cấp độ điều hành là cấp chủ sở hữu kiêm quản lý điều hành công ty và cấp bộ phận chức năng.

Đặc điểm của các doanh nghiệp này là thường chỉ theo đuổi được các mục tiêu trong ngắn hạn và trung hạn, không có khả năng tạo ra các dòng sản phẩm mới do khả năng về nghiên cứu và phát triển yếu.

1.2.2. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh

Chiến lược sản phẩm/ thị trường:

Đối với các doanh nghiệp này, đây là bước quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Việc lựa chọn sản phẩm thị trường đồng nghĩa với những phân tích, đánh giá và xác định các yêu cầu của thị trường về sản phảm và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là tiếp cận mang tính thụ động đáp ứng, do vậy, đối với việc theo đuổi sản phẩm thân thiện môi trường nên được tiếp cận dưới hình thức tập trung vào quá trình hoặc tập trung vào đầu vào sản xuất. Việc tiếp cận sản phẩm, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường mới đối với quy mô doanh nghiệp là khó do những yêu cầu về khả năng nghiên cứu khoa học công nghệ.


Chiến lược về cạnh tranh:

Các doanh nghiệp này nên đi theo đuôi các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp lớn, đi theo các xu hướng thị trường mà các tập đoàn lớn đã vạch ra, có thể tạo ra được các sản phẩm có những đặc thù khác biệt riêng nhưng tính đột phá không cao và không đủ khả năng theo đuổi và phát triển sản phẩm thân thiện môi trường mới.

1.2.3. Chiến lược các bộ phận chức năng

Chiến lược về môi trường và sản phẩm:

Do không có khả năng tạo ra sản phẩm mới nên đối với các doanh nghiệp này, việc tiếp cận môi trường và sản phẩm trước hết nên tiếp cận theo quy trình và tiếp cận theo nguồn cung đầu vào, trong đó cần chú trọng đến quy trinh sản xuất.

Chiến lược định vị:

Chiến lược định vị đối với dòng sản phẩm của doanh nghiệp này là các định vị về giá trị khách hàng và định vị lợi ích khách hàng do việc áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường và sử dụng các đầu vào thân thiện môi trường của doanh nghiệp mang lại. Các định vị về tính năng sản phẩm, khác biệt với các đối thủ hay dẫn đầu về chí phí/ giá cả không có khả năng thực hiện đối với các doanh nghiệp này.

Chiến lược về kênh phân phối:

Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh phân phối để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng từ kênh phân phối trực tiếp cho đến kênh phân phối gián tiếp. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần chú trọng chọn lựa các nhà phân phối sản phẩm xanh là một cách thức quảng bá thương hiệu khá hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nên lựa chọn hình thức phân phối thông qua các đại lý hoặc các trung gian hay văn phòng đại diện ở nước ngoài, hiếm khi phân phối trực tiếp được tới các nhà phân phối ở các nước đó.


2. Theo lĩnh vực kinh doanh

2.1. Lĩnh vực nông - lâm, thủy sản

2.1.1. Tiếp cận chiến lược

Đối với các mặt hàng này, doanh nghiệp nên đi theo xu hướng từ dưới lên, xuất phát từ đáp ứng các nhu cầu khách hàng nhiều hơn là tạo ra xu hướng tiêu dùng cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022