Xác Định Độ Quan Trọng Của Các Yếu Tố Môi Trường Cạnh Tranh

(23/133), khách sạn (31/133). Đồng thời theo trang CNNGo đưa tin, báo cáo TripIndex 2012 (Chỉ số xếp hạng du lịch) của TripAdvisor công bố tuần qua đó đưa ra kết quả thống kê những địa điểm du lịch rẻ nhất thế giới năm 2012 trong đó Hà Nội đứng đầu báo cáo với mức giá thấp nhất trong 48 thành phố du lịch thuộc khảo sát. Từ đây có thể thấy rằng chi phí cho một chuyến du lịch tại Việt Nam khá thấp nên rất hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài. Vậy ngành du lịch phản ứng trung bình với yếu tố này, cho điểm 2. So với toàn ngành thì Công ty Kỳ Nghỉ Việt có giá tour hợp lý. Cho điểm 3.

Yếu tố 3. Đội ngũ hướng dẫn viên:

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam, thì yêu cầu cần thiết là phải có đội ngũ HDV thông thạo các ngôn ngữ quốc tế để hướng dẫn khách du lịch quốc tế về sản phẩm du lịch trong nước. Theo thống kê, tổng số HDV du lịch quốc tế trên toàn quốc hiện nay (tính đến hết tháng 5/2011) là 5272 người. Trong đó, HDV sử dụng tiếng Anh là 2863 người, tiếng Pháp: 872 người, tiếng trung: 694 người, tiếng Nhật: 349 người, tiếng Đức: 329 người, tiếng Nga: 237 người và 171 người sử dụng các thứ tiếng khác gồm: Tây Ban Nha, Thái, Italia, Hàn, Lào, Bungary, Indonesia, Rumani và Hungary. So với thực tế, chỉ có lượng HDV sử dụng tiếng Anh là đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hướng dẫn của khách du lịch. Cho điểm 3, vì yếu tố này tác động tốt đến ngành và Công ty.

Yếu tố 4. Mạng lưới phân phối:

Việc mở rộng kênh phân phối trong nước và phát triển hệ thống phân phối đến hầu hết các quốc gia trọng điểm du lịch trên thế giới và đẩy mạnh công tác marketing nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và thu hút du khách đến với Việt Nam cũng như đưa người Việt đến khắp năm châu ngày càng nhiều hơn nữa. Cho điểm 1, mạng lưới phân phối của công ty còn ít.

Yếu tố 5 và 6. Marketing; Mạng lưới quan hệ đối tác:

Công ty du lịch có mối quan hệ đối tác rộng rãi và trở thành thành viên của các hiệp hội du lịch quốc tế thì có nhiều cơ hội để quảng cáo các sản lữ hành, du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và thu hút nhiều khách du lịch. Công ty cũng có chiến lược Marketing mạnh. Cho điểm 3, Công ty phản ứng tốt với cả 2 yếu tố này.

Yếu tố 7. Sức mạnh tài chính:

Tài chính mạnh giúp công ty có nhiều ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Đem lại nhiều cơ hội cạnh tranh cho công ty bằng lợi thế tài chính của công ty. Vậy yếu tố này tác động khá tốt đến ngành và công ty, cho điểm 2.


Bảng 2.8. Xác định độ quan trọng của các yếu tố môi trường cạnh tranh


S T

T

Các yếu tố chiến lược

Mức độ quan trọng đối với

ngành sản xuất

Tác động đến doanh

nghiệp

Giá trị

Điểm quan

trọng

1

Chất lượng sản phẩm – dịch vụ

3

3

9

0,16

2

Khả năng cạnh tranh về giá

2

3

6

0,11

3

Đội ngũ hướng dẫn viên

3

3

9

0,16

4

Mạng lưới phân phối

2

1

2

0,03

5

Marketing

3

3

9

0,16

6

Mạng lưới quan hệ đối tác

2

3

6

0,11

7

Sức mạnh tài chính

2

2

4

0,07

8

Thương hiệu

3

3

9

0,16

9

Hỗ trợ khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng

1

3

3

0,05

Tổng cộng



57

1,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược kinh doanh đối với sản phẩm du lịch lữ hành tại Công ty Kỳ Nghỉ Việt giai đoạn 2012 - 2016 - 7

Sau khi đã tính được điểm quan trọng cho từng yếu tố môi trường cạnh tranh, em lựa chọn 2 công ty nổi tiếng ( SaiGon Tourist và Fiditour) để nghiên cứu Công ty Kỳ Nghỉ Việt có lợi thế cạnh tranh hay không?

Cơ sở về cách xếp thứ hạng quan trọng của ba công ty (Kỳ Nghỉ Việt, SaiGon Tourist, Fiditour) phản ứng với từng yếu tố môi trường cạnh tranh :

- Yếu tố 1: Chất lượng sản phẩm – dịch vụ: Cả 3 công ty đều có các sản phẩm du lịch và chất lượng tương tự nhau. (Xem các chương trình du lịch của Công ty Kỳ Nghỉ Việt - Phụ lục 5). Và các chương trình du lịch này hiện đang phổ biến và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Cho điểm 3 đối với ba công ty.

- Yếu tố 2: Khả năng cạnh tranh về giá: dựa trên cơ sở so sánh giá thành một số chương trình du lịch của công ty Kỳ Nghỉ Việt và các công ty du lịch khác cho đoàn khách 10 người cho thấy: Cùng loại tour nhưng giá thành của mỗi công ty có sự chênh lệch nhiều. SaiGon Tourist đưa ra mức giá thấp hơn, kế đến là Công ty Kỳ Nghỉ Việt, còn Fiditour định giá thành cao nhất. (Xem bảng 2.9 dưới đây). Vậy cho điểm 4 , 3 và 2 lần lượt cho SaiGon Tourist, Kỳ Nghỉ Việt và Fiditour.

Bảng 2.9. So sánh giá thành một số chương trình du lịch của công ty Kỳ Nghỉ Việt và các công ty du lịch khác cho đoàn khách 10 người

Đvt: đồng/ 10 khách


Tour Campuchia 4 ngày/ 3 đêm (Phương tiện: Máy Bay)

Tour Huế - Hội An - Mỹ Sơn - 4 ngày/3 đêm

Kỳ Nghỉ

Việt

Fiditourist

Saigon

Tourist

Kỳ Nghỉ

Việt

Fiditourist

Saigon

Tourist

102,580,000

113,460,000

99,900,000

56,800,000

67,000,000

54,950,000


- Yếu tố 3: Đội ngũ hướng dẫn viên + Yếu tố 9: Hỗ trợ khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng: Cả 3 công ty đều có đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng đủ nhu cầu đồng thời có những phương án dự phòng như đội cộng tác viên dự bị. Cho điểm 3 đối với ba công ty vì phản ứng tốt với hai yếu tố này.

- Yếu tố 4: Mạng lưới phân phối:

Tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có mang lưới phân phối rộng lớn hơn so với 2 doanh nghiệp còn lại là Saigon Tourist có trụ sở chính đặt tại 23 Lê Lợi, Quận 1, TP. HCM, công ty còn quản lý 8 công ty du lịch lữ hành con; đồng thời mở ra 1 website của công ty để quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm của công ty. Đứng thứ hai là Fiditourist (gồm: Trụ sở chính đặt tại 129 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 Chi nhánh: Fiditour Hàng Xanh, Chợ Lớn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và 1 website chính. Trong khi đó Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt chỉ đứng ở vị trí thứ ba, mạng lưới phân phối chưa rộng lớn chỉ có 1 Trụ sở chính và 1 website chính, song công ty đã biết sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm thông qua các trang cá nhân quảng cáo của các nhân viên sales. Dựa theo trên, có thể cho điểm ba công ty lần lượt là: SaiGonTourist: 4, Fiditour: 3, Kỳ Nghỉ Việt: 2.

- Yếu tố 5: Marketing:

Cả ba công ty đều thông qua website, mạng xã hội quốc tế nhằm quảng bá và đưa ra nhiều chương trình giảm giá đối với sản phẩm lữ hành của công ty. Đồng thời tham gia các hội chợ quốc tế, tổ chức các event để tìm kiếm them nhiều nguồn khách hàng, đối tác. Cho điểm 3 đối với ba Công ty.

- Yếu tố 6: Mạng lưới quan hệ đối tác:

Khi một doanh nghiệp có mối quan hệ đối tác, hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh (ví dụ chủ động nguồn cung ứng, chủ động đầu ra, hợp tác sẽ giúp mở rộng thị trường, chủ động kênh phân phối…).

Nói về mối quan hệ đối tác này thì phải kể đến Fiditourist với mối quan hệ chặt chẽ với hơn 1.500 đối tác trong nước và nước ngoài, là thành viên chính thức của các Hiệp hội du lịch quốc tế:Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA), Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh (HTA), Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ (ASTA), Hiệp hội du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội hàng không quốc tế ( IATA). Cho điểm 4.

Kế đến là Saigon Tourist, thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia. Cho điểm 3.

Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt cũng có mối quan hệ hợp tác với 735 đối tác trong nước và nước ngoài. Ngoài ra là thành viên chính thức của các Hiệp hội du lịch quốc tế: Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA), Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh (HTA). Cho điểm 2.

- Yếu tố 8: Thương hiệu:

Nhờ thương hiệu giúp du khách sẽ yên tâm khi đến đặt tour tại các công ty lữ hành này. Nên việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước.

Fiditourist cũng co thương hiệu không kém đạt danh hiệu "Hạng nhì top lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam 2009", danh hiệu “Dịch vụ lữ hành nước ngoài được hài lòng nhất”; “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010”.

Cả Saigontourist và Fiditourist đều là các công ty lữ hành chuyên nghiệp nhiều năm đạt danh hiệu “Top ten lữ hành quốc tế” do Tổng cục du lịch và hiệp hội du lịch Việt Nam trao tặng.

Trong khi đó Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt là công ty mới thành lập, thị phần nhỏ, chưa có thương hiệu lớn.

Vậy cho điểm 3, 2, 1 lần lượt cho các Công ty SaiGon Tourist, Fiditour và Kỳ Nghỉ Việt.

- Yếu tố 7: Sức mạnh tài chính:

Để đánh giá khách quan tình hình tài chính của ba doanh nghiệp lữ hành, tôi đã so sánh một số tỷ số tài chính của Công ty Kỳ Nghỉ Việt, Saigontourist, Fiditourist (Xem bảng 2.10) dưới đây:


Bảng 2.10. So sánh một số tỷ số tài chính của Công ty Kỳ Nghỉ Việt so với Sài Gòn Tourist và Fiditourist

Các tỷ số tài chính

ĐVT

Việt Holidays

Sài Gòn Tourist

Fiditourist

2010

2011

2010

2011

2010

2011

1. Tỷ số về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành

Lần

1,01

1,78

3,97

2,75

1,09

1,566

2. Cơ cấu tài chính

Tổng nợ/ Tổng tài sản

Lần

0,33

0,21

0,24

0,22

0,66

0,651

3. Tỷ số hoạt động

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Lần

2,6

2,5

1,4

1,31

19,6

17,2

4. Các tỷ số doanh lợi

ROS

%

9,96

12,5

11

4,1

1,91

1,46

ROA

%

14,5

12,5

7,5

2,6

4,8

3,31

ROE

%

21,6

22,8

9,88

3,3

14,2

9,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng Cân đối kế toán Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt, Fiditourist, Sài Gòn Tourist xem phụ lục 1 -2 -3 -4)

Ghi chú: Các số liệu được thu thập và được tính toán lại (chỉ tính riêng lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành).

Nhận xét:

- Về khả năng thanh toán: Cả 3 công ty được xem xét đều có khả năng thanh khoản nhanh khá tốt, đảm bảo an toàn tài chính. - Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty du lịch lử hành Kỳ Nghỉ Việt năm 2011 cao hơn năm 2010 ( đồng thời lớn hơn 1). Điều này cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, nói chung tình hình thanh khoản của doanh nghiệp tốt.

- Về cơ cấu tài chính:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản của cả 3 công ty là tương đối thấp, và chúng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy cả 3 công ty đều kiểm soát khá tốt khoản nợ. Tuy nhiên chưa khai thác hết khả năng sử dụng nợ.

Tổng nợ/Tổng tài sản của công ty du Kỳ Nghỉ Việt (năm 2011 là 0,21) còn quá thấp, điều này cho thấy hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Như vậy, có thể nói khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của Công ty cao.

- Về tỷ số hoạt động:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này của các công ty có xu hướng giảm. Tỷ số này giảm - nó phản ánh tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng

không tốt, đã tạo ra mức doanh thu thuần không cao so với tài sản cố định, đồng thời còn nói lên công ty đang sử dụng tài sản cố định không có hiệu quả.

- Về khả năng sinh lợi:

+ Tỷ số doanh lợi tiêu thụ của các công ty của Fiditour khá kém. Năm 2011 vừa qua, tỷ suất doanh lợi tiêu thụ của Công ty Du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt (Việt Holidays) tăng khá tốt, Cty SaiGon Tourist và Fiditour vẫn tiếp tục giảm . Nhìn chung, doanh lợi tiêu thụ của công ty cao hơn của các đối thủ cạnh tranh, do công ty tập trung vào ít danh mục sản phẩm.

+ Tỷ số doanh lợi tài sản: Tỷ số sinh lợi của công ty Việt Holidays là cao nhất trong ba công ty, do trong năm vừa qua công ty không đầu tư thêm nhiều máy móc,

Hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, mức lợi nhuận thu về trên tài sản tăng. Tỷ số này cũng khá cao nó nói lên 1 đồng tài sản bỏ ra đem về được 12,5 đồng lợi nhuận (năm 2011).

+ Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng và chênh lệch rất lớn so với SaiGon Tourist và Fiditour.

Tóm lại, tình hình tài chính của công ty khá tốt và ổn định tuy nhiên khả năng tài chính của công ty kém hơn SaiGon Tourist và Fiditour nên công ty không có nhiều lợi thế để lấn sân sang các dich vụ khác như SaiGon Tourist và Fiditour. SaiGon Tourist điểm 4, Fiditour và Kỳ Nghỉ Việt điểm 3.

Sau khi xác định được mức độ phản ứng của từng công ty đối với từng yếu tố, em lập bảng CPM nhằm xác định trọng số các công ty đạt được, để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Kỳ Nghỉ Việt so với SaiGon Tourist và Fiditourist. Bảng CPM được lập như sau:


Bảng 2.11. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)



S T T


Các yếu tố chiến lược


Mức độ quan trọng

Việt Holidays

Fiditourist

Sài Gòn Tourist

Hạng

Điểm quan trọng

Hạng

Điểm quan trọng

Hạng

Điểm quan trọng

1

Chất lượng sản phẩm –

dịch vụ

0,16

3

0,48

3

0,48

3

0,48

2

Khả năng cạnh tranh về giá

0,11

3

0,33

2

0,22

4

0,44

3

Đội ngũ hướng dẫn viên

0,16

3

0,48

3

0,48

3

0,48

4

Mạng lưới phân phối

0,03

2

0,06

3

0,09

4

0,12

5

Marketing

0,16

3

0,48

3

0,48

3

0,48

6

Mạng lưới quan hệ đối tác

0,11

2

0,22

4

0,44

3

0,33

7

Sức mạnh tài chính

0,07

3

0,21

3

0,21

4

0,28

8

Thương hiệu

0,16

1

0,16

2

0,48

3

0,64


9

Hỗ trợ khách hàng và

thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng


0,05


3


0,15


3


0,15


3


0,15

Tổng Cộng

1,00


2,57


3,03


3,40

Nhận xét: Với số điểm quan trọng 2,57 cho thấy Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt có khả năng cạnh tranh tương đối tốt trên trường du lịch. Tuy nhiên, so với 2 đối thủ lớn có sự hình thành lâu đời là Sài Gòn Tourist và Fiditour thì khả năng cạnh tranh của Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt khá kém.

2.3. Phân tích môi trường bên trong

2.3.1. Hoạt động quản trị

Công tác hoạch định:

Công tác dự báo, hoạch định của công ty có tính thực tiễn và khoa học. Công tác dự báo dựa vào những thông tin về lượng khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm của thị trường du lịch. Tuy nhiên, công tác dự báo một phần cũng dựa vào trực giác, cho nên kết quả thực hiện có sự khác biệt đáng kể so với kế hoạch (xem bảng 2.12, bảng 2.13).


Bảng 2.12. So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2010


Chỉ tiêu

ĐVT

Kế hoạch

Thực hiện

Chênh lệch

Tỷ lệ(%)

Khách Inbound

Người

1568

1511

-57

-3,64

Khách Outbound

Người

548

498

-50

-9,12

Khách nội địa

Người

327

307

-20

-6,12

Tổng lượt khách

Người

2443

2316

-127

-5,20

(Nguồn : Phòng Inbound , Outbound của Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt)

Ghi chú: tỷ lệ (%) số âm cho thấy tỷ lệ chênh lệch âm. Kết quả thực hiện thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 2.13. So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2011


Chỉ tiêu

ĐVT

Kế hoạch

Thực hiện

Chênh lệch

Tỷ lệ(%)

Khách Inbound

Người

1600

1647

47

2,94

Khách Outbound

Người

652

754

102

15,94

Khách nội địa

Người

425

483

58

13,64

Tổng lượt khách

Người

2677

2884

207

7,73

(Nguồn : Phòng Inbound , Outbound của Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt)

Từ kết quả 2 bảng trên cho thấy các chỉ tiêu giữa kế hoạch và kết quả thực hiện có sự chênh lệch lớn. Chất lượng dự báo như vậy là chưa tốt, chưa đủ độ tin cậy để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Tổ chức

Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc chi nhánh dưới là phó giám đốc và các phòng ban, bộ phận. Mô hình trực tuyến chức năng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với ưu điểm là đơn giản gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý. Nhưng nhược điểm là nhà lãnh đạo khó bao quát hết được các mặt hoạt động của công ty, doanh nghiệp. (Xem Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt - Sơ đồ 2.1).

Lãnh đạo:

Chức năng lãnh đạo được thực hiện khá tốt trong cơ cấu tổ chức này. Ban quản trị có năng lực chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình và quan tâm đến công việc kinh doanh, quan tâm nhân viên. Tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.

Kiểm tra:

Chức năng kiểm tra được thực hiện tốt nhất là về kế toán – tài chính, chi phí. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa kiểm soát tốt về lực lượng hướng dẫn viên du lịch.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023