Phân Tích Các Yếu Tố Bên Trong Thông Qua Ma Trận Ife.


Việc thu thập và xử lý thông tin là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình lập chiến lược. Quá trình thu thập thông tin là tiền đề để xây dựng chiến lược và quyết định rất nhiều đến sự thành bại của chiến lược. Nếu việc thu thập thông tin bị sai lệch không chính xác sẽ dẫn đến các quyết định chiến lược không hiệu quả. Để việc thu thập thông tin hiệu quả và đảm bảo tính chính xác, cần giới hạn phạm vi thông tin cần thiết cho việc xây dựng chiến lược để tìm ra biện pháp thu thập thông tin hiệu quả và chính xác nhất. Các thông tin cần thiết cho quá trình lập chiến lược bao gồm:

1.3.2.2.1 Thu thp thông tin vmôi trường bên ngòai:

Thông tin bên ngoài cần thu thập bao gồm:

- Môi trường chính trị tại thị trường mà tổ chức đang hoặc sẽ hoạt động nhằm nắm rõ tình hình thể chế chính trị, đảng phái, hệ thống pháp luật, nguy cơ rủi ro do chính trị,...

- Môi trường kinh tế tại thị trường mà tổ chức đang hoặc sẽ hoạt động nhằm hiểu rõ về tình hình kinh tế tại thị trường như GDP, GDP bình quân đầu người, chính sách lương, tình hình thất nghiệp, lạm phát, bảo hiểm...

- Môi trường pháp lý tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: hiểu biết hệ thống pháp luật để xem xét khả năng phối hợp mà công ty có thể chấp nhận được khi kinh doanh.

- Môi trường dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động nhằm nắm rõ tình hình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ tài chính tại nơi kinh doanh.

- Môi trường văn hóa tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động nhằm hiểu được các đặc tính văn hóa của người tiêu dùng tại thị trường đối với các loại sản phẩm dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

- Môi trường dân số tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động nhằm hiểu biết cặn kẽ về số dân, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, dân tộc … từ đó xác định qui mô của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


- Môi trường công nghệ tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động nhằm tìm hiểu về khả năng công nghệ tại nơi mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ kinh doanh.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty du lịch Eden Travel đến năm 2015 - 3

- Môi trường ngành tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: các ngành

đang hoạt động như thế nào, có hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp hay không.

- Môi trường các nhà cung cấp tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động để

hiểu rõ về các nhà cung cấp như khả năng, uy tín, tiềm lực...

- Xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

- Các đối thủ cạnh tranh, chiến lược và SWOT của đối thủ cạnh tranh chính nhằm hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh chính, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, khả năng tài chính, nhân lực, cơ cấu tổ chức, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các đối thủ; các chiến lược mà các đối thủ đang và sẽ áp dụng.

1.3.2.2.2 Thu thp thông tin vmôi trường bên trong:

Là việc thu thập các thông tin bên trong doanh nghiệp, bao gồm:

- Hoạch định: bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai. Các nhiệm vụ cụ thể là: dự đoán, thiết lập mục tiêu, đề ra các chiến lược, phát triển các chính sách, hình thành các mục đích.

- Tổ chức: Cấu trúc và mô hình quản trị của tổ chức: xác định rõ cấu trúc

quản trị của doanh nghiệp, ủy quyền…

- Lãnh đạo: những nỗ lực nhằm định hướng hoạt động của con người, cụ thể là lãnh đạo, liên lạc, các nhóm làm việc chung, thay đổi các hoạt động, nâng cao chất lượng công việc, thỏa mãn công việc, thỏa mãn nhu cầu, thay đổi tổ chức, tinh thần của nhân viên và tinh thần quản lý.

- Kiểm soát: liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết quả thực tế phù hợp, nhất quán với kết quả đã được hoạch định.

- Hệ thống thông tin: hiểu được hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp.

- Công nghệ: khả năng nắm bắt và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp.

- Nguồn lực con người: trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ và công nhân viên của doanh nghiệp.


- Marketing: quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ; Nghiên cứu môi trường marketing để nhận diện các cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.v.v.

- Nguồn lực tài chính: khả năng tài chính của doanh nghiệp.

- Điểm mạnh: những điểm mạnh của doanh nghiệp.

- Điểm yếu: những yếu điểm của doanh nghiệp.

- Cơ hội: các cơ hội đối doanh nghiệp.

- Thách thức: những thách thức hiện tại và tương lai.

Việc thu thập các thông tin trên được thực hiện bằng nhiều hình thức như từ báo cáo và phản hồi của các phòng ban, từ các báo cáo tài chính, từ báo chí, từ các cơ quan quản lý nhà nước, từ các tham tán thương mại, từ các công ty kiểm toán, từ công ty điều tra thị trường, từ hiệp hội, từ các cuộc điều tra thị trường.

1.3.2.3 Xlý thông tin và thiết lp chiến lược

Từ các dữ liệu đã thu thập, các nhà hoạch định chiến lược sẽ tiến hành các bước xử lí, phân tích và đề ra các chiến lược để từ đó chọn ra một hoặc một vài chiến lược thích hợp nhất triển khai vào thực tế. Trong quá trình phân tích các dữ liệu đã thu thập để hình thành chiến lược, các nội dung công việc sau cần phải được thực hiện: Giai đoạn hình thành chiến lược.

1.3.3 Giai đon hình thành chiến lược

1.3.3.1 Giai đon nhp vào.

Giai đoạn nhập vào (giai đoạn 1 của quá trình hình thành chiến lược) là giai đọan phân tích các yếu tố môi trường và các yếu tố nội bộ của tổ chức để xây dựng các ma trận: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

1.3.3.1.1 Phân tích các yếu tbên ngoài qua ma trn EFE:

Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) là công cụ tóm tắt và

đánh giá các thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế, chính phủ


và luật pháp, xã hội, tự nhiên, khoa học - công nghệ và cạnh tranh. Có năm bước trong việc phát triển ma trận EFE:

(1) Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty;

(2) Mức độ quan trọng: phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0;

(3) Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít;

(4) Nhân mức độ quan trọng với phân loại của từng yếu tố để xác định số điểm về tầm quan trọng;

(5) Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận EFE, tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Tổng số điểm là 1,0 cho thấy rằng những chiến lược mà công ty đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài.

1.3.3.1.2 Ma trn hình nh cnh tranh.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh là công cụ nhận diện những ưu thế và yếu điểm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính. Ma trận này là sự mở rộng của ma trận EFE trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty đối thủ cạnh


tranh được so với công ty mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những công ty đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của công ty mẫu. Việc phân tích so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai và ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể giúp các nhà chiến lược đánh giá môi trường. Tuy nhiên, các công cụ này cần phải đi kèm với sự phán đoán tốt bằng trực giác.

Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tương tự như cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.

1.3.3.1.3 Phân tích các yếu tbên trong thông qua ma trn IFE.

Ma trận IFE là công cụ tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của tổ chức như mô hình, cơ cấu tổ chức và quản lý, marketing, tài chính, kế toán, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn lực, các hệ thống thông tin .v.v. Có năm bước trong việc phát triển ma trận IFE:

(1) Liệt kê các yếu tố như đã xác định trong quy trình phân tích nội bộ. Sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu;

(2) Mức độ quan trọng: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng), tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0;

(3) Phân loại: phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3) và điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4);

(4) Nhân “mức độ quan trọng” với “phân loại” của từng yếu tố để xác

định số điểm quan trọng cho mỗi biến số;

(5) Số điểm quan trọng tổng cộng của các biến số có thể được phân loại từ thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và số điểm trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ.


1.3.3.2 Giai đon kết hp- Phân tích ma trn SWOT.

- Giai đoạn kết hợp (giai đoạn 2 của quá trình hình thành chiến lược) là giai đoạn quan trọng của quá trình hình thành các chiến lược một cách cơ bản nhất, giai đoạn này tất cả những dữ liệu đã được thu thập, phân tích ở giai đoạn nhập vào sẽ được triển khai sâu hơn thông qua việc thiết lập các ma trận phức tạp hơn như ma trận BCG, ma trận SPACE và ma trận SWOT (Ma trận phân tích các cơ hội, thách thức bên ngoài và điểm mạnh điểm yếu).

- Giới thiệu phân tích bằng ma trận SWOT:

Phân tích và đánh giá bằng ma trận SWOT nhằm xác định những điểm mạnh (S – Strength), điểm yếu (W – Weakness), cơ hội (O – opportunities), thách thức ( T – Threats) từ những tác động của môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp để từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế và kiểm soát thách thức.

Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:

- Các chiến lược đim mnh – cơ hi (SO): sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược đim yếu – cơ hi (WO): nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược đim mnh – nguy cơ (ST): sử dụng điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa từ bên ngoài.

- Các chiến lược đim yếu – nguy cơ (WT): đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Để lập một ma trận SWOT, theo Fred R.David phải trải qua 8 bước:

(1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;

(2) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty;

(3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty;


(4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty;

(5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp;

(6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO;

(7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST;

(8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả quả chiến lược WT.

1.3.3.3 Giai đoạn la chọn chiến lược

Là giai đoạn 3 của quá trình hình thành chiến lược, trong giai đoạn này, các nhà hoạch định chiến lược sẽ căn cứ vào những kết quả phân tích từ giai đoạn nhập vào để chọn lựa các chiến lược tối ưu triển khai vào thực tế. Có nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ giai đoạn lựa chọn chiến lược, tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến công cụ hỗ trợ quá trình chọn lựa chiến lược hiệu quả, đó là ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng).

1.3.3.4 La chn chiến lược: Ma trn hoch định chiến lược có thể định lượng (QSPM):

Dựa vào ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Quantative Strategic Planning Matrix – QSPM) cho phép các chiến lược gia đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế. Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận QSPM gồm 6 bước:

(1) Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu/ mạnh quan trọng bên trong công ty; Ma trận QSPM thường tối thiểu bao gồm 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong;

(2) Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự phân loại này giống như trong ma trận EFE và ma trận IFE;


(3) Xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để

thực hiện thông qua nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 (giai đoạn kết hợp);

(4) Xác định số điểm hấp dẫn đối với mỗi chiến lược. Số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với chiến lược khác trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn. Nếu có yếu tố thành công quan trọng nào không ảnh hưởng đối với sự lựa chọn, thì không chấm điểm hấp dẫn các chiến lược trong nhóm chiến lược này;

(5) Tính tổng số điểm hấp dẫn: là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn;

(6) Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023