Mức sống ngày càng được nâng cao, chi tiêu của người dân theo đó tăng lên. Nếu như trước đây, nhu cầu du lịch vui chơi giải trí chỉ dành cho một số bộ phận nhỏ dân chúng thu nhập cao thì ngày nay nhu cầu này trở nên thiết yếu trong nhiều thành phần dân chúng, đặc biệt tập trung tại các thành phố lớn và các khu đô thị.
2.3.1.2 Hoạt động của ngành du lịch.
- Về dự báo tăng trưởng du lịch: Theo dự báo của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới năm 2008, ngành du lịch Việt Nam sẽ đóng góp vào GDP của quốc gia ở mức 4,3% trong năm 2008, tương ứng với mức 57.259,8 tỷ đồng, và sẽ đạt mức 158.002 tỷ đồng vào năm 2018 và chiếm 4,4 % trong GDP.
- Về đầu tư của chính phủ cho ngành du lịch: Đầu tư du lịch lữ hành Việt Nam ước đạt 39.242,7 tỷ đồng tương đương 8,4% trong tổng đầu tư năm 2008. Dự báo đến năm 2018, con số này sẽ đạt 105.658 tỷ tương đương 9,5% toàn bộ đầu tư của nền kinh tế.
- Về công tác xúc tiến du lịch:
+ Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực trong công tác quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trong thời gian qua, du khách đã biết đến một hình ảnh Việt Nam xinh đẹp, giàu cảnh quan thiên nhiên, an toàn thân thiện. Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của ngành còn có nhiều vấn đề phải xem lại.
+ Tần suất tham gia các sự kiện du lịch quốc tế còn hạn chế; Các gian hàng khi tham gia nhỏ về quy mô, bất lợi về vị trí và cũng chưa thể hiện hiệu quả cao nhất hình ảnh, tiềm năng du lịch dồi dào của đất nước;
+ Ấn phẩm quảng cáo du lịch nghèo nàn, chất lượng kém, thiếu thông tin và chưa được phổ biến rộng rãi trong ngành để quảng bá chung; Thiếu vắng các trạm thông tin du lịch ở những điểm du lịch trọng yếu. Thời gian vừa qua ngành du lịch phải lay hoay mãi để có được một khẩu hiệu (slogan) của ngành, đó là: “Việt Nam, the hidden charm” (Việt Nam, sự quyến rũ ẩn mình);
+ Mặt khác, công tác xúc tiến du lịch trong nước đang gặp phải những vấn đề
bất cập, các địa phương thi đua tổ chức các lễ hội du lịch như: Lễ hội đất Phương
Nam; Ngày Hội Du Lịch TP.HCM tại TP.HCM; Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long; Năm Du Lịch Nghệ An; Lễ Hội Du Lịch Hạ Long; Lễ Hội Du Lịch Biển; Lễ hội Hoa Đà Lạt… Sự tổ chức tràn lan, kém quy hoạch và định hướng từ Tổng cục dẫn đến một sự lãng phí ngân sách quốc gia và kém hiệu quả trong công tác xúc tiến.
- Các chính sách liên quan: Hiệp định miễn thị thực song phương: 8Theo công bố chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam, hiện chúng ta đã ký hiệp định miễn thị thực cho 46 quốc gia có quan hệ kinh tế, ngoại giao tốt với Việt Nam. Đối với nước láng giềng Trung Quốc, chúng ta đã tạo điều kiện du lịch dễ dàng hơn bằng các loại giấy thông hành thay cho thị thực nhập cảnh. Đặc biệt, thương nhân và du khách quốc tế sẽ được miễn thị thực nếu lưu trú dưới 15 ngày sau khi bay đến Phú Quốc.
- Về xếp hạng năng lực cạnh tranh: Tại thời điểm hiện nay (2007) Việt Nam được xếp hạng 87/124 quốc gia về khả năng cạnh tranh du lịch. Đứng đầu bảng xếp hạng là Thụy Sĩ, Singapore xếp thứ 8, Malaysia thứ 31, Thái Lan thứ 43. Cũng theo đó, những quy định và chính sách, hạ tầng du lịch của Việt Nam được xếp nhóm cuối cùng; chỉ được đánh giá cao là phần giá cả và an ninh9.
2.3.1.3 Chính trị -pháp lý
- Tình hình chính trị Việt nam luôn được đánh giá là ổn định và an ninh nhất trên thế giới hiện nay, đây là một những những lợi thế mà Việt Nam có được để cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam.
- Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây được xem là sự kiện quan trọng thu hút bà con kiều bào về quê du lịch và đóng góp cho phát triển nước nhà. Hiện Việt Nam có khoảng 3 triệu việt kiều sinh sống ở khoảng 90 nước trên thế giới. Theo dự báo của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài thì trung bình một năm lượng Việt kiều về quê ăn tết tăng 30-40% và dự báo ngày càng tăng.
8 Trang web tổng cục du lịch – Miễn thị thực .
9 Theo VnEconomy, ngày 05/04/2007
- Về chính trị khu vực: Khác với Việt Nam, tình hình chính trị tại một số quốc gia thời gian gần đây diễn ra hết sức phức tạp và bất ổn, điển hình như đánh bom tại Bali năm 2002, phiến loạn tại Philipine, đảo chính tại Thái Lan 2006...
- Luật Du lịch được ra đời năm 2005 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất tác động đến ngành du lịch và là sự kiện quan trọng đã tạo một cơ chế cho loại hình dịch vụ du lịch phát triển nhanh và bền vững.
- Gần đây, chính phủ Việt Nam đã nổ lực tạo được môi trường pháp lý phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế, cụ thể là cho ra đời luật doanh nghiệp chung, luật đầu tư và các dự luật chứng khoán, tuân thủ theo sự vận hành nền kinh tế thị trường và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
2.3.1.4 Văn hóa – xã hội
- Bản sắc văn hóa: Đồng hành cùng các tác nhân tích cực chính trị và kinh tế, yếu tố văn hóa cũng góp phần đáng kể thu hút nhà đầu tư và du khách đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm với gần 600 lễ hội văn hóa dân tộc đặc sắc diễn khắp quanh năm và điểm đến du lịch Việt Nam vẫn còn mới mẻ với đại đa số cộng đồng trên thế giới. Điều đó tạo nên sự phong phú và sức hút tiềm tàng của sản phẩm du lịch Việt Nam.
- Dân số trẻ: Việt Nam được xem là dân số trẻ nhất trong khu vực, có tay nghề và được đào tạo. Ngoài ra, theo công bố của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Taylor Nelson thì dân số trẻ Việt Nam có mức chi tiêu cao nhất trong khu vực và thích nghi với công nghệ mới rất nhanh, trình độ ứng dụng công nghệ của Việt Nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực, thậm chí trong một số lĩnh vực Việt Nam còn bỏ qua các giai đoạn mà các nước trong khu vực trải qua trước đây.
- Điều kiện tự nhiên: Ngoài ra Việt Nam còn có các điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút khách quốc tế, nhiều thắng cảnh đẹp được UNESCO công nhận và các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đặc biệt, Việt Nam có được một trong những ứng cử sáng giá cho danh hiệu kỳ quan thiên nhiên thế giới đang trong cuộc bình chọn sôi nổi đang diễn ra trên toàn cầu đó là Vịnh Hạ Long.
- Dịch bệnh và thiên tai:. Ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua như dịch SARS, dịch cúm gia cầm (H5N1)… vẫn luôn ám ảnh du khách và các công ty lữ hành, nguy cơ tái diễn và phát sinh dịch mới không lường trước được.
2.3.1.5 Công nghệ.
- Trào lưu sử dụng thẻ thanh toán: Thời gian gần đây là sự thâm nhập của các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, các thương hiệu lớn này đã tác động tích cực đến sự ra đời của hàng loạt liên minh thẻ tạo điều kiện tiện lợi cho khách hàng trong việc thanh toán mua hàng và dịch vụ. Chính sự tiện lợi của các loại thẻ tín dụng quốc tế đã kích cầu du lịch và khiến du khách chi tiêu nhiều hơn.
- Đầu tư thương mại điện tử: Theo nghiên cứu của VCCI trong năm 2006, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành có kết nối internet đạt gần 80%, đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực hiện nay. Tuy nhiên, về phát triển thương mại điện tử và phần mềm quản lý tại Việt Nam còn kém, với trên 70% doanh nghiệp lữ hành được khảo sát trả lời chưa hứng thú và chưa đến 30% doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư cho phần mềm.
2.3.1.6 Nguồn nhân lực.
- Theo đánh giá của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có hơn 850 nghìn người, trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người; lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% lao động trong số này đã qua đào tạo. 10
- Dự báo đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa. Do vậy ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động (trong đó lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người, tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5% nên con số tương ứng vào năm 2015 sẽ là hơn 503 nghìn người).11 Trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo nghề du lịch hiện nay chỉ có 70 đơn vị, với số học sinh, sinh viên ra trường khoảng 13 nghìn người mỗi năm. Với
10 Nhân lực du lịch: Cầu cao, cung èo uột (Báo điện tử- Thời Báo Kinh tế Việt Nam, cập nhật ngày 19/12/07).
11 Chương trình hành động quốc gia của ngành du lịch từ 2007-2012.
thực trạng này, đây là thách thức về lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trước nhu cầu của thị trường.
2.3.1.7 Đối thủ cạnh tranh.
- TPHCM hiện là nơi tập trung nhiều đơn vị lữ hành nhất cả nước, tính đến hết năm 2006 đã có 255 đơn vị lữ hành quốc tế, 263 đơn vị lữ hành nội địa và gần 30 văn phòng đại diện các công ty du lịch nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn. Đây là một thách thức rất lớn cho Eden Travel nếu muốn cạnh tranh và mở rộng thị phần.
- Trong số 10 doanh nghiệp du lịch hàng đầu hiện nay tại Việt Nam, TP.HCM đã đóng góp 6 công ty và đó là những công ty nắm giữ thị phần rất lớn như Saigontourist, Apex, Exotissimo, Bến Thành Tourist, Fiditourist, Vietravel. Riêng Eden Travel ra đời muộn, xuất phát điểm thấp nên việc cạnh tranh sẽ là hết sức khó khăn.
- Hơn nữa, việc mở cửa thị trường du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, áp lực cạnh tranh càng gay gắt thêm.
- Xét về tiêu chí thương hiệu:
+ 10 thương hiệu lữ hành có mặt TP.HCM được khách hàng biết đến nhiều nhất :12 (1) Saigontourist; (2) Vietravel; (3) Bến Thành; (4) Fiditour; (5) Festival;
(6) Chợ Lớn; (7) Thế Hệ Trẻ; (8) Hoàn Mỹ; (9) Lửa Việt; (10) Văn Hóa Việt.
Hình 2-5: Biểu đồ các Công ty du lịch được khách hàng biết đến
(Nguồn: Báo cáo điều tra khách hàng của công ty Eden Travel và tác giả)
+ 4 công ty du lịch lữ hành được nhớ đến nhiều nhất tại TP.HCM bao gồm:13 (1) Saigontourist; (2) Vietravel; (3) Lửa Việt; (4) Bến Thành.
Hình 2-6: Biểu đồ các công ty du lịch được nhớ đến nhiều nhất
((Nguồn: Báo cáo điều tra khách hàng của công ty Eden Travel và tác giả)
Qua 2 biểu đồ cho thấy, thương hiệu Eden Travel- Global Holidays trong tâm trí của khách hàng còn khá mờ nhạt. Có 8% khách hàng được hỏi biết đến công ty Global Holidays và chỉ có 1% khách hàng khắc ghi thương hiệu của công ty.
- Nhận diện một số đối thủ chính (Rival Analysis):
Bảng 2-3: Lượng khách đạt được của các công ty đối thủ ở thị trường trong nước.
STS | Vietravel | Fiditour | Eden Travel | |
2006 | 101.680 | 91.438 | 38.272 | 2.355 |
2007 | 105.200 | 121.876 | 41.575 | 7.515 |
Tổng | 206.880 | 213.314 | 79.847 | 9.870 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty du lịch Eden Travel đến năm 2015 - 2
- Phân Tích Các Yếu Tố Bên Trong Thông Qua Ma Trận Ife.
- Sơ Lược Lịch Sử Phát Triển- Họat Động Của Eden Travel.
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngòai (Efe).
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (Ife) Bảng 2-7: Ma Trận Ife
- Biểu Đồ Dự Báo Mục Tiêu Tăng Trưởng Doanh Thu Đến 2015.
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Marketing công ty Eden Travel và tổng hợp từ Vietravel, Fiditour, Báo Người Lao Động.)
Hình 2-7: Tỉ lệ thị phần trong nước của nhóm công ty cạnh tranh trong năm
2006.
16%
1%
44%
39%
STS VIETRAVEL FIDITOUR EDEN TRAVEL
Hình 2-8: Tỉ lệ thị phần trong nước của nhóm công ty cạnh tranh trong năm 2007.
3%
15%
38%
44%
STS VIETRAVEL FIDITOUR EDEN TRAVEL
Nhận xét: Đối với thị trường khách du lịch trong nước trong năm 2006 Saigontourist là công ty có thị phần lớn nhất (chiếm 44 % trong tổng thị trường của bốn công ty Saigontourist, Vietravel, Fiditour và Eden Travel). Kế đến là Vietravel với 39 % và thấp hơn là Fiditour với chỉ 16%, Eden Travel có thị phần nhỏ nhất. Tuy nhiên tỉ lệ này thay đổi trong năm 2007 khi Vietravel đã chiếm tỉ lệ cao nhất, đạt mức 44% và Eden Travel đã gia tăng thị phần của mình một cách đáng kể so các đối thủ khác, từ mức 1% trong năm 2006 lên mức 3% trong năm 2007.
2.3.1.8 Các nhà cung ứng.
Đối với sản phẩm du lịch nói riêng, yếu tố nhà cung ứng vô cùng quan trọng đối với chất lượng dịch vụ và sản phẩm của công ty. Đặc thù đối với sản phẩm lữ hành (tour du lịch) quá trình tiêu thụ diễn ra đồng thời cùng với quá trình tạo nên sản phẩm. Các yếu tố để cấu thành một tour trọn gói tương đối đa dạng, nhạy cảm và khó kiểm soát. Các nhà cung ứng chủ yếu bao gồm:
- Cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú (Khách sạn- Khu nghỉ mát):
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có 8.556 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao với 170.551 phòng; trong đó có 94 khách sạn 4-5 sao với 15.967 phòng. Trong khi Việt Nam cần phải có trên 250.000 phòng khách sạn vào khoảng năm 2010, vì vậy lĩnh vực này đang rất thiếu và yếu. Lượng khách quốc tế trong những năm qua tăng trưởng tốt trong khi các cơ sở lưu trú chưa thể xây dựng kịp, do vậy không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhất là vào mùa cao điểm.
Mặt khác, chất lượng dịch vụ lưu trú tại các điạ điểm du lịch cũng không đồng đều. Nếu như tại các địa phương TP.HCM, Nha Trang, Phan Thiết, Huế, Đà Lạt, Hội An… khách sạn và resort với tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên tạo được sự hài lòng của du khách thì ngược lại tại các thành phố khác như Hà Nội, Hạ Long, Cần Thơ.., các tỉnh miền tây nam bộ và Tây nguyên không đạt chuẩn đồng bộ và chưa hài lòng du khách.
- Cơ sở cung ứng dịch vụ ăn uống:
Hệ thống các nhà hàng phục vụ khách du lịch trên tòan quốc hiện nay phát triển tương đối mạnh cùng với sự gia tăng của lượng du khách. Tuy nhiên, về mặt tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở hạ tầng, vệ sinh an tòan thực phẩm chưa thật sự ổn định nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng chung của một tour trọn gói. Đặc biệt, vào những giai đọan cao điểm, tình trạng quá tải của nhà hàng cũng diễn ra tương tự như đối với khách sạn, tất yếu dẫn đến hệ quả không đáp ứng đủ cầu và chất lượng của dịch vụ bị kéo giảm.
Sự phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của nhà hàng là vấn đề cơ hữu, các công ty lữ hành nói chung phụ thuộc và bị động rất nhiều trong quản lý nguồn cung ứng này. Hiện nay, công ty đã ký kết hợp tác với khoảng hơn 200 nhà hàng trên tòan quốc để phục vụ khách hàng.
- Nguồn cung ứng các dịch vụ vận chuyển:
Hầu hết các công ty lữ hành như Eden Travel chủ yếu sử dụng các phương tiện vận chuyển của các công ty chuyên vận chuyển, ít đầu tư riêng cho đơn vị mình, vì thế công ty bị động trong việc sử dụng dịch vụ này. Lý do của việc không đầu tư này là vấn đề quản lý các phương tiện này không thuận lợi và hiệu quả thấp.