thơ thường ngắt ở tiếng lẻ trước. Thơ thất ngôn Đường luật không có vần lưng, người làm thơ gieo vần chân và theo lối độc vận. Do vậy, nhịp thường ngừng ở tiếng chẵn. Các bước thơ liên kết với nhau, một phần nhờ hiện tượng gieo vần. Ở thơ cổ điển, số âm tiết trong mỗi dòng đều nhau, vì thế nhịp thơ ổn định. Thơ Mới phá vỡ nguyên tắc tạo nhịp của thơ cổ điển, khước từ quan niệm phân đôi thế giới của người xưa, hơn nữa đã sử dụng nhiều kiểu câu, nên nhịp thơ linh hoạt, biến hóa đa dạng. Từ những câu thơ vô nhân xưng ở thơ trung đại đến câu thơ nhấn mạnh chủ ngữ ở thơ hiện đại có thể xem như bước chuyển lớn về sự phân bố nhịp điệu. Khi nhà thơ ý thức về cá tính, đề cao tính chất cá nhân trong cảm thụ, miêu tả thế giới thì lập tức xuất hiện dòng thơ mang nhịp lẻ.
Hiện tượng đảo ngữ, viết sai ngữ pháp đều ảnh hưởng đến cơ cấu nhịp điệu. Nhịp thơ chịu sự quy định của hệ thống kiểu câu. Sự đa dạng của kiểu câu quy định chỗ ngắt giọng, tạo ra sự phong phú về chất nhạc bên trong câu thơ. Thơ điệu nói, điệu ngâm khác nhau trong việc quy định cao độ cho các thanh, tức tạo ra cấu trúc câu có điểm nhấn giọng xác định và theo đó quy định luôn nhịp thơ. Thơ điệu ngâm khuôn nhịp thường kéo dài. Thơ điệu nói khuôn nhịp co giãn tự do. Đối với câu ghép, mỗi vế tương đương với một đơn vị nhịp. Nhịp thơ tạo ra lượng ý nghĩa bổ sung khá lớn so với nghĩa từ vựng. Nhịp thơ thể hiện kỹ thuật tổ chức các đơn vị ngôn ngữ của nhà thơ. Nhịp thơ tạo ra sức vang vọng về âm điệu và ngữ nghĩa. Tính có nhịp điệu chính là một tiêu chí để phân biệt lời thơ với ngôn ngữ văn xuôi, cho thấy sự gần gũi giữa nó với âm nhạc. Sự đa dạng của nhịp thơ giống như sự đa dạng của giai điệu. Các thanh điệu cao thấp, các âm luyến láy được biểu hiện qua các bước đi của giai điêu, nhịp điệu.
Trên đây là những điều cơ bản để nhận diện nhịp điệu của một bài thơ, đặc biệt là thể thơ Đường luật. So với những chuẩn mực trên thì thơ Quách Tấn có những đổi mới gì trong việc tổ chức nhịp điệu của những bài thơ Đường luật của mình?
Thơ Quách Tấn tuy có sự nối tiếp về thể loại, nhịp điệu, giọng điệu,… của Đường thi, nhưng các bài thơ của Quách Tấn phần lớn đều có những nét cách tân ở hầu hết các khía cạnh của thơ như tiết tấu, từ ngữ, thể loại,… Trong suốt sáu mươi năm sáng tạo, Quách Tấn đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương không nhỏ. Trong các tập thơ của Quách Tấn, có tập thơ làm theo thể ngũ tuyệt với những cách
tân độc đáo. Giọt trăng là một tập thơ làm theo thể ngũ tuyệt, gồm đủ cảnh quê hương của Một tấm lòng, tâm hồn cao đẹp của Mùa cổ điển, nỗi lòng thiết tha của Đọng bóng chiều, thâm tình quê hương của Mộng Ngân Sơn. Đọc Giọt trăng mà lòng ta không rung động, tâm ta không phiêu diêu thì chỉ tại lòng chưa hòa hợp với thơ chớ không phải thơ dở hay lòng ta không hiểu thơ. Hãy đọc qua bài Dừng tay bút để thấy được nhịp thơ, cách dùng từ có những biến đổi:
Hiên mận / dừng tay bút, Chiều rơi / chiếc lá khô. Ngõ ngoài / xe ngựa vắng, Xóng xánh / nước hồ thu.
Nhịp của bài thơ vẫn là nhịp 2/3 truyền thống của thơ ngũ tuyệt, vậy mà khi đọc bài thơ ta thấy có một nét gì rất riêng của Quách Tấn. Vẫn là những từ cổ: xe ngựa, hồ thu gợi một không khí Đường thi cổ kính. Với các từ: hiên mận, dừng tay bút, chiếc lá khô, xóng xánh có thể hình dung được bức tranh một nhà thơ đang mãi viết đến nỗi quên cả thời gian, lúc mỏi tay thì dừng bút và nhìn ra hiên mận thấy đã chiều rơi. Nhìn ra xa nữa, ở ngõ ngoài có vẻ vắng vẻ, không có xe ngựa nào đi qua, chỉ có nước hồ thu xanh biếc và xóng xánh. Tác giả dùng từ xóng xánh chứ không phải là sóng sánh như mọi người vẫn hay dùng. Với cách ngắt nhịp 2/3, câu thơ như nhịp vào không gian vắng lặng một phút ngẩn ngơ của nhà thơ trước cảnh đẹp lúc chiều tà, có chiếc lá khô rơi, có nước hồ thu xanh biêng biếc xóng xánh mặt hồ để nhà thơ thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng.
Một bài thơ khác: Chốn ẩn
Rào keo / lá xanh mướt, Sân mận / cành khẳng khiu. Mừng khách / làng thơ đến, Thềm vang / tiếng sẻ kêu.
Cũng vẫn là nhịp thơ 2/3 nhưng khung cảnh ở đây không vắng lặng như ở bài Dừng tay bút mà thật là sống động. Các từ tượng hình: xanh mướt, khẳng khiu từ tượng thanh tiếng sẻ kêu, biện pháp tu từ nhân hóa: chim sẻ kêu mừng khách, tất cả những âm vang bên ngoài của cảnh vật thể hiện lòng mến khách của Quách Tấn, vì đối với nhà thơ, bạn bè là một vốn tài sản quý giá biết bao. Nhịp ngắt 2/3 như một
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thể Thơ Được Quách Tấn Sử Dụng Trong Các Tập Thơ
- Cách Dùng Từ Ghép Nghĩa Trên Cơ Sở Láy Âm (Từ Ghép - Láy)
- Cách Dùng Kỹ Thuật Nhồi Chữ , Điêp Dòng Thơ, Tạo Âm Hưởng Điệp Khúc
- Những Nét Mới Trong Hệ Thống Giọng Điệu Thơ Đường Luật Của Quách Tấn
- Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 20
- Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 21
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
tiếng reo từ trong lòng Quách Tấn chào đón khách làng thơ tri âm, tri kỷ. Tựa đề là Chốn ẩn là nơi nhà thơ về ẩn mình, sống an nhàn thanh bạch mà có bạn thơ đến thăm và đàm đạo thì còn gì bằng!
Hoặc một cảnh vật vừa thoáng hiện trước mắt Quách Tấn cũng thành thơ, dù là một chú chuồn chuồn bé nhỏ - trong bài Ao trưa:
Bờ ao / cọng cỏ chỉ,
Lả lướt / ngọn nồm đưa.
Con chuồn chuồn / điểm nước, Mong dừng chân / nghỉ trưa.
Hai câu thơ đầu là nhịp thơ 2/3, nhưng hai câu thơ cuối với nhịp thơ 3/2. Bài thơ này có sự thay đổi về nhịp thơ so với nhịp truyền thống (nhịp 2/3), cách ngắt nhịp chẵn/lẻ (âm/dương) này là truyền thống cố định, hầu như không có ngoại lệ, đó cũng là sự hô ứng tự nhiên với nhịp điệu của vũ trụ. Vậy mà với bài thơ Ao trưa, Quách Tấn đã phá cách một cách nhẹ nhàng, ba phụ âm đầu của cụm từ cọng cỏ chỉ như điệp thêm vào nhịp điệu câu thơ diễn tả một sự mỏng manh, dễ thương của cọng cỏ chỉ và con chuồn chuồn ớt xinh xắn, đáng yêu vào một buổi trưa hè. Cảnh và tình trong thơ Quách Tấn khi cắt những lát mỏng vào thiên nhiên thì thật là sinh động và đầy sức sống.
Cũng bài thơ ngũ tuyệt, Quách Tấn còn có bài Mãi còn:
Hoa quỳnh / sống nửa đêm, Hoa phù dung / một buổi. Nghìn trước / tiếp nghìn sau, Mắt / nhìn nhau / một tối.
Ở bài thơ này có nhiều biến đổi về nhịp điệu so với nhịp điệu của thơ truyền thống. Câu 1 với nhịp 2/3, câu 2 nhịp 3/2, câu 3 nhịp 2/3 và câu 4 nhịp 1/2/2. Bài thơ có bố cục hai phần, hai câu đầu miêu tả về hai loài hoa và đặc điểm của nó; hai câu cuối nâng lên tầm triết lý, đong đầy tâm trạng của thi nhân.
Trong Giọt trăng, riêng về nét thương tâm có mười một giọt lệ khóc con. Chừng ấy bài hoài niệm cũng chưa đủ diễn tả tấm lòng của thi nhân đối với con. Có nhiều nhà thơ, nhà văn bình về tập thơ Giọt trăng như: Nguyễn Hiến Lê, Chu Thảo, Trần Hữu Cư, Trúc Như, Trần Phong Giao,… Thơ trong Giọt trăng giống như
những giọt trăng trong cõi đời. Giọt trăng biến chuyển theo từng tâm trạng của người ngắm, theo từng lúc, từng nơi. Giọt trăng đẹp về hình thức và thành công vì nội dung hàm súc, đặc biệt là có những phá cách về nhịp điệu thơ. Cũng với thể thơ ngũ tuyệt, tập thơ Mộng Ngân Sơn lại có những cách tân mới về nhịp điệu thơ, về từ ngữ và ngay cả tựa đề của tập thơ, bài thơ. Theo tục tính của xứ sở, Quách Tấn lấy tên Mộng Ngân Sơn mà đặt tên cho tập thơ ngũ ngôn này. Nhan đề là Mộng Ngân Sơn là một cách điệu.
Song trưa / cài / gió bấc, Buồn / tựa gối / thiu thiu.
Giấc mộng / Ngân Sơn tỉnh, Sương lam / đọng nắng chiều.
Câu thơ đầu với nhịp thơ 2/1/2, câu thứ hai với nhịp thơ 1/2/2 và hai câu 4, 5 nhịp 2/3 có một sự thay đổi hệ thống nhịp điệu lớn trong một bài thơ. Từ cài ở câu 1 tác giả dùng rất lạ, song trưa sao không cài cửa, cài liếp, cài phên mà lại cài gió bấc? Đã có mấy ai lấy song mà cài gió bấc chưa? Chắc có lẽ chỉ có mình Quách Tấn làm như thế. Nhịp thơ 2/1/2 nhẹ nhàng, qua đến câu 2 nhịp thơ cũng thật lạ: 1/2/2. Hai câu thơ đầu với cách ngắt nhịp bất thường như thế đã gợi lên một phong cảnh thanh bình, êm dịu, một sự thanh thản trong tâm hồn nhà thơ. Nhưng đọc đến hai câu cuối, với cách ngắt nhịp bình thường thì nỗi buồn nhẹ nhàng len lỏi vào hồn thơ Quách Tấn, chữ mộng, tỉnh và đọng như chứa đầy tâm trạng và nỗi lòng của tác giả. Thơ trong Mộng Ngân Sơn cô đọng, súc tích và gợi cảm. Các bài viết từ năm 1947-1953 phần nhiều mang một chút buồn thân phận. Tâm tình của tác giả luôn lắng đọng nơi hai câu cuối. Trong Chiều tiễn biệt, Tình cổ nhân, Bến đò xưa, Nẻo mưa thu, Nhớ em,… đều có vị đắng của chén trà pha đậm. Những bài thơ làm từ năm 1959-1962 phần nhiều mang tính chất nhẹ nhàng, trong sáng. Những cảnh xinh đẹp của quê hương cùng với hình ảnh các sinh vật nhỏ bé, thân thương nơi đồng quê thường gây cảm hứng và làm nền cho những bài thơ đơn giản nhưng đầy đặn hồn thơ. Các bài: Rạng đông, Dòng thu, Đơn giản, Âm ba đã thể hiện một phần trong tập thơ. Đến năm 1963 là năm biến động của chợ đời ở miền Nam, khiến cho thơ trong Mộng Ngân Sơn chịu một phần ảnh hưởng. Từ các bài Lặng lẽ, Thâm u, Nhánh chiều, Mùa hoa cau đến các bài Thê lương, Bồi hồi, Tựa ngõ,… đều mang
một dấu ấn xót xa cho thân phận nhà thơ. Từ năm 1964 đến năm 1965, cái sôi động của tình thế qua đi nhưng vẫn còn vương lại một chút niềm ưu tư (các bài: Trong sương, Chi xiết, Úa nắng, Ai có hay, Vang vọng) để rồi kết thúc tập thơ bằng một tuyệt tác:
Gởi gắm / dòng / tâm sự, Trang khuya / nến / ửng hồng. Muôn nghìn / sau / ngoảnh lại, Dù mộng / chẳng / hư không.
(Trăng khuya)
Cả bài thơ với nhịp 2/1/2 rất lạ, khác hẳn nhịp thơ Đường luật ngũ ngôn 2/3. Bài thơ như một thông điệp tâm sự nhắn gửi cho các thế hệ mai sau về sự chuyển dịch của thời gian. Nỗi lòng của nhà thơ Quách Tấn thấm đẫm qua từng dòng thơ, từng trang thơ để cho độc giả hôm nay vẫn còn bồi hồi.
Một thể loại thơ khác mà Quách Tấn vẫn hay sử dụng để làm thơ cho mình đó là thể thơ ngũ ngôn bát cú. Trong thời gian 1945-1973, tập thơ Mây cổ tháp phần lớn làm theo thể ngũ ngôn bát cú. Bài ngũ luật đầu tiên của tập thơ và cũng là bài ngũ luật đầu tiên của đời thơ Quách Tấn là bài Nha Trang, sáng tác vào đầu xuân năm Ất Dậu (1945):
Mười năm / trời Nha Trang, Tha hương / mà cố hương.
Bạn bằng / duyên mận trắng, Giấy bút / mộng mai vàng.
Thế loạn / đành xa cách, Tình thâm / dám phụ phàng. Bên đường / xe ngoảnh lại, Sùi sụt / sóng Cù giang.
Cả bài thơ với nhịp điệu 2/3, câu thơ thứ nhất như thời gian tha hương của nhà thơ Quách Tấn cứ kéo dài. Câu thơ thứ hai với hai từ gần như đối lập nhau, tha hương và cố hương làm nổi bật nỗi niềm nhớ thương quê hương da diết. Nhà thơ chỉ biết bạn bè cùng cây mận, giấy bút để nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà, lúc này ông như một ẩn sĩ tìm nơi nương náu cho qua thời loạn. Một bước đi mang nặng hình
bóng quê hương trong lòng, thi nhân như không muốn rời xa quê hương, dù là nữa bước.
Từ năm Ất Dậu (1945) đến Tân Hợi (1971) ngót một phần tư thế kỷ, thơ ngũ luật của Quách Tấn gom góp tất cả chỉ được trên ba mươi bài. Năm Nhâm Tý (1972) thơ ngũ luật được Quách Tấn tiếp tục sáng tác cho đến cuối xuân Quý Sửu (1973) thì tập thơ Mây cổ tháp được hoàn tất. Tập thơ gồm 108 bài và chia làm hai phần. Theo nhà thơ thì Phần I gồm những bài dụng công, lọc ý, chải lời như các bài Đợi tri âm, Thâm u, Chức phụ từ, Gối hương, Song thu nhìn én, Ngụm bình minh, Chuông sớm, Lần chuỗi, Ra sân, Ngồi đối sách, Gót tầm phương, Rừng sao nắng, Vàng ngập bến,… Phần II gồm những bài tùy hứng, lời chảy theo ý, ý nổi trên lời, không sửa soạn, không trau chuốt, như các bài: Mình ở nhà, Mình với mình, Thềm nắng ấm, Trước sau, Vui tết, Cúc tháng ba,… Tuy phân ra làm hai phần, vì bên ngoài hình thức lời thơ song phần bên trong vẫn không cách biệt nhau, vì tất cả đều là nhịp bước của tâm, hơi thở của hồn, những tình cảnh bên ngoài, những suy tư của nội tâm chất chứa theo ngày tháng và khi gặp được duyên lành, khi cảm xúc lên tột độ thì lời thơ tuôn trào. Vì thế, lời thơ dù có trau chuốt hay chơn chất thì vẫn là tiếng lòng. Nhan đề của tập thơ Mây cổ tháp cũng có sự cách tân, đó là lấy từ câu ba, câu bốn bài Vàng ngập bến: Chuông lừng mây cổ tháp,/ Buồn rộng gió tà huy.
Nhịp điệu trong bài thơ Lần chuỗi cũng không có gì thay đổi so với nhịp thơ ngũ ngôn Đường luật (2/3), thế nhưng ở bài thơ này có những ý tưởng thâm trầm của Quách Tấn hướng về đạo Phật. Bài thơ Lần chuỗi được Quách Tấn sáng tác trong mùa Phật Đản tại Nha Trang, do Hòa thượng Trí Thủ tổ chức tại lễ đài chính tại Phật học viện Hải Đức:
Chuông ngân / chùa sẫm nắng, Hương quyện / áo tràng bay.
Trăm tám / vì sao mọc, Xoay tròn / đôi lóng tay.
Mười phương / cây lặng gió, Năm sắc / hồ trôi mây.
Lần bước / lên đầu núi, Ánh vàng / tràn đó đây.
Trong buổi lễ trang nghiêm, Hòa thượng có đeo xâu tràng hạt lấp lánh và sắc phục y vàng rực rỡ. Nắng bình minh chiếu vào xâu tràng hạt và cả màu vàng của y làm cho nhà thơ đã cảm xúc viết bài thơ trên.
Hoặc bài thơ Tĩnh mịch của Quách Tấn có nhịp điệu khác hẳn nhịp thơ thất ngôn Đường luật:
Bờ / nghiêng lau lách / bước sương lồng, Trăng / muộn màng canh / lánh mặt sông. Đời / nửa khói mây / chìm bóng mộng, Gọi đò một tiếng / lạnh hư không.
Bài thơ có nhịp thơ 1/3/3 như kéo dài thời gian, làm cho không gian trải rộng mênh mông. Các từ ở cuối các câu như: lồng, sông, mộng, không có cùng vần, gợi cảm giác nhẹ nhàng, lan tỏa. Tiếng gọi đò gợi cho ta cái cô đơn tột cùng của khách lữ hành. Ngoại cảnh thì đầy lau lách, sương lồng, nội tâm lại ngập tràn khói mây, để rồi tất cả chìm vào bóng mộng. Trước cái không gian tột cùng đơn độc này, chắc chắn lòng phải bật nên lời và lời thốt ra lại là một lời kêu gọi đến tha nhân, kêu gọi một con đò để đưa mình ra khỏi bến mê. Tiếng gọi đó phá tan cái không khí nặng nề nhưng lại làm tăng thêm cảnh tịch mịch bên bờ sông, vì chỉ có một tiếng gọi đò thôi rồi tất cả lại chìm trong tĩnh mịch: Gọi đò một tiếng lạnh hư không.
Triều Phương nhận xét về bài Tĩnh mịch như sau: “Lữ khách đứng trên một bờ sông và cất tiếng “gọi đò” để tìm lấy phương tiện vượt lên bờ giác bên kia. Cuộc đời mờ ảo, bước đi mông lung lồng sương lạnh. Canh khuya. Cô đơn. Vậy mà khách lữ hành vẫn đi vì đã tỉnh thức được mặt ảo mộng, chóng đổi thay như “khói mây” của cuộc đời, có đó rồi tan như bóng mộng. Song khách lữ hành còn tỉnh thức được một mặt khác nữa của cuộc đời. Đó là mặt của sáng sủa, mặt của hằng mà biểu tượng là mặt trăng. Trăng còn đang “lánh mặt sông” nên ta chưa thấy được đó thôi… Trong “tĩnh mịch” khách lữ hành còn đang bước đi trong ánh “sương lồng” với lòng nặng khói mây của “Đời nửa khói mây chìm bóng mộng”, nên tiếng gọi đò chưa thoát ra tâm trạng cầu mong. Nỗi tha thiết não nùng trong tiếng gọi đò đã làm rung chuyển cả vũ trụ để đồng cảm với tâm sự cô đơn, lạnh lẽo của khách lữ hành” [19,198-199].
Một bài thơ với nhịp điệu lạ : Thoáng hiện.
Nghìn trước / không / còn nữa, Nghìn sau / rồi / cũng không. Phảng phất / bờ trăng rạng, Hương ưu đàm / trổ bông.
(Mộng Ngân Sơn)
Với nhịp thơ hai câu đầu là 2/1/2, cách thể hiện cách quãng so sánh về thời gian nghìn trước với nghìn sau, để nói về cái không thường hằng trong cuộc sống. Nói như Hồng Châu: “Bài thơ tóm tắt cuộc đời đến và đi của tác giả. Hai câu đầu liền lạc một ý bao gồm triết lý nhân sinh ở đời. Nhưng không phải bằng con mắt tri thức phân biệt mà cảm nhận cái bước đi của thơi gian bằng chính ngộ. Tức là thâm nhập vào (sinh trụ di diệt với nó). Cái ngộ ấy phải dùng con mắt Huệ cho nên thấy cái “nghìn trước” và cũng thấy cái “nghìn sau”. Hai câu này vang lên từ “Không”, “không” là đối thể của có, nhưng ở đây câu thơ đâu có đề cập đến cái có, cái hữu vi hữu hình. Vậy phải hiểu từ “Không” - nó còn gắn thêm một đường sâu hơn của tánh “Không” là nguyên bản của vạn vật. Thực thể của vạn vật không có cái tướng riêng của nó. Cái tánh không bao trùm lên cặp mâu thuẫn có - không. Tánh không của vạn vật phải ngộ bằng tâm. Khi tâm của tác giả đã ngộ ra cái lẽ trong sinh diệt thì có cái phi diệt. Tâm liền thấy bờ giải thoát (trăng)” [19]
3.3.1.2. Đổi mớ i trong cá ch hòa điêu
để tao
nhip
điêu
Hòa điệu theo cổ nhân là kỹ năng tao
sự hòa hơp
phụ thuôc
và o nhip
điêu
. Bởi
vâỵ , trong câu thơ thất ngôn , nhịp điệu được ngắt theo 2/2/3 hoăc thống là 4/3) cố điṇ h, không thay đổi.
4/3 (nhịp truyền
Thế nhưng , những câu thơ của Quách Tấn laị khác . Để tránh tình trạng “got
chân cho vừ a già y”, “hình thứ c trói buôc
, tiêu diêt
sinh khí của nôi
dung” , thi sĩ đa
có sự đổi mới trong cách hòa điệu . Đặc điểm của nó là không thừa nhận sự hòa hợp phụ thuộc vào nhịp điệu như một nguyên tắc cứng nhắc, bất di bất dic̣ h.
Câu thơ thất ngôn của Quách Tấn nhip
điêu
đươc
ngắt linh hoaṭ hơn cơ sở xa
hôi
– thẩm mỹ của nó , như GS . Lê Đình Ky ̣trong Thơ Mớ i : Những bướ c thăng
trầm có nhận định : “nôi
dung, nhịp điêu
mới trong sinh hoat
, trong tâm hồn không
thể bi ̣gò bó trong nhip
điêu
thơ cũ . Xã hội phát triển , tầm mắt , tâm tư con người