Pháp Luật Ở Miền Nam Trước Ngày Thống Nhất Đất Nước Về Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn (1954 - 1975)

1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975)

Khác với DLBK và DLTK đều quy định việc xác định tài sản khi vợ chồng ly hôn và ấn định việc cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục sau khi người vợ, chồng chết trước [2, Điều 112,113]; [57, Điều 110,111], Luật Gia đình đã không đề cập đến vấn đề này. Theo Luật Gia đình thì vấn đề xác định tài sản vợ chồng chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết trước. Cũng bởi lẽ, vấn đề ly hôn của vợ chồng không được Luật Gia đình chấp nhận, vì thế Luật Gia đình không dự liệu việc chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp ly hôn. Duy nhất một ngoại lệ đã cho phép tổng thống có quyền cho đôi vợ chồng được ly hôn, sau khi đã hỏi ý kiến Chánh án tòa phá án và Chánh nhất tòa thượng thẩm, nơi cư trú của vợ chồng và sau khi nghe tộc trưởng hai bên cùng ý kiến, nguyện vọng của hai vợ chồng (Điều 55). Nếu tổng thống cho phép vợ chồng được ly hôn, khi đó vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng mới được giải quyết. Toàn bộ tài sản của vợ chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, đều là tài sản chung của vợ chồng.

Sắc luật số 15/64 không dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Đối với BLDS thì việc xác định tài sản được đặt ra trong cả ba trường hợp: Khi vợ, chồng chết; khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Bên cạnh khối tài sản chung, Sắc luật số 15/64 (Điều 55) và BLDS năm 1972 (Điều 152) ghi nhận việc vợ chồng có khối tài sản riêng, bao gồm:

- Những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn (tức là các bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn);

- Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng.

Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn cần phân biệt:

- Nếu có hôn ước thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ước;

- Nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc:

+ Tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó;

+ Tài sản của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng, mỗi người một nửa [50, Điều 94]; [46, Điều 201].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đối với trường hợp ly hôn do lỗi của vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi đó sẽ bị mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặc do hôn ước từ khi kết hôn (Điều 92 Sắc luật số 15/64; Điều 200 BLDS). Trường hợp thanh toán hôn sản khi vợ chồng ly thân, hậu quả của việc thanh toán tài sản của vợ chồng đặt vợ, chồng rơi vào tình trạng biệt sản. Tuy nhiên, Sắc luật số 15/64 không dự liệu cụ thể vấn đề này, mà chỉ quy định chung: Sự ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng tài sản riêng biệt. Tài sản sẽ phân chia… (Điều 97). Ngược lại, BLDS đã dự liệu khi lập hôn ước, vợ chồng có thể lựa chọn chế độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168); người vợ có quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt tài sản riêng của mình. Cũng có thể chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có lý do chính đáng (Điều 165). Ngoài ra, trường hợp vợ chồng ly thân thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia như khi ly hôn, tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng, mà chỉ làm chấm dứt chế độ tài sản chung, việc ly thân đương nhiên đặt vợ chồng rơi vào tình trạng biệt sản (Điều 204).

1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm 2000 về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn

Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình 2014 - 4

Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945). Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn; công nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng và các căn cứ chung để Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều 2); bảo đảm quyền yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng (Điều 3); hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng khi người vợ đang có thai (Điều 5). Về hiệu lực của việc ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL không quy định rõ về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Điều 6 Sắc lệnh số 159/SL quy định:

Tòa án sẽ căn cứ quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.

Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình.

Theo quy định này, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Đáng tiếc là Sắc lệnh số 159/SL không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, cứ chiểu theo tinh thần của những văn bản này, chúng ta cũng có thể suy luận rằng: Tài sản chung của vợ chồng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản chung (nguyên tắc này cũng đã được áp dụng theo Bộ DLBK, Bộ DLTK trước đây).

Năm 1959, Luật HN&GĐ đầu tiên được nhà nước ta ban hành (còn gọi là Đạo luật số 13), là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Theo quy định tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử

dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Quy định này thể hiện, toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn (Điều 29), tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều 28), nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây.

Ngày 25/10/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Ban dự thảo Luật HN&GĐ mới; Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/01/1987.

Theo Điều 14, Luật HN&GĐ năm 1986, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

- Các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập hợp pháp mang lại từ kinh tế gia đình; các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên);

- Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung.


Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng [34, Điều 16], bao gồm:

- Các tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn;

- Các tài sản mà vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Đây là quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 1959, xuất phát từ thực tiễn trước khi kết hôn, mỗi bên vợ, chồng (có thể) đã có khối tài sản riêng có giá trị lớn, mà xét về bản chất kinh tế hay pháp luật, tài sản đó không phải là do hai vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Luật ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng. Mặt khác, tạo điều kiện cho vợ chồng được quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình với tư cách là chủ sở hữu, không bị lệ thuộc bởi ý chí của bên kia; cũng như sự linh hoạt trong các quan hệ gia đình và xã hội có liên quan đến vấn đề tài sản: Thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng tài sản riêng; trả nợ hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng gây ra bằng tài sản riêng của vợ, chồng…

Khi vợ chồng ly hôn (Điều 42), về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôi tài sản chung”, nguyên tắc xác định, chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ước lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau một đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng, vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ít khác nhau cho các bên vợ, chồng.

Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành

phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo khoản 1 Điều 95, đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình, phải có nghĩa vụ chứng minh (việc chứng minh tài sản riêng có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của mình); nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000).

Nhà làm luật đã sử dụng cả nguyên tắc suy đoán để xác định tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn xảy ra tranh chấp nhưng không đủ cơ sở xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng [37, Điều 27, Khoản 3]. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, xuất phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng; cuộc sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau nhiều năm tháng, các loại tài sản được sử dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình, khi vợ chồng ly hôn xảy ra tranh chấp, có loại tài sản khó chứng mình được là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.

Đối với tài sản chung của vợ chồng, khoản 2,3 Điều 95 đã dự liệu:


a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát

triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể hơn, đồng thời bổ sung một số quy định để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 1986.

Ngày 01/01/2015 Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực. So với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 có rất nhiều điểm mới, tiến bộ và phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như đời sống xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn như: Công nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, bổ sung thêm các căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và quy định cụ thể các nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn,…

1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn


Có thể thấy điểm chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới đều coi gia đình là một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã hội ổn định. Vì thế nhà làm luật cần quan tâm điều chỉnh chặt chẽ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực gia đình. Trong đó, pháp luật các nước dành nhiều quy định giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Nhiều nhà làm luật các nước tư sản cho rằng, hôn nhân thực chất là một loại hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập và chấm dứt. Bên cạnh đó, nhà làm luật ở một số nước thường đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành tư tưởng chủ đạo khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng..

Nhà làm luật các nước châu Âu như Đức, châu Á như Thái Lan, Nhật Bản đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng… Chế độ tài sản vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa chọn, thỏa thuận, pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ chồng không có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản cho mình.

Việc lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.

Chúng ta có thể thấy rõ quan niệm này trong BLDS và Thương mại Thái Lan, BLDS Nhật Bản và BLDS Đức.

1.4.1. Luật của Thái Lan

Quyền sở hữu của vợ chồng ở Thái Lan được điều chỉnh bằng hai phương thức: theo hôn ước mà vợ chồng lập ra trước khi cưới và theo quy định của pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước đó không được công nhận.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2024