Khái Niệm Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn

sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng” [10].

Đối với tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi đối với tài sản riêng, vợ, chồng có sự độc lập trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật hôn HN&GĐ nói chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng: chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận (chế độ hôn sản ước định).

1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ. Một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng là một quan hệ đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức của người Phương Đông. Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “êm đềm”. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất trong gia đình tăng lên, các mối quan hệ của vợ chồng đối với xã hội ngày càng nhiều, đa dạng và tác động qua lại giữa chúng đã dẫn đến việc nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân đi vào con đường rạn nứt, đổ vỡ và họ tìm đến con đường giải thoát bằng những cuộc ly hôn.

Ly hôn không chỉ làm sứt mẻ đi cuộc sống, tình cảm tâm lý của của các thành viên trong gia đình, sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái mà còn có sự tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề phân chia tài sản.

Khi yêu cầu ly hôn, do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản. Vì vậy, họ thường có nhu cầu xác định rạch ròi về tài sản.

Theo Từ điển tiếng Việt thì xác định được hiểu là việc đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi và tính toán cái chưa rõ thuộc về bên nào.

Việc xác định tài sản có thể diễn ra cùng việc vợ, chồng xin ly hôn hoặc có thể diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được.

Vấn đề xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn gồm các nội dung sau:

- Xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ví dụ: Tài sản do vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân như nhà, đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc GCNQSDĐ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng; Tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng nhưng khi ly hôn thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ đòi lại; Tài sản riêng vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân…

- Phân chia tài sản chung của vợ chồng

Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình 2014 - 3

Bình thường, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước. Khi đem chia, khối tài sản chung được phân, tách thành từng phần tính theo hiện vật hoặc giá trị để vợ, chồng có quyền sở hữu riêng. Như vậy, chia tài sản chung của

vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và của chồng.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng cần căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản chung như tình trạng tài sản, công sức đóng góp, hoàn cảnh của các bên…

- Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí có những bổn phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại.

Ví dụ: Các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân vì nhu cầu của sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho

cuộc sống bình thường của mỗi người trong gia đình; khoản nợ mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng… Tùy theo từng trường hợp cụ thể để mà áp dụng chế độ tài sản vợ chồng xác định theo nghĩa vụ chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán khoản nợ đó.

Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau: “Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là việc vợ chồng tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án về phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, dựa trên cơ sở các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn để phân chia khối tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý. Đồng thời, xác định việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn”.

1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn

Bản chất của quan hệ hôn nhân là quan hệ tài sản gắn liền với chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Vì vậy, khi hôn nhân không còn tồn tại thì việc giải quyết vấn đề tài sản là cần thiết. Việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Đặc biệt, với các trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung là một điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản vợ chồng trước khi quyết định ly hôn, Tòa án cần phải xác định: Đâu là tài sản riêng của vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng; phân chia tài sản

chung của vợ chồng; giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn.

Thông qua việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn thì quan hệ tài sản được chấm dứt phù hợp với quyền và lợi ích của vợ, chồng và những người có liên quan. Thông qua sự xem xét, đánh giá, quyết định của một cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ giúp tháo gỡ hoặc hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ - chồng, giữa vợ, chồng với các thành viên khác trong gia đình, giúp họ có đủ niềm tin, động lực, điều kiện để duy trì, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, giúp con cái họ có điều kiện phát triển bình thường, được hưởng các quyền lợi vật chất và sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ. Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là công việc có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo pháp luật được thi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vừa hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng giữa những con người đã từng có mối quan hệ thiêng liêng về huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng.

1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn qua các thời kỳ

1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn

Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong đó có các quan niệm về HN&GĐ. Các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng.

Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long - thời Nguyễn).

Theo các nhà nghiên cứu, chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Trong Quốc triều hình luật có một số quy định về xác định tài sản của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng.

Quốc triều hình luật quy định việc xác định phân chia tài sản sau ly hôn như sau: Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, “người vợ mà đi gian đâm, tài sản phải trả về cho chồng”.

Sau ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt, hai bên có quyền kết hôn với người khác. Khi ly hôn người vợ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình (của hồi môn) và được chia một số tài sản chung do hai vợ chồng gây dựng nên (Điều 373, 374).

Như vậy, dù ra đời trong xã hội phong kiến, bị tác động, ảnh hưởng và chi phối bởi những hạn chế của lễ nghi phong kiến vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình, người đàn ông trong xã hội. Tuy nhiên, Bộ luật Quốc triều hình luật có những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.

1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn

Theo pháp luật ở giai đoạn này, vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì

các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi cho vợ và chồng.

Theo quy định tài Điều 106, 107 Bộ DLBK và Điều 104, 105 Bộ DLTK thì tài sản chung của vợ và chồng gồm có:

- Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;


- Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra;


- Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung.

Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu bên vợ hoặc chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh.

Trong trường hợp vợ chồng ly hôn, theo Bộ DLBK và Bộ DLTK thì khối cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Tuy nhiên, với quan niệm khối cộng đồng tài sản được gây dựng để cho các con, pháp luật phân biệt hai trường hợp: Vợ, chồng ly hôn mà có con chung hoặc không có con chung với nhau. Tùy theo từng trường hợp mà áp dụng nguyên tắc phân chia khác nhau.


Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế thì chia theo các điều khoản trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận, nếu không có hôn khế thì áp dụng Điều 112 Bộ DLBK và Điều 110 Bộ DLTK xác định như sau: Trường hợp giữa hai vợ chồng không có con chung, người vợ được lấy lại kỷ phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hay cho riêng người chồng thì người vợ không có quyền đòi lại. Vả lại, nếu tài sản riêng của vợ hay chồng được tu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng, phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng mỗi người một nửa.

Trường hợp hai vợ chồng có con chung thì tài sản được giải quyết như sau: Người vợ không được thu hồi toàn bộ của riêng của mình, tức là những của cải đã đem về nhà chồng khi cưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng do người chồng quản lý, vì của cải của vợ chồng là để dành cho các con. Bộ DLBK và Bộ DLTK đã ấn định rằng nếu vợ, chồng ly hôn mà có con với nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Điều 112 Bộ DLBK dự liệu rằng nếu có con thì sau khi ly hôn người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽ do Tòa án quyết định tùy theo công sức của người vợ. Còn Điều 110 Bộ DLTK thì dự liệu kỷ phần người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho các con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm gian) thì phần trả cho người vợ sẽ bị giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 Bộ DLBK) và một phần tư (1/4) (Điều 112 Bộ DLTK).

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 22/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí