Xác định giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn tại Ninh Thuận - 2


ABSTRACT


The 2013 Land Law clearly stipulates cases where the State decides to recover land, including land for national defense and security purposes; socio- economic development for the sake of the nation and the public. The determination of the value of land use rights for compensation, support and resettlement when the State recovers land is still inadequate, not objective and the laws are not clear enough. The compensation costs when the State recovers the land do not reflect the market value of land. When the State conducting the land recovery and the land user does not agree with each other on the price, the law provides the solutionsfor such disagreements to ensure objectivity.Through the systematization method, the general method, the analytical method, the historical method and the method of forecasting and assessing legal impact ... The author clarifies the incomplete points of the law in determining the value of land use rights for compensation, support and resettlement when the State recovers land, thereby proposing to complete the law on determining the value of land use rights to make compensation when the Land acquisition in the near future.


KEY WORDS: Compensation, support, resettlement, land acquisition


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia bởi vì, đất đai được xác định là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, là thành phần quan trọng của môi trường sống.

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật1 Như vậy, Hiến pháp – văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất tại Việt Nam cũng đã chính thức xác nhận đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì lẽ đó, việc quản lý, sử dụng đất luôn là vấn đề được Nhà nước Việt Nam quan tâm.

Xác định giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn tại Ninh Thuận - 2

Trong thời gian qua, việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ tầng các đô thị, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, song mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh hưởng bởi việc THĐ mà mất đi tư liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai. Chính vì thế, khi Nhà nước THĐ vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội và vì lợi ích công cộng, việc chú ý đến hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi nhằm đảm bảo họ có đời sống tốt hơn là một yêu cầu quan trọng và gần như phải hình thành là một nguyên tắc khi thu hồi đất. Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, việc xác định GTQSDĐ để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ luôn là vấn đề bức thiết. Đây là hoạt động có liên quan mật thiết đến từng cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức có đất bị thu hồi. Do vậy, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan về xác định GTQSDĐ khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất.



1Khoản 1, Điều 54, Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013


Theo thống kê của các cơ quan nội chính tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung, phần lớn các vụ khiếu kiện đông người trong những năm qua là khiếu kiện về đất đai và bồi thường, GPMB. Qua đó cũng đủ thấy vấn đề THĐ nói chung và vấn đề bồi thường thiệt hại khi Nhà nước THĐ nói riêng là một vấn đề cực kỳ phức tạp và đặt ra nhiều thử thách.

Để giải quyết những vấn đề trên, thời gian gần đây tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác THĐ để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện THĐ nói chung và việc bồi thường khi Nhà nước THĐ, trong đó có việc xác định GTQSDĐ để giải quyềt bồi thường, hỗ trợ nói riêng vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định. Đa số các công trình mà phải thực hiện THĐ trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó xác định GTQSDĐ để tính tiền BT, HT, TĐC khi THĐ đối với các dự án do Nhà nước thực hiện thu hồi là một trong những nguyên nhân cơ bản. Chính sách bồi thường hiện nay tuy đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều lần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương nhưng vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn, trong đó, chủ yếu là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước THĐ.

Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xác định GTQSDĐ cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước THĐ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác THĐ nhằm góp phần tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định cuộc sống của người dân tại tỉnh Ninh Thuận, tôi lựa chọn đề tài: “Xác định giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn tại Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chủ đề về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị Nhà nước thu hồi trong thực hiện các mục tiêu phát triển hiện đang là tâm điểm gây chú ý của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ đề này dưới các cách tiếp cận và về các địa phương khác nhau. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu và một số bài báo tiêu biểu như:

Luận án tiến sĩ “Tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân”,của tác giả Trần Đức Phương đã bảo vệ năm 2015 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về tái định cư và tác động của tái định cư đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề tái định cư và đảm bảo đời sống của người dân thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống các văn bản pháp lý về đất đai, về BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ để thực hiện các dự án phát triển. Luận án đã chỉ ra định hướng phát triển đô thị của thành phố Hà Nội trong tương lai, xác định mục tiêu phát triển, nhu cầu về tái định cư và đề xuất các quan điểm giải quyết vấn đề tái định cư và đảm bảo ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư. Luận án cũng đề xuất 7 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân trong quá trình tái định cư.

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”,của tác giả Nguyễn Quốc Cường bảo vệ năm 2018 tại Học viện Khoa học xã hội Hà Nội, đã rút ra một số kết luận sau: Trình tự tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước THĐ đã được các cấp chính quyền huyện Hoài Đức thực hiện về cơ bản phù hợp với quy định của Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Đồng thời, để công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở huyện Hoài Đức đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, thành phố Hà Nội nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ giải


phóng mặt bằng; tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng; nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng...Đó quá quá trình cải tạo, chỉnh trang các khu đô thị cũ, xây dựng mới các đô thị, các khu công nghiệp và dân cư khu vực đô thị hóa. Việc BT, HT, TĐC có tầm quan trọng như vậy nhưng lâu nay các chính sách trong lĩnh vực này còn thiếu và rời rạc.

Luận văn thạc sĩ ngành Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp“Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân bị thuhồi đất tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị”,của tác giả Trần Thị Loan bảo vệ năm 2016 tại trường Đại học Nông lâm Huế, đã đề cập đến việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất; những tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong công tác bồi thường, GPMB khi THĐ nông nghiệp của người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân, đối tượng được coi là dễ bị tổn thương trong quá trình đô thị hóa nói chung và quá trình chuyển đổi sử dụng đất nói riêng.

Luận văn thạc sĩ Luật học"Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang",của tác giảNguyễn Thị Thùy Linh bảo vệ năm 2015 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về định giá đất; những vấn đề chung về pháp luật định giá đất trong GPMB về thực trạng pháp luật định giá đất trong giải phóng mặt bằng, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về định giá đất trong GPMB và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về định giá đất trong GPMB tại địa phương.

Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế tài chính “Nghiên cứu phương pháp định giá đất đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án nhà ở đô thị Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Anh, bảo vệ năm 2014 tại Học viện Tài chính, đề tài nghiên cứu phương pháp định giá đất nói chung và các phương pháp định giá đất trong việc bồi thường GPMB cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị. Nghiên cứu một số phương


pháp phổ biến trong định giá đất, cơ sở cho việc định giá THĐ và một số kinh nghiệm của các nước về vấn đề định giá đất. Đề tài nghiên cứu thực trạng giá đất đền bù giải tỏa mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà ở tại Việt Nam, nghiên cứu các chính sách, quy định của Việt Nam trong thời gian gần đây về các phương pháp định giá đất và chính sách đối với việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng. Nghiên cứu trường hợp giải tỏa cho dự án nhà Thủ Thiêm minh họa cho thực trạng về vấn đề thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam. Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị về cơ chế và phương pháp đền bù giải tỏa mặt bằng cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị. Bên cạnh đó, đánh giá về chính sách giải phòng mặt bằng.

Tác giả Lê Văn Lợi có bài viết“Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục” đăng trên Tạp chí khoa học chính trị, số 6 năm 2013. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích thực tế những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình THĐ nông nghiệp như: Nông dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù GPMB kéo dài; tình trạng hẫng hụt về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách “bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng. Ô nhiễm môi trường sống.... Từ đó tác giả đề xuất những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức thu hồi, phân chia lợi íchvà kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của người dân.

Qua nghiên cứu các công trình khoa học, bài báo được công bố đã nêu trên đều nghiên cứu về việc xác định GTQSDĐ khi thực hiện việc BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ ở mức độ và phạm vikhác nhau. Đã nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về xác định GTQSDĐ khi nhà nước thu hồi đất; đánh giá một cách toàn diện cảlý luận và thực trạng pháp luật về xác định GTQSDĐ nói chung và xác định GTQSDĐ trong lĩnh vực GPMB để đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Với mong muốn được tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn một cách chi tiết, đồng thời bằng việc tham chiếu giữa các quy định của pháp luật về xác định GTQSDĐ để bồi thường khi nhà nước THĐ với thực tiễn áp dụng qua các vụ việc,


tình huống cụ thể, nhằm góp thêm một ý kiến chỉ ra được những quy định phù hợp, không phù hợp của pháp luật với thực tiễn cuộc sống, mặt khác cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá việc thực thi pháp luật về việc xác định GTQSDĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở một địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về việc xác định GTQSDĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật về xác định GTQSDĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ và thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định GTQSDĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ qua các vụ việc, tình huống cụ thể tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu bao gồm:

- Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Viêt Nam ở Trung ương, của UBND tỉnh Ninh Thuận về xác định GTQSDĐ để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định khi nhà nước THĐ từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ qua các vụ việc, tình huống cụ thể tại tỉnh Ninh Thuận từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Để một trong các căn cứ quan trọng để xác định GTQSDĐ là giá đất. Giá đất bao gồm giá đất do nhà nước quy định và giá đất được xác định thông qua các giao dịch về quyền sử dụng đất. Hơn nữa, giá đất do Nhà nước quy định bao gồm khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể. Giá đất cụ thể mới là căn cứ quan trọng để xác định GTQSDĐ khi nhà nước THĐ cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Vì lẽ đó, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy


định pháp luật về xác định giá đất cụ thể và xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất.

4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Phương pháp tiến hành nghiên cứu Luận văn như sau:

- Phương pháp hệ thống hóa;

- Phương pháp tổng hợp;

-Phương pháp phân tích;

- Phương pháp lịch sử;

- Phương pháp dự báo và đánh giá tác động pháp luật.

Các phương pháp nêu trên đã được sử dụng cụ thể trong Luận văn như sau:

Phương pháp hệ thống hóa pháp luật, tổng hợp, phân tích luật và phương pháp lịch sử được sử dụng tại chương 1 của Luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành về xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

Phương pháp phân tích tình huống điền hình, phân tích Bản án lịch sử được sử dụng tại phần 1, chương 2 của Luận văn nhằm làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật trong xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ tại tỉnh Ninh Thuận.

Phương pháp dự báo và đánh giá tác động pháp luật được sử dụng tại phần 2, chương 2 của Luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

5. Kết cấu của Luận văn

Luận văn gồm 2 chương:

Chương 1. Những vấn đề chung và các quy định của pháp luật về xác định GTQSDĐ để thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định GTQSDĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ tại Ninh Thuận và một số kiến nghị.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 08/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí