DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2009-2013 5
Bảng 1.2. Tổng sản lượng thịt gà broiler thế giới từ 2009 đến tháng 4/2013 6
Bảng 1.3. Tổng sản lượng thịt gà tây thế giới giai đoạn 2008-2012 7
Bảng 1.4. Tổng sản lượng trứng gia cầm thế giới giai đoạn 2000-2010 7
Bảng 1.5. Số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 8
Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần 48
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm 52
Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm 53
Có thể bạn quan tâm!
- Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 1
- Thực Trạng Của Ngành Chăn Nuôi Gà Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
- Thức Ăn Và Dinh Dưỡng Trong Hệ Thống Chăn Nuôi Quảng Canh
- Mối Quan Hệ Giữa Tỉ Lệ Tiêu Hóa Biểu Kiến Và Lượng Amino Acid Ăn Vào
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS 55
Bảng 2.5. Hàm lượng amino acid tổng số trong các thức ăn thí nghiệm 61
Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm xác
định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid 62
Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần thí nghiệm 65
Bảng 3.1. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp trực tiếp 70
Bảng 3.2. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp gián tiếp 70
Bảng 3.3. So sánh giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp ở 2 giai đoạn tuổi 72
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến lượng nitơ tích lũy 74
Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà 75
Bảng 3.6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm 75
Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của ngô 78
Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của cám gạo 79
Bảng 3.9. Giá trị MEN của bột sắn 81
Bảng 3.10. Giá trị MEN của đậu tương nguyên dầu 82
Bảng 3.11. Giá trị MEN của bột cá 84
Bảng 3.12. Giá trị MEN của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm 85
Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô 87
Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo 88
Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn 89
Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương 90
Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột cá 91
Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo và thức ăn protein thực vật 92
Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein
động vật 93
Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng 93
Bảng 3.21. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong các thức ăn thí nghiệm 97
Bảng 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid trong các thức ăn thí nghiệm 98
Bảng 3.23. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 100
Bảng 3.24. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 101
Bảng 3.25. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 101
Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 102
Bảng 3.27. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm. 102
Bảng 3.28. Chất lượng thịt xẻ của gà thí nghiệm 103
Bảng 3.30. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà thí nghiệm (theo trạng thái tươi)..105 Bảng 3.31. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN dựa trên thành phần các chất dinh dưỡng tổng số 106
Bảng 3.32. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong 5 loại thức ăn kiểm chứng 109
Bảng 3.33. Kết quả xác định giá trị MEN trong 5 loại thức ăn kiểm chứng phương trình hồi quy bằng thí nghiệm in vivo 110
Bảng 3.34. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong thức ăn 111
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa AME, TME và lượng ăn vào 20
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng amino acid ăn vào 23
Hình 1.3. Các phần amino acid khác nhau ở dịch hồi tràng 23
Sơ đồ 1.1. Cân bằng năng lượng ở gia cầm 21
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gà là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi ở Việt Nam [119]. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên hiện nay, trong khi ngành chăn nuôi gia cầm thế giới đang phát triển mạnh, chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức [1], [240]. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với ngành chăn nuôi ở nước ta là nguồn thức ăn nguyên liệu. Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn nhập khẩu. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng sức tiêu thụ các sản phẩm gia cầm trên thế giới, nhu cầu về các loại thức ăn nguyên liệu chính như ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt và bột cá cũng tăng cao [180]. Khoảng cách về nhu cầu và nguồn cung cấp trong thực tế sẽ ngày càng lớn [180]. Do đó, việc khai thác triệt để giá trị dinh dưỡng của thức ăn nguyên liệu, tận dụng các phụ phẩm ngành công nghiệp chế biến trong xây dựng khẩu phần nhằm giảm áp lực về nguồn cung cấp đối với ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng.
Trước đây, việc xây dựng khẩu phần thường có xu hướng dư thừa chất dinh dưỡng do không chắc chắn về tính sẵn có của các chất dinh dưỡng (đặc biệt là các amino acid và phosphorus) hoặc nhu cầu dinh dưỡng [181]. Hiện nay, vấn đề này không còn được chấp nhận do việc xây dựng khẩu phần như vậy rất lãng phí và chất dinh dưỡng dư thừa được đào thải qua phân là nguồn gây ô nhiễm môi trường [181]. Việc xây dựng các khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn [181]. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết.
Giá trị tiềm năng của một loại thức ăn có thể được xác định thông qua các phân tích hóa học. Tuy nhiên, theo McDonald và cs. (1998), giá trị dinh dưỡng thực của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu chỉnh các thất thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (tdt [163]). Trong khi
đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đang được biểu thị ở dạng thành phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các công thức ước tính [6], [11]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch đáng kể về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn xác định bằng phương pháp in vivo và phương pháp ước tính [5], [8]. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bổ sung và cập nhật dữ liệu về năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam từ đó góp phần gia tăng độ chính xác của dữ liệu và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam đến gần với thực tiễn sản xuất.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn cho gà (bao gồm ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) thông qua giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng.
(ii) Xây dựng và xác định độ chính xác của các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương dựa trên mức độ các chất dinh dưỡng tổng số.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi tại Phòng nghiên cứu gia cầm Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ năm 2008 đến 2013.
Tổng cộng 39 mẫu thuộc 18 loại thức ăn thí nghiệm (ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) đã được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
- Giúp rút ngắn thời gian đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn thông qua sử dụng phương trình hồi quy.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khoáng không tan trong acid chlohydric (AIA) làm chất chỉ thị trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà.
- Đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn phổ biến cho gà bằng thí nghiệm trên động vật trong chính điều kiện thực tế ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu về
giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gà và góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến gần với thực tiễn sản xuất .
- Đã xác định được 40 phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (bao gồm 8 phương trình cho ngô, 12 phương trình cho cám gạo, 12 phương trình cho bột sắn, 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho khô dầu đậu tương) có độ chính xác cao (chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính từ phương trình hồi quy so với giá trị in vivo từ -9,14% đến + 9,45%) từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số bằng kết quả của các thí nghiệm in vivo trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.