Vốn lưu động và một số biện pháp sử dụng - 5

Qua số liệu tính toán ở bảng 9 trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 đạt thấp hơn năm 2003, cụ thể như sau:

+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2004 chậm hơn năm 2003 biểu hiện trong các chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay VLĐ giảm từ 10,5 vòng năm 2003 xuống còn 2,69 vòng năm 2001, tỷ lệ giảm tương ứng là 7,81%.

- Kỳ luân chuyển VLĐ từ 34,29 (ngày/vòng) năm 2003 đã tăng lên 133,83 (ngày/vòng) năm 2004, tức là tăng 99,54 ngày tỷ lệ tăng tương ứng là 290,29%.

- Xét đến mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Ta thấy công ty đã sử dụng lãng phí số vốn là: 90.229.132(ngđ). Có thể nói đây là một biểu hiện không tốt trong công tác sử dụng VLĐ năm 2004 so với năm 2003. Chủ yếu là do tổng mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần) giảm rất lớn năm 2004 so với năm 2003. Cụ thể năm 2003 tổng mức luân chuyển là: 1.280.318.059(ngđ), năm 2004 tổng mức luân chuyển chỉ là: 326.325.976(ngđ). Như vậy năm 2004 so với năm 2003 thì tổng mức luân chuyển đã giảm đi là: 935.992.083(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng: 74,51%. đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lãng phí VLĐ cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

- Về hiệu quả sử dụng VLĐ:

+ Năm 2003 cứ 1 đồng VLĐ có thể làm ra 10,5 đồng doanh thu.

+ Năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ chỉ có thể làm ra 2,69 đồng doanh thu.

Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 đã giảm đi rõ rệt so với năm 2003 là 7,81 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 74,38%.

- Về mức đảm nhận VLĐ (hay còn gọi là hàm lượng VLĐ)

+ Năm 2003 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,095 đồng VLĐ.

+ Năm 2004 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,372 đồng VLĐ.

Như vậy để đạt 1 đồng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 công ty cần nhiều VLĐ hơn là 0,277 đồng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 giảm đáng kể so với năm 2003.

* Xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ ta thấy:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế năm 2003 = 2,59% Tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm 2004 = 0,85%

Cho thấy năm 2003 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0259 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0085 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy tỷ suất lợi nhuận VLĐ năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 1,74% với tỷ lệ giảm tương ứng 67,18%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 giảm đi so với năm 2003.


CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TM& ĐTPT MIỀN NÚI THANH HOÁ


1/ Đánh giá chung về quản lý vốn lưu động.

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Công ty TM & ĐTPT miền núi Thanh Hoá, em thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được như quá trình kinh doanh liên tục có lãi, chủ động trong việc sử dụng vốn, khai thác triệt để về lợi thế của mình về thị trường kinh doanh rộng, tổ chức tốt công tác vay vốn và thanh toán với các ngân hàng, bạn hàng thì công ty vẫn còn có những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động.

1.1/ Ưu điểm

Thứ nhất : Về quản lý giá vốn hàng bán : Chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí hoạt hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2004 giảm 2,22% so với năm 2003, đây chính là nguyên nhân làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tăng. Điều đó cho thấy việc quản lý giá vốn hàng bán năm 2004 tốt hơn năm 2003, đây là thành tích của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần cố gắng phát huy.

Thứ hai : Về huy động vốn: Vốn chủ sở hữu của công ty tương đối thấp nhưng công ty đã có những biện pháp tích cực huy động các nguồn vốn khác để làm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình. Công ty chủ động trong việc sử dụng vốn chiếm dụng được hình thành trong kinh doanh, dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thanh toán. Vốn chiếm dụng này là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tạm thời giúp công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục với chi phí sử dụng vốn nhỏ. Đồng thời công ty luôn tổ chức tốt công tác vay vốn và thanh toán với các ngân hàng, chú trọng thanh toán với các bạn hàng làm giảm mạnh các khoản phải thu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ ba : Về quản lý hàng tồn kho: Công ty quản lý hàng tồn kho khá tốt, hàng hoá được luân chuyển liên tục, không bị ứ đọng vốn quá nhiều trong khâu dự trữ, làm giảm chi phí liên quan đến việc bảo quản, dự trữ hàng tồn kho và các chi phí khác, do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ

sử dụng cho đầu tư mới. Tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động giảm

đáng kể từ 24,81% năm 2003 xuống còn 18,6 % năm 2004.

1.2/ Tồn tại

Bên cạnh những thành tích cố gắng ở trên Công ty TM& ĐTPT miền núi Thanh hoá vẫn còn những vấn đề tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

Thứ nhất : Về quản lý vốn bằng tiền: Dự trữ vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong kỳ quá cao, nó làm cho khả năng thanh toán nhanh tốt nhưng lại gây ra tình trạng ứ đọngvốn bằng tiền, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thứ hai : Về quản lý nợ phải thu: Hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn bởi các bạn hàng quen thuộc với mức độ ngày càng gia tăng. Hiện tượng bị chiếm dụng vốn xảy ra rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp coi chuyện đó như một chiến lược để thu hút khách hàng. Công ty không nằm ngoài số đó nhưng cần phải có những biện pháp quản lý tốt để bảo toàn và phát triển vốn, nếu không sẽ xảy ra thiếu vốn và mất vốn.

Bên cạnh đó công ty chưa tạo được uy tín đối với nhà cung cấp, khoản tiền trả trước cho người bán khá lớn. Hạn chế này đã làm giảm khả năng thanh toán, giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ ba : Về quản lý chi phí.

- Về quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Doanh thu giảm đồng nghĩa với quy mô và thị phần của công ty giảm theo nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại tăng tương đối lớn, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm lãi và do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Thứ tư : Về xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động: Hiện nay công ty chưa thực hiện xác định nhu cầu vốn lưu động theo các phương pháp khoa học mới mà chủ yếu dựa trên phương pháp dự đoán mang tính ước tính cũ, theo kiểu áng chừng - đây là một trong những nguyên nhân làm công ty sử dụng lãng phí vốn lưu động như đã phân tích ở trên.

Thứ năm : Về phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Hiện nay báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn lập theo chế độ tài chính - kế toán cũ làm ảnh hưởng tới công tác phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng của công ty. Công ty chưa cập nhật các thông tư, chuẩn mực kế toán mới do Bộ Tài Chính ban hành để áp dụng. Ví dụ: Công ty còn sử dụng các chỉ tiêu thu nhập bất thường, chi phí bất thường, trong khi đó các chỉ tiêu này theo chế độ mới là thu nhập khác và chi phí khác.


2/ Một số ý kiến đóng góp về những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty TM & ĐTPT Miền núi Thanh Hoá

Để phát huy những mặt đã đạt đựơc, khắc phục những tồn tại nói trên, trên cơ sở đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Về quản lý vốn bằng tiền: Để quản lý tốt vốn bằng tiền công ty phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi hàng ngày tiền tồn tại quỹ, đối chiếu với sổ kế toán nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời cần phải xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý, không nên tồn quá nhiều tiền tại quỹ vì sẽ làm chậm tốc độ luân chuyển vốn - làm cho tiền không vận động nhưng cũng không nên để tiền mặt tồn quỹ quá ít vì sẽ không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải dự đoán và quản lý các nguồn luồng nhập, xuất vốn bằng tiền và quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền hợp lý.

Thứ hai: Về quản lý nợ phải thu: Để quản lý tốt các khoản nợ phải thu, công ty cần thường xuyên nắm vững, kiểm soát được tình hình các khoản nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ.

+ Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn.

+ Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn đặt hàng, bán nợ…)

+ Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết.

+ Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt qua thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp thu được lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của Ngân hàng.

+ Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn như lập bảng phân tích các khoản nợ đến hạn và quá hạn theo mẫu sau:



Hạn trả

Khách hàng

Nợ đến hạn

Nợ quá hạn 1 tháng

Nợ quá hạn 2 tháng


…..

Nợ quá hạn n tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Vốn lưu động và một số biện pháp sử dụng - 5


Khách hàng A






Khách hàng B






Khách hàng C






Sử dụng bảng phân tích các khoản nợ phải thu của khách hàng sẽ giúp cho người quản lý thấy đựơc cơ cấu các khoản nợ phải thu và theo dõi sự biến động của cơ cấu đó qua thời gian, từ đó có các biện pháp thích ứng và kịp thờ.

+ Đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn ngắn ngày: Công ty có thể áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán bởi chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước hạn. Do vậy tăng tỷ lệ chiết khâu sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh và thu hút thêm khách hàng mới, từ đó làm tăng doanh số bán hàng và giảm được chi phí thu hồi nợ, nhưng sẽ làm tỷ lệ số tiền thực thu trên doanh số xuất ra của công ty sẽ bị giảm. Vì thế đòi hỏi công ty phải cân nhắc trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu sao cho hợp lý. Mặt khác cũng nên cử cán bộ đến khách hàng gửi công văn hay điện thoại đòi nợ.

+ Nếu có phát sinh khoản nợ quá hạn lâu, có khả năng thành khoản nợ khó đòi thì công ty cần trích lập trước vào chi phí, giá thành theo quy định để bảo toàn vốn hoặc nếu cần thiết có thể yêu cầu toà án xem xét can thiệp.

Thứ ba: Xác định nhu cầu vốn lưu động.

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với mỗi DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là biện pháp cần thiết, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở DN. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ của DN và sử dụng chúng sau cho hiệu quả nhất.

Thực tế quản lý tổ chức huy động và sử dụng VLĐ cho thấy có nhiều tồn tại, hạn chế như đã nêu ở chương 2, do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty. Vậy để bảo đảm cho việc sử dụng VLĐ đạt hiệu quả cao khi lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ cần chú ý quan tâm một số vấn đề sau:

- Công ty cần xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu trong từng khâu, từng thời điểm, từ đó có được biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo vốn huy động được quyền kiểm soát.

- Sau khi xác định nhu cầu VLĐ, công ty cần xác định số VLĐ thực cho mình, số vốn thừa (thiếu) từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí sử dụng VLĐ mặt khác có thể

đưa số vốn thừa vào sử dụng, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Công ty có thể tham khảo công thức sau :

Nhu cầu VLĐ

= Dự trữ hàng tồn kho

+ Các khoản nợ phải thu của khách hàng

- Các khoản phải trả người bán


- Căn cứ kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công ty. Trong thực tế công ty có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu VLĐ, do đó công ty cần phải chủ động cung ứng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Ngoài ra việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự đoán về nhu cầu thị trường.

Thứ tư: Về quản lý chi phí hoạt động kinh doanh.

- Về quản lý giá vốn hàng bán: Để giảm thấp giá vốn hàng bán, công ty cần tìm nguồn cung cấp rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng.

- Về quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Cần xây dựng định mức sao cho mức tăng các khoản chi phí này theo từng khoản mục phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tăng của doanh số hàng bán ra. Đặc biệt doanh nghiệp nên khoán chi phí giao dịch, tiếp khách, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…trên doanh thu thực hiện trong kỳ vì đây là các khoản chi phí rất khó kiểm soát.

Thứ năm : Về hoàn thiện phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ tài chính - kế toán mới: Bộ phận kế toán công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tư, chuẩn mực kế toán và các chính sách tài chính mới để áp dụng vào công tác kế toán của công ty, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành. Nhờ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và công tác phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, công ty cần lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư số 23/2005/TT - BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30/03/2005 về việc hướng dẫn thực hiện sáu chuẩn mực kế toán đợt 3.


Đơn vị báo cáo…..

Địa chỉ……..


Mẫu số B 02 – DN

Biểu số 08

Ban hành theo QĐ số 187/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 23/2005/TT-BTC

ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm…..

Đơn vị tính …..


Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng &cung cấp dịch vụ

01

24



2.Các khoản giảm trừ

03

24



3. Doanh thu thuần về bán hàng &cung cấp dịch vụ

10

24



4. Giá vốn hàng bán

11

25



5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ

20




6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

24



7. Chi phí tài chính

22

26



- Trong đó : Chi phí lãi vay

23




8. Chi phí bán hàng

24




9. Chi phí QLDN

25




10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [30=20

+ (21-22) –(24+25)]

30




11. Thu nhập khác

31




12. Chi phí khác

32





13. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40




14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)

50




15. Thuế thu nhập doanh nghiệp

51

28



16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51)

60

28




Lập ngày….tháng…..năm….

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)


Ghi chú : Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.


KẾT LUẬN


Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đảm bảo yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn lưu động trong các doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết và khó khăn trong tình hình kinh tế thị trường. Mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đã buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty TM & ĐTPT miền núi Thanh Hoá, hiện nay đã và đang đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược của công ty hướng tới một thiên niên kỷ mới đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa mặt tích cực với sự loại bỏ hạn chế, bổ sung những nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với chính sách của Nhà nước Việt Nam và xu hướng hội nhập toàn cầu.

Qua quá trình thực tế ở Công ty TM & ĐTPT miền núi Thanh Hoá em thấy rằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ phải kết hợp ở việc tổ chức công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì công ty phải chú trọng công tác tìm kiếm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh đó trong tương lai Công ty cần chú trọng đến công tác đa dạng sản phẩm, tập trung phát triển mặt hàng chiến lược. Nội dung của chuyên đề, qua phân tích về nguồn vốn, thực trạng việc quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022