Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 8

Vì vậy, Thành phố cần nghiên cứu xem xét thành lập “quỹ khởi tạo doanh nghiệp” để hỗ trợ sinh viên thành lập và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi sinh viên tự lập nghiệp bằng doanh nghiệp khởi nghiệp, một mặt, họ tự giải quyết việc làm cho chính mình; mặt khác, họ sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho bạn bè và những người khác. Điều quan trọng nhất là các ý tưởng sản xuất, kinh doanh trên phương diện lý thuyết, với khát khao của người trẻ, họ sẽ đưa nhanh tri thức vào cuộc sống. Đây cũng chính là một trong các động lực làm nên các bứt phá mạnh mẽ cho sự phát triển của thành phố

Doanh nghiệp khởi tạo hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014 với các ưu đãi cao nhất, nhằm hỗ trợ sinh viên lập nghiệp.

Hiện nay, Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành trong 02 năm 2016 - 2017 phát vay cho tổng cộng 295 dự án sản xuất kinh doanh của thanh niên, sinh viên trên địa bàn 24 quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh đã qua thẩm định với tổng số tiền tương đương 23 tỷ.

Bên cạnh đó, các trường học, các quận – huyện cũng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, làm cầu nối cho thanh niên, sinh viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, các nguồn quỹ từ địa phương để khởi nghiệp làm kinh tế... điển hình như Câu lạc bộ Khởi nghiệp - Quận 2: Phát huy mô hình hiệu quả “Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Liên hiệp thanh niên Quận 2 xây dựng và tổ chức thành công “Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” với 12 dự án khởi nghiệp của thanh niên được giải ngân trong năm (2016 - 2017) với số tiền gần 01 tỷ đồng đã giải quyết được việc làm cho gần 40 thanh niên và sinh viên thụ hưởng từ dự án khởi nghiệp.

4.3.3 Các đề xuất dành cho sinh viên đào tạo bậc đại học và cao đẳng

- Tích cực trao dồi kiến thức học tập tại trường. Sinh viên cần xác định hướng phát triển, các ngành phù hợp với bản thân mình khi còn học tập trên môi trường đại học, cao đẳng. Bản thân sinh viên nên có nhận thức đúng đắn hơn về ngành nghề và thái độ, hành vi khi được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

- Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu sinh viên cần Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do tổ chức Đoàn – Hội tại trường cũng như các kỹ năng thực hành xã hội tại các trung tâm đào tạo có uy tín tổ chức.

Một số kỹ năng cần được cải thiện cho sinh viên nhằm nâng cao mức độ đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp theo ý kiến của doanh nghiệp như sau:

Bảng 4.9 Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc năng lực cần nâng cao

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

45

90,0

Hiểu biết xã hội

43

86,0

Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp

42

84,0

Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế

39

78,0

Hiểu biết về xã hội và pháp luật

38

76,0

Ngoại ngữ

36

72,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 8

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Theo quan điểm của các doanh nghiệp, hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp là năng lực cần nâng cao hơn cả để giúp sinh viên tốt nghiệp tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc (chiếm tới 90,0% ý kiến trả lời). Tương tự, hiểu biết xã hội cũng là một năng lực được đề cao nếu sinh viên tốt nghiệp muốn đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc tại doanh nghiệp (chiếm 86% ý kiến trả lời). Đứng thứ ba trong số các năng lực cần tập trung nâng cao để sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc là nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp. Các ý kiến khác được liệt kê trong bảng trên về các năng lực cần được nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc là những tham khảo quan trọng để xây dựng nội dung hợp tác giữa trường đại học và doanh

nghiệp.

Tóm lại, các số liệu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cũng như kết quả phỏng vấn sâu đối với người sử dụng lao động tại doanh nghiệp về các giải pháp nâng cao mức

độ đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp đã khẳng định tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên khi tốt nghiệp. Đây cũng là một đề xuất mà các doanh nghiệp đã nêu rất nhiều trong các cuộc hội thảo đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và các trường đại học trong thời gian tới buộc phải điều chỉnh để sản phẩm của mình lưu hành tốt hơn trong xã hội.

- Với lợi thế về Thành phố Khởi nghiệp, yêu cầu sinh viên phải chủ động tìm hiểu các kiến thức về khởi nghiệp, tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ cũng như biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Tích cực tham gia các hoạt động tham quan, giao lưu thực tế, tìm hiểu về doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp

- Thường xuyên theo dõi các tin tức về cơ hội việc làm, thực tập, tuyển dụng của các doanh nghiệp thông qua các kênh: báo chí, mạng xã hội, bạn bè… từ đó xác định cơ hội việc làm phù hợp với bản thân.

- Tổ chức các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng. Các chương trình này có thể cho sinh viên có những trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp hoặc tham gia doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường có thể mở các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề hay thiết kế những buổi học với các nội dung thực tế đang diễn ra trong thực tế dưới sự báo cáo của các chuyên viên đến từ các doanh nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động nhằm gắn kết, giao lưu giữa sinh viên đang học tập tạo trường với các cựu sinh viên của trường. Các hoạt động này nhằm giúp sinh viên rèn luyện thêm các kỹ năng, mở rộng mạng lưới xã hội cá nhân ,... Thông qua đó sẽ giúp sinh viên gia tăng cơ hội có việc làm, phát triển bản thân.

- Khi sinh viên mới nhập học, tổ chức các hoạt động giao lưu cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Đây là cơ hội giúp sinh viên có thêm thông tin hoặc xác định rõ những định hướng của mình khi vào học chính thức tại trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nội dung Chương 4, tác giả đã đưa ra các văn bản, quy định, chính sách thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về các vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên Việt Nam và thanh niên TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả đã đưa ra các dự báo về tình hình nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách cho cơ quan nhà nước; các giải pháp đối với doanh nghiệp, đối với Nhà trường và đối với sinh viên đang học tập tại các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025.

KẾT LUẬN

Vấn đề tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên hiện nay là vấn đề xã hội bức xúc, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ Đoàn Thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và của chính sinh viên. Tạo việc làm cho sinh viên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tư tưởng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với thế hệ trẻ.

Nhận rõ được tầm quan trọng trên, TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho sinh viên khi ra trường. Các ngành sản xuất kinh doanh, các đoàn thể, quận, huyện, thành phố đã có những hoạt động thiết thực cho công tác giải quyết việc làm.: phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tìm thị trường mới, tăng khả năng cạnh tranh… Hoạt động của các loại hình kinh tế phát triển nhanh, rất cơ động, đạt hiệu quả kinh tế cao đã thu hút và tạo nhiều việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên là nội dung khá phức tạp, có liên quan đến nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội nên luận văn mới đưa ra những giải pháp cơ bản. Thời gian tới, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng và chính quyền, sự phối hợp tốt giữa các cấp chính quyền với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, giữa các ngành ở cấp thành phố đến cấp quận, huyện, xã, phường, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm, tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế -chính trị - xã hội để sinh viên sau khi ra trường năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình, không ỷ lại vào Nhà nước. Song nếu những giải pháp này được triển khai thực hiện đồng bộ, luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề tạo việc làm có hiệu quả cho sinh viên TP. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2025, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp, phân tích các khái niệm, các lý thuyết kinh tế về việc làm, quan điểm của Mác – Lênin cũng như của Đảng, Nhà nước về

vấn đề việc làm và thất nghiệp, các yếu tố tác động đến chính sách giải quyết việc làm, các kinh nghiệm giải quyết việc làm tại các địa phương.

- Thứ hai, trình bày về thực trạng lao động và việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả khái quát số lượng và chất lượng lao động cũng như thị trường cung cầu lao động nghiên cứu theo đối tượng sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, những chính sách tạo việc làm cho sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả khảo sát với đối tượng khảo sát là sinh viên và nhà quản lý sử dụng lao động nhằm đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên, những yếu kém về năng lực sinh viên và những giải pháp giúp nâng cao khả năng xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp theo ý kiến từ phía doanh nghiệp.

- Thứ ba, luận văn dựa trên các văn bản quy định liên quan để đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách cho cơ quan nhà nước; các giải pháp đối với doanh nghiệp, đối với Nhà trường và đối với sinh viên đang học tập tại các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

*Đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Tác giả chỉ tập trung khảo sát các trường Đại học có khối ngành Kinh tế mà không khảo sát hết các khối ngành khác. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát thêm các khối ngành khác vì mỗi ngành không chỉ có những đặc thù khác nhau còn mà sinh viên có sự khác nhau về quan điểm, nhận thức và hành vi. Từ đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ mang tính khái quát, đại diện cao.

- Đề tài chỉ được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Các tỉnh, thành phố khác nhau sẽ có các điều kiện kinh tế, văn hoá cũng nhưng đặc điểm thị trường lao động khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu chỉ có thể ứng dụng tại TP. Hồ Chí Minh.

- Vì hạn chế về thời gian và kinh phí, Mẫu thu thập cũng chưa đủ lớn và phương pháp thu thập mẫu thuận tiện nên còn một số hạn chế về mặt kinh tế lượng.

- Đề tài chưa ứng dụng được các mô hình kinh tế lượng để tìm được các yếu tố có tác động mạnh đến định hướng cũng như tìm việc làm của sinh viên.

*Đối với người sử dụng lao động:

- Tác giả chỉ xoay quanh các trường có thương hiệu tại TP. Hồ Chí Minh để khảo sát, vì thế các doanh nghiệp lĩnh vực khác không tham gia góp ý. Vì thế, luận văn không có nhiều chất liệu phong phú nhất.

- Đề tài cũng chưa nghiên cứu sâu về chính sách nhân sự chung của các công ty đối với sinh viên mới tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Đỗ Văn Dũng. 7/1/2017. Giải pháp nâng cao tỷ lệ việc làm cho sinh viên. Hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Hoàng Trung (không ngày tháng). Giáo dục lệch hướng, sinh viên lạc đường [Trực tuyến]. Đọc từ: http://www.tinmoi.vn/giao-duc-lech-huong- sinh-vien-lac-duong 011067126.html/ ngày 14.01.2013.

3. Hồng Hạnh (không ngày tháng). Sinh viên tht nghip do thiếu định hướng nghề [Trực tuyến]. Báo Dân trí. Đọc từ: http://www.shdvietnam.com/?detail&id=529 ngày 26.01.2013.

4. Lê Thành Tâm. 06/10/2011. Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường – Nhu cầu việc làm chất lượng cao của xã hội trong thời kỳ mới [Trực tuyến]. Đọc từ: http://www.career.edu.vn /Public/ArticleView.aspx?id=11 ngày 25.01.2013.

5. Millennials. 2017. Mong đợi gì từ Nhà tuyển dụng tại Thị trường Việt Nam?

HCMC

6. Ngân hàng Thế giới, 2014. Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam.

7. Nguyễn Thị Cẩm Tú. 2012. Đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của trường Đại học Tây Đô. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, Hệ Đại học, trường Đại học Tây Đô.

8. Nguyễn Thị Mai Lam (2002). Thất nghiệp ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Nguyễn Phương Toàn. 2011. Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Luận văn thạc sỹ, trường đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Ngô Thị Thanh Tùng. 2009. Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông qua ý

kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Thị Tuyết Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phan Văn Hùng, Nguyễn Bích Ngọc. 2013. Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh du lịch trường Đại học Cửu Long. Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn.

12. Nguyễn Thị Trang. 2010. Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế, đại học Đà Nẵng. Báo cáo hội nghị Nghiên cứu khoa học lần thứ 7. Đại học Đà Nẵng.

13. NXB Chính trị quốc gia, 1993. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

14. Phạm Thị Diễm. 2009. Mô hình đánh giá chất lượng – đánh giá chất lượng đầu ra gắn với đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

15. Phạm Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải. 2010. Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Tạp chí KH&CN số 5. Đại học Đà Nẵng.

16. Phan Thị Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng. 2016. Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 43c, trang 109-119.

17. Thuỵ An. 2011. Tìm tiếng nói chung giữa trường đại học và doanh nghiệp. www.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tim-tieng-noi-chung-giua-truong-dh-va-doanh-nghiep-543437.htm.

18. Tổng cục Thống kê Việt Nam. 2017. Báo cáo điều tra lao động việc làm 2016. Nhà xuất bản Thống kê.

19. Trần Anh Tuấn. 30.05.2012. Việc làm sinh viên sau khi ra trường và nhu cầu việc làm 2012-2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh [trực tuyến]. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thi trường lao động Tp. Hồ Chí Minh. Đọc từ: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/nghien-cuu-khoa- hoc-1/viec-lam-sinh-vien-

-sau-khi-ra-truong-va-nhu-cau-viec-lam--2012-2015--tai-thanh-pho-ho-chi- minh.aspx#neo_content ngày 20.01.2013.

20. Trần Thị Phụng Hà. 2014. Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, trang 113-125.

21. Trần Việt Tiến. 2012. Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển Đại học Kinh tế quốc dân, số 181 trang 40-47.

22. Trần Xuân Cầu, 2008. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

23. UBND TP. Hồ Chí Minh. 2012. Quyết định số 6028/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình phát triển thanh niên Thành phố giai đoạn 2011 – 2020.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

24. Website of Center of Forecasting Manpower Needs and Labor Market Information HCMC (FALMI): http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/6735.bao-cao-phan-tich-thi-truong-lao-dong-06-thang-dau-nam-2017-va-du- bao-nhu-cau-nhan-luc-06-thang-cuoi-nam-2017-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html

PHỤ LỤC 1

CÁC PHẢN HỒI CỦA GIẢNG VIÊN VÀ CHUYÊN VIÊN PHÒNG NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP

Các phản hồi của các Giảng viên đang giảng dạy môn Quản trị nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và một số chuyên viên nhân sự tại các doanh nghiệp lớn tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Theo anh/chị, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến khả năng tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp?

Câu trả lời: Kết quả học tập của ứng viên, các hoạt động xã hôi, cộng đồng đã tham gia vì nó phản ánh thái độ, sự tập trung và tính nghiêm túc của ứng viên suốt thời gian học tại trường đại học.

Câu hỏi 2: Theo anh/chị, đứng ở khía cạnh doanh nghiệp thì họ quan tâm gì khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp?

Câu trả lời: Thái độ của ứng viên. Theo mô hình ASK (Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức) thì phần kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp, xét ở góc độ đầu tư, có thể tái đào tạo cho các bạn nhưng Thái độ thì không thể. Bước đầu tuyển dụng, đồng ý các bạn sinh viên mới ra trường sẽ không có kinh nghiệm công việc thực tế liên quan nhưng với thái độ tích cực, sẵn sàng học hỏi, chịu khó và tích cực phát triển hoàn thiện mình, ứng viên đó có thể được chọn..

Bên cạnh yếu tố Thái độ, kỹ năng mềm cũng là một yếu tố cần xem xét. Những kỹ năng mềm cơ bản để có thể làm việc được và kịp thời hòa nhập với môi trường doanh nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm là những kỹ năng sẽ xem xét trong quá trình tuyển dụng ứng viên trẻ.

Câu hỏi 3: Theo anh/chị, hiện nay sinh viên đã nhận thức được điều doanh nghiệp quan tâm khi tuyển dụng sinh viên mới nghiệp không? Và như thế nào?

Câu trả lời: Có thể phân chia làm hai nhóm: sinh viên chinh viên đã nhnhận thức được điều doanh nghiệp quan tâm khi tuyển dụng sinh v + Đối với nhóm bị động, việc có hay không việc nhận thức những gì doanh nghiệp cần/doanh nghiệp

đang tìm kiếm ở các ứng viên sinh viên mới ra trường đối với nhóm này không quan trọng, thậm chí là tỏ ra thờ ơ. Nhóm này thường sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm công việc như ý muốn hoặc sẽ không gắn kết được lâu với một tổ chức.

+ Đối với nhóm chủ động, các bạn này sẽ chủ động tìm hiểu các yêu cầu, tiêu chuẩn tuyển dụng bằng cách tham gia những buổi Career Talk, Career Day hoặc những buổi gặp gỡ doanh nghiệp do trường tổ chức để chủ động chuẩn bị cho bản thân mình.

Với thực tế về công nghệ thông tin và mạng xã hội hiện nay, không quá khó để sinh viên biết và cập nhật những điều mà doanh nghiệp mong muốn các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tính chủ động của các bạn sinh viên trong việc này. Ngoài việc tự nỗ lực vận động bản thân của các bạn, vai trò của nhà trường trong việc chủ động tổ chức cho các bạn tiếp xúc với doanh nghiệp cũng có thể mang đến phần nào kết quả khả quan.

Câu hỏi 4: Theo anh/chị, đứng ở vai trò là người dẫn dắt, anh/chị có lời khuyên gì cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm kiếm việc làm trong thời buổi hiện nay?

Câu trả lời:

Xác định định hướng: Tìm cho mình một cố vấn (một người anh chị đã tiếp xúc và hiểu mình, có kinh nghiệm làm việc và có thể đưa ra cho mình lời khuyên; hoặc có thể là cố vấn học tập của mình) để trao đổi và giúp tìm ra đâu là con đường phù hợp nhất.

Cập nhật thị trường: Với sự bùng nổ của nền công nghệ thông tin hiện nay không quá khó để tìm ra những thông tin liên quan đến nhà tuyển dụng cần gì? Chuẩn bị gì cho phỏng vấn tuyển dụng hoặc những kỹ năng nào là quan trọng trong giai đoạn tìm việc…

Chuẩn bị: Khi đã xác định được mục tiêu và doanh nghiệp mong muốn ứng tuyển, các bạn cần tìm ra những điểm mạnh phù hợp và cách khắc phục các điểm yếu/điểm chưa đáp ứng với tiêu chuẩn tuyển dụng. Một sự đầu tư cho lần ứng tuyển kế tiếp bằng cách cải thiện các năng lực cần thiết sẽ là cách thực hiện khôn ngoan.

PHỤ LỤC 2

CÁC PHẢN HỒI CỦA CỰU SINH VIÊN UEH

Theo kết quả thảo luận, Tác giả xin tổng hợp các phản hồi của các cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường thường sẽ tìm kiếm việc làm trên các phương tiện nào? Và tìm kiếm như thế nào? Các bạn nghĩ phương tiện nào mang lại hiệu quả nhất?

Câu trả lời: Qua giới thiệu của các anh chị khóa trên, giới thiệu của gia đình, các trang tìm việc, website công ty, mạng xã hội… Trong đó, theo quan điểm cá nhân tôi nghĩ các trang tìm việc sẽ hiệu quả hơn.

Câu hỏi 2: Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường có nhận thức được liệu doanh nghiệp sẽ quan tâm đến những yếu tố nào và có những yêu cầu gì khi tuyển dụng?

Câu trả lời: Ngoài các yếu tố liên quan đến chính sácg nhân sự như: lương, phúc lợi, đào tạo, đi công tác, các bạn còn quan tâm đến yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ tiếng Anh. Có nhiều sinh viên cảm giác lo lắng khi được biết doanh nghiệp yêu cầu trình độ tiếng Anh hay phỏng vấn bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, có những bạn có tiếng Anh tốt nhưng không biết cách thể hiện. Chẳng hạn như, khi gửi email cho chuyên viên nhân sự các công ty nội địa, các bạn viết bằng tiếng Anh. Đây có thể gây ấn tượng không tốt cho một số chuyên viên tuyển dụng.

Câu hỏi 3: Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường gặp những khó khăn gì khi tìm kiếm việc làm? Và sau bao lâu mới xác định được công việc mình sẽ gắn bó lâu dài?

Câu trả lời: Khó khăn lớn nhất là tìm được một nơi phù hợp. Ở đây là sự phù hợp về môi trường cũng như văn hóa của tổ chức. Ngoài ra, tuy chưa có sự định hướng rõ ràng, cụ thể cho tương lai cuả mình sau khi ra trường nhưng các bạn sinh viên hiện nay cũng quan tâm đến sự phù hợp của tổ chức với định hướng nghề nghiệp, phát triển cá nhân của mình.

Câu hỏi 4: Theo các bạn, yếu tố nào quan trọng nhất mà sinh viên vừa mới tốt nghiệp cần có để nhanh chóng kiếm được công việc ổn định?

Câu trả lời: Tinh thần luôn sẵn sàng nhận thử thách, dám chấp nhận sự thiếu sót của bản thân mình để học hỏi từ đồng nghiệp khác và luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Câu hỏi 5: Các bạn có lời khuyên như thế nào cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp?

Câu trả lời: Tương tự câu 4, sinh viên phải có tinh thần luôn sẵn sàng nhận thử thách, dám chấp nhận sự thiếu sót của bản thân mình để học hỏi từ đồng nghiệp khác và luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

PHỤ LỤC 3

BẢNG KHẢO SÁT VỀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP SAU TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI CÁC TRƯỜNG KINH TẾ,

KHU VỰC TP.HCM

Xin chào Quý Anh/Chị!

Tôi tên là Dương Minh Mẫn, hiện đang là học viên chương trình cao học Khóa 25 Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, đang thực hiện khảo sát về vấn đề “Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Tôi xin phép được hỏi một số thông tin về việc làm và mạng lưới xã hội của anh, chị. Những câu trả lời chi tiết, đầy đủ và đúng với suy nghĩ của anh/chị sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.

Anh/chị vui lòng dành khoảng 10 phút để hoàn tất phiếu khảo sát này. Các anh/chị đánh dấu “x” vào các ô tương ứng biểu hiện mức độ đồng ý của cá nhân anh/chị về mỗi câu nhận định trong phiếu khảo sát hoặc chọn một phương án trả lời phù hợp với quan điểm của anh/ chị, viết câu trả lời của mình vào chỗ trống.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên

2. Trường Đại học theo học:

 ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

 ĐH Kinh tế - Tài chính

 ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG Tp. HCM)

 ĐH Tài chính – Marketing

 ĐH Ngân hàng Tp. HCM

 ĐH Ngoại thương CS2

 ĐH Mở Tp. HCM

 ĐH Công nghiệp Tp. HCM

 ĐH Sài Gòn

 ĐH Hutech

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí