Mức Độ Đáp Ứng Với Công Việc Của Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

động có kinh nghiệm. Hầu hết những sinh viên tốt nghiệp được bố trí là phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm đều là những sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực tế. Ngược lại, những sinh viên tốt nghiệp được bố trí làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động thường là những người đã ra trường được một vài năm, được tuyển đích danh cho vị trí quản lý này.

Sau khi được tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp đều phải có thời gian tập sự để làm quen với công việc của doanh nghiệp. Thời gian tập sự trung bình là 4,37 tháng, tuy nhiên 5 tháng mới là con số về thời gian tập sự được lặp lại nhiều hơn cả. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.11 Thời gian tập sự sau tuyển dụng

Vị trí công việc

Số lượng

Tỷ lệ

2 - 3 tháng

5

10,00

4 - 6 tháng

22

44,00

Trên 6 tháng

23

46,00

Tổng cộng

150

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Bảng trên trình bày thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng qua kết quả khảo sát người sử dụng lao động. Theo đó, số lao động cần thời gian tập sự trên 6 tháng chiếm tỷ lệ rất cao – 46% ý kiến người trả lời. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho thấy 6 tháng thử việc là quãng thời gian khá dài so với quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Sở dĩ sinh viên tốt nghiệp cần thời gian thử việc lâu như thế vì dưới 6 tháng họ chưa trải qua được hết các nghiệp vụ chuyên môn thực tế tại doanh nghiệp: ”...sinh viên mới tốt nghiệm họ không có nhiều kỹ năng thực tế nên nếu không va chạm công việc thực tế họ không làm việc được, nên ít nhất cần đến 6 tháng hoặc hơn để cọ sát với thực tế...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 50 tuổi). “… doanh nghiệp nhỏ thì thử việc 3 tháng là đủ nhưng với những doanh nghiệp lớn, phải 6 tháng mới biết được người lao động làm việc thế nào...”

(trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 46 tuổi).

Tóm lại, kết quả khảo sát tình hình tuyển dụng và vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy: những năm gần đây, các doanh nghiệp tuyển dụng được không nhiều sinh viên tốt nghiệp và họ không thực sự hài lòng với kết quả tuyển dụng. Sau khi được tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có được vị trị làm việc với chức danh độc lập là rất cao. Tuy nhiên, thời gian tập sự của sinh viên tốt nghiệp khá dài, chủ yếu là trên 6 tháng mới có thể thích ứng được với công việc tại doanh nghiệp.

3.4.3.2 Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp

Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn mức độ đáp ứng với công việc của những sinh viên tốt nghiệp khi họ đã trở thành lao động của doanh nghiệp

 Vấn đề đào tạo lại lao động trước khi sử dụng

Điều đầu tiên nghiên cứu này muốn quan tâm là liệu các doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay những lao động đã tuyển dụng hay không. Kết quả là phần lớn các doanh nghiệp phải tổ chức các khoá đào tạo cho lao động mới tuyển dụng (chiếm tới 64% doanh nghiệp) và chỉ có 36% doanh nghiệp không phải tổ chức các khoá đào tạo. Thông tin này thực sự đáng để các trường đại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh quan tâm bởi như vậy, rõ ràng sản phẩm đào tạo của họ đã không thể lưu hành ngay trong xã hội.

Bảng 3.12 Hoạt động đào tạo của doanh nghiệp sau tuyển dụng

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

1. Đào tạo

32

64,00

Từ 25 đến 50%

8

16,00

Từ 51 đến75%

16

32,00

Trên 75%

8

16,00

2. Không đào tạo

18

36,00

Tổng cộng

50

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài 36,0% doanh nghiệp không tổ chức các khoá đào tạo dành cho lao động mới tuyển dụng thì hơn một nửa doanh nghiệp còn lại phải đào tạo từ 51-75% số lao động vừa tuyển dụng (chiếm 50,0% doanh nghiệp

được hỏi), 25,0% doanh nghiệp phải đào tạo lại từ 25% đến 50% số lao động vừa tuyển dụng và 25,0% doanh nghiệp phải đào tạo lại trên 75% số lượng lao động vừa tuyển dụng. Kết quả phỏng vấn sâu quản lý tại doanh nghiệp sử dụng lao động như sau:

”... sau khi tuyển dụng chúng tôi thường tổ chức các khoá đào tạo, ngắn thì 5 ngày, dài hơn thì 2 tuần, dài hơn nữa là 1 tháng cho các lao động vừa tuyển dụng, rồi sau đó mới bắt đầu thời gian tập sự dưới sự kèm cặp của nhân viên cũ...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 50 tuổi).

“…các khoá đào tạo lại là bắt buộc đối với những lao động mới tuyển vào công ty bởi họ không biết nhiều về lĩnh vực hoạt động của công ty, bởi vì cho dù họ có kinh nghiệm làm việc đi chăng nữa cũng không thể nắm bắt công việc ở môi trường mới mà không qua đào tạo…” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nữ, 55 tuổi).

“…chúng tôi thích tuyển người đã có kinh nghiệm để khỏi phải đào tạo lại hoặc thời gian đào tạo ngắn, sinh viên mới ra trường ngoài tấm bằng đại học, dường như họ chẳng biết gì về thực tế doanh nghiệp …” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nữ, 55 tuổi)

Trên đây là đoạn trích phỏng sâu người sử dụng lao động nhằm tìm ra lý do vì sao các doanh nghiệp phải tổ chức các khoá đào tạo lại đối với những lao động đã tuyển dụng. Kết hợp kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với các cuộc phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho ra bốn lý do cơ bản:

- Không biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp;

- Thiếu kỹ năng thực tế;

- Giao tiếp rất kém ;

- Thiếu kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp;

 Mức độ đáp ứng với công việc đo lường thông qua một số thành tố của năng lực

Các thành tố của năng lực được chi tiết hoá trong bảng hỏi thành 21 tiêu chí và được đo lường ở 5 mức từ rất kém đến rất tốt. Người sử dụng lao động của doanh

nghiệp được đề nghị ghi rõ % sinh viên tốt nghiệp hiện đang làm việc tại doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức. Kết quả tổng hợp bảng hỏi như sau:

Bảng 3.13 Tỷ lệ số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá

Tiêu chí

Rất yếu

Yếu

Bình thường

Tốt

Rất tốt

Tổng điểm đánh giá

tốt

Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế

0

10,2

39,6

44,8

5,5

50,3

Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên

0

2,7

51, 8

37,2

8,3

45,5

Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ

1,8

9

47,7

38,4

3,2

41,6

Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

1,9

15,5

47,2

32,7

2,6

35,3

Hiểu biết về xã hội và pháp luật

0

7,5

48

39,3

5,2

44,5

Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

0

3,4

34,8

51,5

10,3

61,8

Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin

2,5

3,6

46

43,3

7,1

50,4

Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình

1,9

6,4

49,9

36,4

4,8

41,2

Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc

1,6

10,7

47

38,2

2,2

40,4

Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý

1,1

4,7

47

44,3

2,4

46,7

Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân

0,6

11 ,0

47,1

31,8

9

40,8

Khả năng sáng tạo

0,1

9,2

45,7

35,4

9,2

44,6

Khả năng tham gia các hoạt động xã hội

0

7,6

48,9

35,7

7,6

43,3

Khả năng thích nghi và điều chỉnh

0

2,7

44,1

42,4

10,8

53,2

Tiêu chí

Rất yếu

Yếu

Bình thường

Tốt

Rất tốt

Tổng điểm đánh giá

tốt

Khả năng chịu áp lực công việc

0

7,9

53,4

29

9,6

38,6

Nhiệt tình trong công việc

0

6,7

46,1

40,4

6,5

46,9

Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp

0

1 ,3

32,3

54,2

12,2

66,4

Tuân thủ kỷ luật lao động

0

0

59,8

33,8

6,4

40,2

Trung bình

0,7

6,14

46,4

40,2

6,6

46,8

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Bảng trên trình bày % sinh viên tốt nghiệp đáp ứng từng mức được chia cụ thể theo từng tiêu chí một. Nhìn vào dòng cuối cùng – giá trị trung bình ta thấy 46,4% sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu công việc. 40,2% sinh viên tốt nghiệp đang đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và chỉ có 6% sinh viên tốt nghiệp đáp

ứng rất yếu hoặc rất tốt các yêu cầu của công việc.

Các tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt nhất được xác định bằng cách gộp

% lao động đáp ứng tốt và rất tốt các yêu cầu của công việc.

Kết quả khảo sát cho thấy người sử dụng lao động cho rằng thái độ tích cực đóng góp cho đơn vị là tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt nhất (66,4% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tiếp theo là khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (61,8% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tuy nhiên, hai khả năng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc của người lao động trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cạnh tranh hiện nay là khả năng chịu áp lực công việc và tuân thủ kỷ luật lao động lại được đánh giá là rất kém (chỉ có 38,6% và 40,2% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt lần lượt hai tiêu chí này).

Theo đó, nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt nhất trong công việc bao gồm: 1/Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp (66,4% người lao động đáp ứng tốt); 2/Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (61,8% người lao động đáp ứng tốt); 3/Khả năng thích nghi và điều chỉnh (53,23% người lao động đáp ứng tốt); 4/Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin (50,43% người lao động đáp ứng tốt) và 5/Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế (50,36% người lao động đáp ứng tốt).

Nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đáp ứng kém nhất trong công việc (tương ứng với tỷ lệ đáp ứng tốt thấp nhất) bao gồm: 1/Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp (35,3% người lao động đáp ứng tốt); 2/Khả năng chịu áp lực công việc (38,6% người lao động đáp ứng tốt); 3/Tuân thủ kỷ luật lao động (40,2% người lao động đáp ứng tốt); 4/Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc (40,4% người lao động đáp ứng tốt); và 5/Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân (40,8% người lao động đáp ứng tốt). Theo đánh giá của người sử dụng lao động, đây là những tiêu chí rất quan trọng, quyết định sự thành công của sinh viên tốt nghiệp trong công việc nhưng họ đáp ứng kém nhất. Với mức độ đáp ứng như thế này sẽ rất khó hoặc rất lâu để sinh viên tốt nghiệp có được sự đánh giá cao trong công việc từ phía người sử dụng lao động hoặc đạt được những thành công trong công việc việc. Đây là điều rất đáng báo động đối với trường đại học khi mà kết quả đào tạo của trường khác xa với với những đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn sâu người sử dụng lao động như sau:

“…Sinh viên ở các trường chưa được đào tạo kỹ về kỹ năng, thời lượng thực tập của sinh viên còn quá ít. Giáo viên truyền thụ kỹ năng vừa yếu, vừa thiếu. Trình độ và kiến thức của sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và tính sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp chưa cao…” – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 39 tuổi.

“…Công tác đào tạo của các trường chưa sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, trong quy trình đào tạo còn bất cập từ nhiều phía, từ nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Đặc biệt, đa số các trường chưa đào tạo cách thức và phương pháp

tiếp cận để cho sinh viên, học viên có khả năng tự khai thác và nghiên cứu tài liệu. Do đó, sinh viên ra trường còn lúng túng, mơ hồ khi tiếp nhận công việc và vị trí được giao, không có khả năng tự triển khai công việc…” – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 41 tuổi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày về thực trạng lao động và việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả khái quát số lượng và chất lượng lao động cũng như thị trường cung cầu lao động nghiên cứu theo đối tượng sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, những chính sách tạo việc làm cho sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả khảo sát với đối tượng khảo sát là sinh viên và nhà quản lý sử dụng lao động nhằm đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên, những yếu kém về năng lực sinh viên và những giải pháp giúp nâng cao khả năng xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp theo ý kiến từ phía doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp nhằm giúp giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

4.1 Dự báo xu hướng thị trường lao động

4.1.1 Bối cảnh

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế là đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp dự kiến đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%.

Thuận lợi: Những thuận lợi lớn xuất phát từ việc hội nhập mạnh mẽ và đầy đủ vào kinh tế thế giới và khu vực. Đầu tư và thương mại có cơ hội phát triển mạnh, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt với việc xây dựng quy hoạch ngành và địa phương cũng như tổng thể nền kinh tế sẽ góp phần đưa đất nước phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra.

Khó khăn: Bên cạnh một số thuận lợi trên, cũng gặp phải một số khó khăn như năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn hạn chế so với một số quốc gia trong khu vực. Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó không còn nhiều lợi thế về nhân công giá rẻ. Theo dự báo, từ nửa sau thập kỷ 2020, dân số

Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ “già hoá dân số” với đặc trưng là tỷ lệ người già tăng nhanh. Nếu không có chính sách đào tạo hợp lý để toàn dụng lao động với chất lượng ngày càng cao, tình trạng “già hóa” khi chưa kịp giàu sẽ trở thành một vấn đề lớn về an sinh xã hội.

4.1.2 Dự báo lao động, việc làm ở Việt Nam đến năm 2020 và 2030

Tầm quan trọng của nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và nhân lực trên thị trường nói riêng đã được khẳng định trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba khâu đột phá nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Dự báo, lực lượng lao động năm 2020 đạt 59,13 triệu người và đến năm 2030 khoảng 68 triệu người. Năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 18,3 triệu (bằng 31,0%). Lao động trong khu vực dịch vụ (chiếm khoảng 26,8% tổng nhân lực trong nền kinh tế) đạt khoảng 16,5 triệu người. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 đạt khoảng 21,8% triệu người (tương đương với khoảng 42,2% tổng nhân lực trong nền kinh tế). Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau đạt 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp 50,0%; ngành công nghiệp 92,0%, ngành xây dựng 56,0%, ngành dịch vụ lên 88,0%.

a) Về dân số: Dân số Việt Nam tiếp tục tăng bình quân mỗi năm 1,1% trong giai đoạn 2013 -2015 và gần 1% giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến sẽ đạt 91,7 triệu người vào năm 2015 và 96,4 triệu người vào năm 2020.

Thời kỳ 2013-2020, tổng việc làm của nền kinh tế quốc dân tăng 785 nghìn người một năm.

Thời kỳ 2013-2015, lao động có việc làm dự báo tăng bình quân mỗi năm 1,6%, giảm xuống còn 1,4% thời kỳ 2016-2020, đạt gần 54,5 triệu người năm 2015 và gần 58,3 triệu người năm 2020. Tỷ lệ dân số có viêc ̣ làm đaṭ 59,4% vào năm 2015 và 60,5% năm 2020.

b) Về cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật:

Quan niệm tương đối thống nhất của đa số chuyên gia và cán bộ quản lý lao động và giáo dục, đào tạo được thể hiện trong các tiêu chí thống kê của các cuộc điều tra lao động, việc làm của Bộ LĐ-TB&XH trong những năm vừa qua: LLLĐ có CMKT bao gồm những người đã qua đào tạo nghề nghiệp từ sơ cấp trở lên và cả những công nhân tuy chưa qua đào tạo (không có văn bằng chứng chỉ) nhưng đã có kinh nghiệm lao động hoặc tự học để có năng lực trong ngành nghề.

4.1.3 Dự báo xu hướng việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020 đến năm 2025

Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM dự báo về nhu cầu nhân lực thành phố giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 như sau:

Giai đoạn 2018 – 2020, tổng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế thành phố tăng trung bình 2,1% một năm từ mức 4.346 nghìn người năm 2016 lên khoảng 4.611 nghìn người vào năm 2020. Giai đoạn 2021 – 2025, tổng nhu cầu nhân lực tăng trung bình 3% một năm, lên khoảng 5.345 nghìn người vào năm 2025.

Theo định hướng đến năm 2025, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực dịch vụ, nhu cầu nhân lực giữa các khu vực cũng có sự dịch chuyển. Đến năm 2018, 2020 và 2025, cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: Dịch vụ (65,19% - 65,68% - 67,84%) – công nghiệp, xây dựng (32,70% - 32,40% - 30,73%) và nông nghiệp (2,11% - 1,92% - 1,43%).

Bảng 4.1 Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

6.000

2

Công nghiệp - Xây dựng

28

84.000

3

Dịch vụ

70

210.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh)

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 19% và 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 45%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 36%.

Bảng 4.2 Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc (Người/ năm)

1

Cơ khí

5

15.000

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

8

24.000

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

12.000

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

12.000

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

21

63.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh)

Bảng 4.3 Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc (Người/ năm)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng

– Bảo hiểm

5

15.000

2

Giáo dục – Đào tạo

6

18.000

3

Du lịch

9

27.000

4

Y tế

5

15.000

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4

12.000

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

9.000

7

Thương mại

13

39.000

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

5

15.000

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

5

15.000

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

55

165.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh) Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ

trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 - 5%.

Bảng 4.4 Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Nhóm ngành

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

89.250

2

Khoa học tự nhiên

7

17.850

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng

- Pháp luật - Hành chính

33

84.150

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

20.400

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

12.750

6

Y - Dược

5

12.750

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

7.650

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

10.200

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

255.000

Ghi chú: Tổng số 255.000 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp – Cao đẳng – Đại học

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh) Trong giai đoạn 2018 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TP. Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo bình quân chiếm 85%, nhu cầu nhân lực bình quân có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại

học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

Bảng 4.5 Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Trình độ nghề

2018 - 2020

2021 - 2015

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Trên đại học

2

6.000

2

6.000

2

Đại học

15

45.000

18

54.000

3

Cao đẳng

16

48.000

16

48.000

4

Trung cấp

27

81.000

28

84.000

5

Sơ cấp nghề

20

60.000

21

63.000

6

Lao động chưa qua đào tạo

20

60.000

15

45.000

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

300.000

100

300.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh)

Bảng 4.6 Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc (Người/năm)

1

Nhà nước

5

15.000

2

Ngoài nhà nước

64

192.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

31

93.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.

Hồ Chí Minh)

Bảng 4.7 Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP.

Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc (Người/ năm)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

8

24.000

2

Dịch vụ phục vụ

9

27.000

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

10

30.000

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

4

12.000

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

5

15.000

6

Công nghệ - Nông lâm

4

12.000

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

3

9.000

8

Ngành nghề khác

3

9.000

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

46

138.000

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP. Hồ Chí Minh)

Quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn các năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo xu hướng phát triển như sau:

a) Nhóm ngành Công nghệ thông tin:

Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hội nhập ASEAN sẽ có cơ hội phát triển và hình thành một số nhóm nghề mới như: Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D, Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Vẫn dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 15/04/2022