Thực Trạng Lao Động Trên Địa Bàn Tp. Hồ Chí Minh

diện. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh luôn được quan tâm thực hiện…

3.2 Thực trạng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

3.2.1 Số lượng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, có tỷ lệ dân nhập cư cao. Người nhập cư từ nông thôn ra TP. Hồ Chí Minh thường theo mùa khi có cơ hội việc làm hoặc lý do cá nhân. Theo thống kê tại TP. Hồ Chí Minh gần đây cho thấy lượng người tạm trú (KT4) chiếm khoảng 15% dân số đô thị. Dân nhập cư không đăng ký có thể còn có tỷ lệ cao hơn. Về thị trường nguồn nhân lực, TP. Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất cả nước, với lực lượng trẻ, năng động và được bổ sung liên tục từ nhiều vùng miền trên cả nước, đặc biệt nơi đầy còn đứng đầu cả nước là địa địa điểm thu hút nguồn nhân lực quốc tế. Điều này tạo nên màu sắc sôi động cho thị trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh. Theo cục thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2017, dân số TP. Hồ Chí Minh trong độ tuổi lao động là

6.207.115 người; lực lượng lao động thành phố có 4.513.193 người (chiếm 52,71% tổng dân số), trong đó tỷ lệ nữ chiếm 48,15%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thành phố năm 2017 ước tính khoảng 72,71%.

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu về lao động tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Dân số (người)

8.441.902

8.561.608

Trong đó: Nữ (người)

4.400.261

4.524.435

Dân số trong độ tuổi lao động (người)

5.965.753

6.207.115

Lực lượng lao động (người)

4.335.659

4.513.193

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)

72,68

72,71

Tổng số lao động có việc làm (người)

4.223.996

4.295.163

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 5

(Nguồn: Niên giám Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 2017)

3.2.2 Chất lượng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Theo cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2016, lực lượng lao động của TP. Hồ Chí Minh chiếm 9% lao động cả nước, nhưng số lượng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm đến 21,2% tổng số lao động trình độ cao của cả nước. Nhờ phát huy

hiệu quả lực lượng lao động tăng cả về quy mô, chất lượng cùng với các yếu tố khác, bình quân trong giai đoạn 2011-2016, tăng số lượng lao động đã đóng góp khoảng 24% tăng trưởng GDP; tăng năng suất lao động đóng góp khoảng 75% tăng trưởng GDP của thành phố.

Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê và tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2017 tỷ lệ lao động đang làm việc có trình độ Cao đẳng trở lên chiếm 26,19%, Trung cấp chiếm 5,81%, Công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm 18,81%, Sơ cấp nghề chiếm 26,69%, Lao động chưa qua đào tạo chiếm 22,50%.

Bảng 3.3 Cơ cấu cầu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2016 -2017

Đơn vị tính: %

Trình độ

Năm 2016

Năm 2017*

Lao động chưa qua đào tạo

24,98

22,50

Sơ cấp nghề

26,09

26,69

Công nhân kỹ thuật lành nghề

18,43

18,81

Trung cấp (CN - TCN)

5,25

5,81

Cao đẳng (CN- CĐN)

4,80

5,38

Đại học trở lên

20,45

20,81

Tổng cộng

100,00

100,00

(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh năm 2017)

3.3 Thực trạng về việc làm cho sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh

3.3.1 Thị trường cung lao động

Thị trường cung lao động, nghiên cứu đối với đối tượng sinh viên là các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Theo số liệu được cập nhật vào tháng 1/2018 thì trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tổng cộng 50 trường đại học, trong đó có 36 trường đại học công lập và 14 trường đại học dân lập và 7 học viện. Có tổng 41 trường cao đẳng và 54

trường trung cấp. Các ngành đào tạo tại các trường là đa ngành bao gồm: Ngành quản lí nhà nước, luật, chính trị học, xây dựng Đảng & Chính quyền nhà nước, công tác xã hội; ngành kinh tế, viễn thông, điện tử; ngành hàng không; kỹ thuật; khoa học, công nghệ; ngành ngoại ngữ, văn hóa, báo chí; kinh tế, Luật; ngành công nghệ thông tin. Các hệ đào tạo gồm có đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa. Cấp bậc đào tạo là cao đẳng, Đại học, cao học, tiến sĩ (đối với hầu hết các trường đại học), cấp bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp (đối với các trường cao đẳng, trung cấp, ngoài ra các trường có sự liên kết đào tạo các ngành không chuyên của trường…Như vậy có thể thấy nguồn cung lao động là sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khá là nhiều, có tổng gần 150 trường đại học, cao đẳng, TCCN trên địa bàn thành phố. Qua đây cũng có thể thấy số lượng sinh viên ra trường hàng năm khá là cao, vì vậy việc giải quyết việc làm cho sinh viên mới ra trường hàng năm là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng, chưa kể sinh viên thất nghiệp đã ra trường nhiều năm và những sinh viên làm trái ngành.

Theo bản tin thị trường lao động do Bộ LĐTB-XH công bố chiều 9/6/2017 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên trong quý 1 năm 2017 giảm mạnh so với quý 4 năm 2016. Cụ thể trong quý 1/2017, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp cả nước có trình độ từ đại học trở lên là 138.800 người, giảm 80.000 người so với 218.800 người quý 4/2016 (giảm hơn 36,5%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp cả nước có trình độ đại học trở lên là 2,75%, riêng tại TP. Hồ Chí Minh ở mức 3.9%.

Ở nhóm trình độ cao đẳng, số lượng người thất nghiệp của quý 1/2017 cả nước là

104.200 người, giảm 20.600 người (giảm 16,5%). Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người có trình độ cao đẳng là 6% cả nước, riêng TP. Hồ Chí Minh là 4.9%, vẫn giữ mức cao nhất trong các nhóm.

Ở trình độ trung cấp, số lượng người thất nghiệp quý 1/2017 là 83.200 người, tăng 13.000 người (khoảng 18,5%) so với quý 4/2016. Tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ là 3,08% và tại TP. Hồ Chí Minh là 3.12%.

Ở trình độ sơ cấp nghề, số lượng người thất nghiệp quý 1/2017 là 35.300 người, giảm 4.600 người (khoảng 11,4%). Tỷ lệ thất nghiệp của trình độ cả nước là còn 2,12% và TP. Hồ Chí Minh là 2,17%

Như vậy, về tình hình thất nghiệp có thể thấy tỷ lệ sinh viên thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh khá là cao và đa số là sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là vấn đề cấp bách hiện nay.

3.3.2 Thị trường cầu lao động

Thị trường cầu lao động với đối tượng sinh viên là các doanh nghiệp, tổ chức, các đơn vị có nhu cầu về tuyển dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Và hiện tại, doanh nghiệp là đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động sinh viên là cao nhất. Vì vậy, ta nghiên cứu đặc điểm doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để đánh giá cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường tại TP. Hồ Chí Minh.

 Số doanh nghiệp hoạt động và kết quả kinh doanh

Theo như tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh của cục thống kê TP. Hồ Chí Minh thì số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tuy phát triển nhanh nhưng hiệu quả thấp. Cụ thể, theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017, toàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp (chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tăng 26,99% so với năm 2011, tương đương tăng 134.421 đơn vị và bình quân hàng năm tăng khoảng 4,90%. Tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người, tăng 19,04% so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,55%. Tốc độ phát triển các cơ sở kinh tế tăng cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, với mức tăng là 26,99% về số cơ sở và 10,04% về số lao động so với năm 2011.

Cụ thể, đối với khối doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tính đến ngày 31-12- 2016, toàn TP có 172.979 DN, HTX (gọi chung là DN), tăng 61,86%, tương ứng

66.089 DN so với năm 2011. Trong đó, loại hình DN ngoài nhà nước luôn có bước phát triển vượt bậc so với các loại hình còn lại, đạt 65,35%, chiếm 97,36% trong tổng số DN toàn TP. Tổng nguồn vốn của khối DN này tăng 2,11 lần, tương ứng

3.262.149 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 3,23 lần, chỉ tiêu doanh thu thuần gấp 1,56 lần so năm 2011. Đây cũng là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.

Số liệu điều tra cũng chỉ ra, mặc dù số lượng DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát triển nhanh nhưng quy mô DN thì chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ. Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận còn khá hạn chế. Trong tổng số 171.655 DN đang hoạt động, chỉ có 64.607 DN hoạt động có lãi, chiếm 37,81%; 96.936 DN bị thua lỗ, chiếm 56,49%; số còn lại kinh doanh hòa vốn. Tỷ lệ các DN thua lỗ sau 5 năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là DN ngoài nhà nước đã tăng 2,87%, số DN có lãi lại giảm từ 43,30% năm 2011 xuống còn 37,41% năm 2016. Tương tự, với DN nhà nước, tỷ lệ DN sản xuất kinh doanh có lãi là 81,79%, giảm 0,71%, tỷ lệ DN bị thua lỗ từ 16,6% năm 2011 tăng lên 17,65% năm 2016.

 Số doanh nghiệp thành lập mới

Theo cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tính đến ngày 15/4/2018 là 12.140 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 137.392 tỷ đồng. Trong đó, 9 ngành dịch vụ đạt tỷ trọng cao cả về số lượng giấy phép và vốn đăng ký, với số giấy phép là 8.669 (chiếm 71,4%), vốn 107.958 tỷ đồng (chiếm 78,6%). Vốn đăng ký bình quân của 1 doanh nghiệp là 11,3 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, 9 ngành dịch vụ là 12,5 tỷ đồng, tăng 9,2%. Cụ thể:

Bảng 3.4 Phân theo loại hình

STT

LOẠI HÌNH

SỐ LƯỢNG

VỐN ĐĂNG KÝ (Tỷ

đồng)

TỶ LỆ (%)

1

Công ty TNHH

10.581

67.691

7

2

Công ty Cổ phần

1.426

69.635

13.3

3

Doanh nghiệp tư nhân

131

66

(Nguồn: Niên giám Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2017)

Bảng 3.5 Phân theo khu vực

STT

KHU VỰC

SỐ LƯỢNG

VỐN ĐĂNG KÝ

(Tỷ đồng)

1

Nông, lâm nghiệp & Thủy sản

50

1.731

2

Công nghiệp, xây dựng

2.474

24.101

3

Thương mại, dịch vụ:

- Bất động sản

- Thương nghiệp

- Khoa học, công nghệ

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

- Thông tin Truyền thông

- Vận tải kho bãi

9.616

803

4.588

1.237

133

446

525

111.560,4

63.758

22.334

7.312

5.944

2.584

2.427

(Nguồn: Niên giám Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2017)

Bảng 3.6 Về doanh nghiệp ngừng hoạt động

STT

NỘI DUNG

LOẠI HÌNH

SỐ LƯỢNG

1

GIẢI THỂ

Công ty TNHH Công ty Cổ phần

658

106

2

NGỪNG HOẠT ĐỘNG

Công ty TNHH Công ty Cổ phần

1462

325

(Nguồn: Niên giám Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2017) Như vậy, dựa theo kết quả thống kê thì tính đến tháng 4/2018 thì trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tổng cộng số doanh nghiệp đang hoạt động là 183.332 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp thành lập mới. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, từ đó giúp tăng cơ hội xin việc

cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Kết quả giải quyết việc làm cho sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh: Năm 2017, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 289.000 lượt lao động, giảm 1,03% so với năm 2016, trong đó số việc làm mới tạo ra là 123.000 chỗ, giảm

8,33%. Tổng số lao động được đưa đi làm việc tại các nước là gần 5.900 người, giảm hơn 1.000 người so với năm 2016.

Trong khi đó, năm 2017 trên địa bàn thành phố có gần 140.000 lao động đăng ký thất nghiệp, tăng 33,6% so với năm 2016; số người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp gần 113.000 người, tăng 29%; số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp đã vượt hơn 857 tỷ đồng. Năm 2018, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải quyết việc làm cho 265.000 lượt người, trong đó tạo ra 120.000 chỗ làm mới, quyết tâm kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,0%.

3.4 Phân tích kết quả khảo sát cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh

3.4.1 Mô tả mẫu khảo sát

- Mục đích khảo sát

Nhằm xác định hiện trạng mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp và mối quan hệ giữa chương trình đào tạo và công việc hiện tại của sinh viên đã tốt nghiệp trong một số ngành nghề trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng là các sinh viên vừa tốt nghiệp và sắp tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành nghề đang làm việc đúng ngành nghề và chưa đúng ngành nghề thông qua bộ câu hỏi dành cho sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để đánh giá những tiêu chí liên quan đến quá trình tìm việc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát 50 doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là những đơn vị sử dụng lao động với các đối tượng khảo sát là lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý nhân sự trong doanh nghiệp để đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đứng trên khía cạnh là người sử dụng lao động.

- Mẫu khảo sát

Khảo sát ngẫu nhiên 600 mẫu cho phỏng vấn qua kênh online, trực tiếp sinh viên vừa tốt nghiệp và sắp tốt nghiệp, thuộc các ngành nghề: Đầu tư – Thẩm định; Du lịch; Luật Kinh tế; Ngoại ngữ; Quản trị - Nhân sự; Tài chính; Thương mại; Tin học

ứng dụng; và các ngành nghề khác, đang làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các sinh viên này thuộc 9 trường Đại học lớn trên phạm vi TP. Hồ Chí Minh: Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Đại học Hutech, Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG Tp. HCM), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở Tp. HCM, Đại học Ngân hàng Tp. HCM, Đại học Ngoại thương CS2, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Tài chính – Marketing.

Ngoài ra, tác giả cũng phỏng vấn và xin ý kiến trực tiếp 50 nhà quản lý nhân lực và tổ chức cán bộ của các cơ quan, doanh nghiệp nơi các sinh viên được hỏi ý kiến đang làm việc.

- Bộ công cụ khảo sát

Bảng khảo sát được gửi đến đối tượng khảo sát thông trực tiếp bằng bản cứng và thông qua mạng trực tuyến Internet (Online) và bản giấy.

- Nội dung khảo sát

Thông qua việc thống kê mô tả các yếu tố có ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp, tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đánh giá về quá trình đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Thực trạng mức độ đáp ứng yêu cầu của công việc và sự hài lòng của sinh viên sau khi tốt nghiệp đối với công việc đang làm. Ý kiến đánh giá của các lãnh đạo, nhà quản lý, phụ trách nhân sự của đơn vị sử dụng lao động về trình độ, kỹ năng và mức độ đáp ứng của đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng, đại học đang công tác, làm việc tại đơn vị.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu trong quá trình khảo sát thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Excel 2010, truy xuất dữ liệu bằng công cụ SQL, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát tổng quan những vấn đề xoay quanh vấn đề việc làm của sinh viên.

3.4.2 Phân tích kết quả khảo sát với đối tượng khảo sát là sinh viên

3.4.2.1 Sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo và công việc hiện tại của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát sinh viên về công việc hiện tại

CV hiện tại

Tổng số lượng

Trung Bình

Khá

Giỏi, XS

Tỷ lệ

Ghi chú

Rất không liên quan

2

1

1

0.79

Không đúng chuyên ngành

Không liên quan

31

6

22

3

12.20

Bình thường

97

24

67

6

38.19

Đúng chuyên ngành

Liên quan

86

10

62

14

33.86

Rất liên quan

38

9

20

9

14.96

Grand Total

254

50

171

33

100.00

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Theo kết quả khảo sát 254 sinh viên đã tốt nghiệp để đánh giá về cơ cấu sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ sinh viên đi làm không đúng chuyên ngành chiếm khoảng 13% (33 sinh viên) tổng số sinh viên tốt

nghiệp được hỏi, còn lại 87% sinh viên đi làm là đúng chuyên ngành.

Nếu căn cứ trên mức độ liên quan giữa chuyên ngành đào tại và công việc hiện tại thì có thể kết hợp tỷ lệ gồm liên quan với rất liên quan khoảng 49% (dù chỉ có 15% là rất liên quan), còn bình thường và không liên quan chiếm khoảng 51% trong đó tạm được với 38%, không liên quan 12% và rất không liên quan là 1%.

Với tổng số sinh viên làm việc không đúng chuyên ngành là 33 sinh viên thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xếp loại Trung bình làm không đúng chuyên ngành khoảng là 7 người, chiếm hơn 21%, đối với loại Khá là 22 người, chiếm hơn 67% và đối với loại Giỏi và Xuất sắc là 4 người, chỉ chiếm khoảng 12%. Biểu đồ thể hiện như sau:

59%

60%

50%

40%

30%

SV làm không làm đúng chuyên ngành

20%

17%

SV làm đúng chuyên ngành

9%

11%

10%

3%

2%

0%

Trung Bình

Khá

Giỏi và Xuất sắc

Hình 3.1 Tỷ lệ % Sinh viên làm việc theo kết quả xét tốt nghiệp

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Số liệu cũng cho thấy khi mới ra trường (còn ít tuổi có thâm niên làm việc ít năm) nhiều sinh viên vẫn tìm kiếm cho mình công việc đúng hoặc có liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Đặc biệt là lực lượng sinh viên tốt nghiệp đạt loại Khá chấp nhận làm việc trái nghề nhiều hơn so với các xếp loại tốt nghiệp còn lại. Lý do sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo theo như tác giả điều tra

định tính được tổng hợp lại như sau:

- Các lý do trực tiếp mà sinh viên tốt nghiệp chấp nhận làm việc không đúng chuyên ngành, đó là yêu thích công việc, làm tạm thời, không tìm được việc đúng chuyên môn, ngoài ra còn có mức lương hấp dẫn.

- Ngoài ra lý do sinh viên ra trường chưa xin được việc đúng chuyên ngành là do: Thiếu kinh nghiệm làm việc, tiếp đến là trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu, mối liên hệ với nhà tuyển dụng, kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Trong lý do khác đáng chú ý là có lý do không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ.

- Thực tế trong thời gian gần đây khá nhiều sinh viên đã tỏ ra chán nản và mơ hồ với ngành nghề mình đang được đào tạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Do sinh viên chưa có kiến thức cũng như nhìn nhận đúng đắn về ngành của mình được chọn, do rào cản của gia đình và môi trường khiến các sinh viên phải

lựa chọn ngành nghề không phù hợp, do năng lực cá nhân không đáp ứng được những ngành mong muốn... Bên cạnh đó, việc thiếu định hướng về ngành nghề tương lai cho bản thân mình khi đăng ký dự thi cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc ra trường có nhiều sinh viên không muốn làm theo ngành mình đã học.

Mặt khác trong điều kiện thị trường lao động việc làm cạnh tranh như hiện nay, cơ hội tìm được một công việc theo đúng chuyên ngành là điều không dễ dàng. Bởi vì để tìm được một công việc theo đúng chuyên ngành, nhiều sinh viên phải chấp nhận bỏ lỡ rất nhiều thời gian và đánh đổi nhiều cơ hội khác.

- Những bất cập của làm việc trái ngành

Làm việc trái ngành, không đúng với chuyên môn là vấn đề nhức nhối mà nhiều lao động trẻ phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là với các sinh viên mới tốt nghiệp, còn giới hạn về kinh nghiệm làm việc. Do thiếu thông tin, nhiều lao động trẻ không thể tìm được việc làm đúng chuyên ngành mình dã theo học đành phải chấp nhận làm trái ngành vì nhu cầu cuộc sống. Bất cập này dẫn đến tình trạng nhiều lao động trẻ không có động lực, năng lượng làm việc, thể hiện sự chán nản và không phát huy được khả năng sáng tạo vốn có. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng tốn kém chi phí và thời gian để đào tạo lại nhân lực.

Khi ra trường sinh viên chấp nhận làm việc trái ngành đồng nghĩa với việc có thể phải chấp nhận bỏ phí những kiến thức và sự đam mê cũng như khả năng không trùng khớp với chuyên ngành mà mình theo đuổi, việc sẽ phải đứng trước những lựa chọn khó khăn là không thể tránh khỏi.

3.4.2.2 Phân tích cơ hội xin việc của sinh viên ra trường sau 6 tháng Bảng 3.8 Khảo sát cơ hội xin việc của sinh viên tốt nghiệp sau 6 tháng

Cơ hội xin việc

Số CV

gửi

Số phỏng vấn 6 tháng

Số trúng tuyển 6 tháng

Số hợp đồng 6 tháng

Số đã nghỉ 6 tháng

Tỷ lệ trúng tuyển ( Số trúng tuyển/ Số CV)

Trung Bình

4.74

3.66

2.40

1.72

0.96

0.56

Khá

4.19

3.47

2.56

1.70

0.99

0.66

Giỏi

3.13

2.94

2.47

1.34

0.78

0.75

Total

4.17

3.44

2.52

1.66

0.96

0.65

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp)

Kết quả khảo sát thể hiện qua biểu đồ sau:

0.75

Giỏi

2.47

3.13

Tỷ lệ trúng tuyển ( Số

trúng tuyển/ Số CV)

Số trúng tuyển 6 tháng

0.66

Khá

2.56

4.19

Số CV gửi 6 tháng

0.56

Trung Bình

2.40

4.74

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00

Hình 3.2 Cơ hội xin việc của sinh viên ra trường trong vòng 6 tháng

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Dựa theo kết quả khảo sát 254 sinh viên đã tốt nghiệp có thể thấy, nếu chỉ xét các sinh viên có việc làm trong vòng 6 tháng, trung bình mỗi sinh viên tốt nghiệp loại giỏi gửi khoảng 3,13 CV đến các nhà tuyển dụng trong thời gian 6 tháng sau khi rời khỏi giảng đường đại học. Trong khi đó, con số này đối với sinh viên xếp loại học lực Khá và Trung bình lần lượt là 4,19 và 4,74. Xét về số trúng tuyển trong vòng 6 tháng, kết quả khảo sát nhận được trung bình mỗi sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi đạt 2,47 lần trúng tuyển, tiếp đến sinh viên loại Khá là 2,56 và cuối cùng sinh viên loại Trung bình là 2,4 lần trúng tuyển. Kết hợp cả 2 thống kê trên đây, tỷ lệ trúng tuyển ở sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi lên đến 0,75; cao hơn 12% so với loại Khá (0,66) và loại Trung bình là khoảng 25% (0,56). Những số liệu được thống kê cho thấy, sinh

viên xếp loại Giỏi ít rải CV hơn nhưng có tỷ lệ trúng tuyển cao hơn.

3.4.2.3 Phân tích tỷ lệ hiệu quả các kênh để sinh viên mới tốt nghiệp xin

việc

Tỷ lệ hiểu quả của kênh tìm việc

Khác

15%

Quảng cáo truyền hình

6%

Báo/Tạp chí

10%

Người thân/Bạn bè

37%

Chuyên trang làm việc 0%

Mạng xã hội

32%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Hình 3.3 Kết quả khảo sát tỷ lệ hiệu quả kênh tìm việc của sinh viên sau tốt nghiệp

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Kết quả khảo sát cho thấy trong số 5 kênh để sinh viên tốt nghiệp áp dụng để xin việc thì kênh thông tin là do bạn bè/người thân giới thiệu có mức độ cao nhất gần 37%; mạng xã hội nằm trong khoảng 32%, tiếp đến là các kênh liên quan đến báo

chí và truyền hình, lần lượt là 10% và 6%.

Kết quả theo trên chỉ ra rằng tâm lý xin việc của sinh viên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự giới thiệu của người thân và bạn bè mà chưa chủ động khai thác triệt để thế mạnh từ các công cụ truyền thông thư các thông tin quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các kênh tuyển dụng để tìm hiểu, gặp gỡ, nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp. Nguyên nhân là do nhiều sinh viên còn thiếu các kỹ năng tìm kiếm thông tin, dẫn đến sự thụ động cũng như hạn chế sự tự tin trong việc tìm đến một công việc phù hợp. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại lựa chọn các phương tiện truyền thông, quảng cáo nội bộ làm công cụ mũi nhọn trong tuyển dụng nhằm cắt giảm chi phí. Điều này đã tạo nên khoảng cách lớn trong cung cầu tuyền dụng hiện nay.

3.4.3 Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Thông qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp là những người trực tiếp sử dụng lao động và trực tiếp tuyển dụng sinh viên để đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên so với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong số những người quản lý được phỏng vấn thì có 46 người làm việc trong doanh nghiệp ngành công nghiệp, thương nghiệp (chiếm 30.67%), có 12 người làm việc trong doanh nghiệp ngành nông-lâm-thủy sản(chiếm 8%), có 45 người làm việc trong doanh nghiệp ngành vận tải-xây dựng (chiếm 30%), có 37 người làm việc trong doanh nghiệp ngành dịch vụ (chiếm 24.67%), còn lại là các ngành khác chiếm 6.67%. Thống kê mẫu khảo sát người quản lý doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.9 Thống kê mẫu khảo sát người sử dụng lao động

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

Giới tính

Nam

31

62,00

Nữ

19

38,00

Độ tuổi

Dưới 35

11

22,00

35-45

35

70,00

Trên 45

4

8,00

Trình độ học vấn

Dưới đại học

4

8,00

Đại học

31

62,00

Sau đại học

15

30,00

Số năm làm quản lý

Dưới 3 năm

11

22,00

Từ 3-7 năm

25

50,00

Trên 7 năm

14

28,00

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Mẫu khảo sát có 31 quản lý là nam (chiếm 62%), độ tuổi của quản lý đa số nằm trong khoảng từ 35-45 tuổi với 35 người, chiếm 70%, trình độ học vấn đa phần là đại học chiếm 62%, trình độ sau đại học chiếm 30%. Kinh nghiệm làm quản lý của những đối tượng được khảo sát là từ 3 - 7 năm kinh nghiệm. Như vậy có thể nói

mẫu khảo sát đảm bảo được tính đại diện cho các đơn vị tuyển dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát những người sử dụng lao động như sau:

3.4.3.1 Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp trong giai đoạn 2013-2017. Số lao động được tuyển dụng trung bình là 11 người vào một doanh nghiệp, trong đó, ít nhất là doanh nghiệp chỉ tuyển có 1 người kể từ năm 2013 đến nay và nhiều nhất là doanh nghiệp tuyển tới 23 người từ năm 2013 đến nay. Con số này nếu so sánh với con số hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp gia nhập thị trường lao động hàng năm thì là quá nhỏ bé. Nó chứng tỏ số sinh viên tốt nghiệp xin được việc làm không nhiều, điều này phản ánh phần nào khả năng xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp là khá khó khăn.

Có được việc làm trong các doanh nghiệp là một điều quan trọng nhưng được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo hay không còn là vấn đề quan trọng hơn khi phân tích mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp về khía cạnh doanh nghiệp.

Bảng 3.10 Vị trí công việc sau tuyển dụng

Vị trí công việc

Số lượng

Tỷ lệ

Phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm

32

21,3

Làm việc tại một vị trí lao động có chức danh độc lập

101

67,3

Tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động

17

11,3

Tổng

150

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Bảng trên trình bày vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp được khảo sát sau khi được tuyển dụng. Theo đó, phần lớn họ đều được làm việc độc lập tại một vị trí lao động theo chức danh (chiếm tới 67,3% ý kiến người được hỏi). Tuy nhiên, chỉ có 11,3% sinh viên tốt nghiệp được làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động và 21,3% là phụ việc cho một lao

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí