Thông Tin Về Các Yếu Tố Chủ Quan Của Từng Các Nhân

2.2.4 Thông tin về các yếu tố chủ quan của từng các nhân

Trong xã hội hiện nay khi Việt Nam gia nhập với các tổ chức kinh tế trên thế giới, sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, mỗi công việc lại yêu cầu những yếu tố cần có của người ứng tuyển: có công việc yêu cầu sức khoẻ, chịu áp lực công việc lớn; nhưng ngược lại có các công việc không cần các yếu tố trên. Nhận thấy tầm quan trọng của việc làm rõ và có kết quả phân tích xác thực quan điểm trên, tác giả đưa nhóm thông tin này vào nghiên cứu với các thông tin cụ thể cần thu thập như sau:

- Tình hình sức khỏe;

- Mức độ chịu đựng áp lực;

- Tính chủ động khi tìm kiếm việc làm.

2.2.5 Thông tin về cách tìm kiếm và kết quả tìm kiếm công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, có nhiều cách để sinh viên gửi hồ sơ xin việc tại 01 đơn vị tuyển dụng: nộp online, gửi email, nộp trực tiếp… Vì thế trong một khoảng thời gian một bạn sinh viên có thể nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi mong muốn làm việc trong tương lai. Và việc còn lại của bạn sinh viên trên là bắt đầu so sánh và tìm kiếm nơi mình cảm thấy phù hợp nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc làm rõ và có kết quả phân tích xác thực quan điểm trên, tác giả đưa nhóm thông tin này vào nghiên cứu với các thông tin cụ thể cần thu thập như sau:

- Phương tiện tìm kiếm việc làm;

- Mức độ tham gia ứng tuyển thông qua các thông tin cụ thể như: số lượng CV gửi đi, số lần phỏng vấn, số lần nhận việc, số lần ký hợp đồng chính thức, số lần nghỉ việc;

- Tính chủ động khi tìm kiếm việc làm;

- Các quan điểm các nhân về vấn đề tìm kiếm việc làm của Sinh viên mới tốt nghiệp.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Trước tiên, phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia được sử dụng nhằm kiểm tra và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của các sinh viên khối ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh dựa vào các nghiên cứu liên quan. Các chuyên gia trong nghiên cứu này bao gồm: các giảng viên đang giảng dạy môn Quản trị nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, một số chuyên viên nhân sự tại các doanh nghiệp lớn tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là những người có nhiều nghiên cứu về thị trường lao động và nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, cọ xát với môi trường nhân sự của nhiều doanh nghiệp. Dựa vào khung phân tích và các nghiên cứu trước đây, các câu hỏi được đưa ra để hỏi ý kiến chuyên gia như sau:

- Theo anh/chị, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến khả năng tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp?

- Theo anh/chị, đứng ở khía cạnh doanh nghiệp thì họ quan tâm gì khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp?

- Theo anh/chị, hiện nay sinh viên đã nhận thức được điều doanh nghiệp quan tâm khi tuyển dụng sinh viên mới nghiệp không? Và như thế nào?

- Theo anh/chị, đứng ở vai trò là người dẫn dắt, anh/chị có lời khuyên gì cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm kiếm việc làm trong thời buổi hiện nay?

Ngoài ra, một cuộc thảo luận nhóm với các cựu sinh viên trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng được thực hiện để thu thập thêm những quan điểm chân thực hơn của chính các đối tượng nghiên cứu đang hướng đến, với các câu hỏi được đưa ra thảo luận như sau:

- Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường thường sẽ tìm kiếm việc làm trên các phương tiện nào? Và tìm kiếm như thế nào? Các bạn nghĩ phương tiện nào mang lại hiệu quả nhất?

- Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường có nhận thức được liệu doanh nghiệp sẽ quan tâm đến những yếu tố nào và có những yêu cầu gì khi tuyển dụng?

- Theo các bạn, Sinh viên vừa mới ra trường gặp những khó khăn gì khi tìm kiếm việc làm? Và sau bao lâu mới xác định được công việc mình sẽ gắn bó lâu dài?

- Theo các bạn, yếu tố nào quan trọng nhất mà sinh viên vừa mới tốt nghiệp cần có để nhanh chóng kiếm được công việc ổn định.

- Các bạn có lời khuyên như thế nào cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp?

Dựa trên những thông tin thu thập được từ thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia, các nghiên cứu trước đây và khung phân tích, bảng câu hỏi khảo sát chi tiết được thiết kế. Tiếp theo, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với các đối tượng: Giảng viên bộ môn quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang phụ trách công tác tuyển sinh tại trường (Số lượng: 04); sinh viên chưa tốt nghiệp (Số lượng: 04); sinh viên đã tốt nghiệp (Số lượng: 04). Phỏng vấn sâu được sử dụng để kiểm tra mức độ chính xác, rõ ràng của từ ngữ cũng như khả năng hiểu của các phát biểu trong bảng câu hỏi. Bên cạnh đó, sự trùng lắp của các phát biểu cũng được kiểm tra. Cuối cùng, có những từ ngữ được điều chỉnh cho phù hợp đội tượng khảo sát và xây dựng được bản câu hỏi hoàn chỉnh.

Từ kết quả thu thập được từ phỏng vấn và tham khảo các nghiên cứu trước đâym bản câu hỏi được xây dựng để triển khai thu thập thông tin.

Bên cạnh đó, sau khi xử lý dữ liệu, kỹ thuật phỏng vấn sâu cũng sẽ được áp dụng để hiểu rõ hơn về kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được giải thích và làm rõ hơn thông qua việc thảo luận với Giảng viên Nguyễn Trần Minh Thành trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và các chuyên gia phân tích số liệu. Các đối tượng này sẽ được phỏng vấn cá nhân riêng lẻ và trực tiếp để đảm bảo tính khách quan, sự chính xác và có thêm nhiều thông tin để giải thích cho kết quả nghiên cứu.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một cuộc khảo sát trực tuyến (Online), phỏng vấn trực tiếp thông qua bản câu hỏi được thực hiện nhằm thu thập các dữ liệu sơ cấp. Khi khảo sát kết thúc, có từ

254 sinh viên đã tốt nghiệp và 346 sinh viên chưa tốt nghiệp của 9 trường Đại học khối ngành kinh tế khu vực Tp. Hồ Chí Minh tham gia trả lời bản câu hỏi.

Dữ liệu khảo sát được xử lý và loại bỏ những phiếu khảo sát không hoàn thành hoặc không thực hiện đúng mục tiêu của cuộc khảo sáy. Sau khi dữ liệu được làm sạch, phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu. Microsoft Excel 2013 được sử dụng như công cụ phân tích dữ liệu, đồng thời đưa ra các bảng số liệu và biểu đổ ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh đó, các kỹ thuật phân tích dữ liệu chuyên sâu để có những kết quả hữu ích.

2.4 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu

2.4.1 Nguồn thu thập dữ liệu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

- Nguồn dữ liệu thứ cấp

Bảng 2.1 Thông tin cần xác định từ nguồn dữ liệu thứ cấp

Thông tin cần xác định

Nguồn thông tin

Loại số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê;

Nhà xuất bản thống kê 2017

Loại số liệu lấy từ Internet dùng trong bài viết.

Internet

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

(Nguồn: tác giả tổng hợp trên nguồn dữ liệu thứ cấp)

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn thông tin chính của đề tài. Để kiểm định các giả thuyết, đề tài thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi kháo sát được gửi đến đối tượng khảo sát dưới dạng Biểu mẫu khảo sát Online.

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo 3 bước:

- Bước 1: Dựa vào danh sách các trường Đại học khối ngành Kinh tế khu vực TP. Hồ Chí Minh trên Trang website wikipedia, tác giả chọn ra 09 trường Đại học mang tính đại diện để thực hiện khảo sát, bao gồm: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế - Tài chính; Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM); Trường Đại học Tài chính – Marketing; Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở TP.HCM; Trường Đại học Mở

TP.HCM; Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (Đại học Hutech).

- Bước 2: Dựa vào thống kê số SV tốt nghiệp hàng năm của 09 trường Đại học chọn khảo sát, tác giả đưa ra cơ cấu chọn mẫu sinh viên đã tốt nghiệp phải đảm bảo tương đồng với cơ cấu quy mô sinh viên mỗi trường. Trong đó, số lượng mẫu khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ gấp 4 lần các trường còn lại.

- Bước 3: Tác giả xem xét tổng số lượng mẫu khảo sát dự kiến 600 mẫu, trong đó 40% mẫu khảo sát là đối tượng SV đã tốt nghiệp.

2.5 Mô tả bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 3 phần:

- Phần 1: Tác giả thu thập các nhóm thông tin về trường học, ngành học, trình độ học vấn, việc làm thêm trong quá trình học tập, kỹ năng xã hội và các kỹ năng khác ngoài chuyên môn, các mối quan hệ xã hội và điều kiện kinh tế, cũng như các đánh giá chủ quan của đối tượng khảo sát về tính hình sức khỏe, sức chịu đựng áp lực và tính chủ động, cũng như cách thức tìm hiểu thông tin việc làm của bản thân. Đặc biệt là câu hỏi nhận diện đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp.

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 1

Nhóm thông tin

Mã câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Dạng câu hỏi

Danh tiếng trường học

Q2

Trường đại học theo học

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Q3

Chuyên ngành đã theo học

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Nhận diện

Q4

Bạn là sinh viên? (Tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp)

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Trình độ học vấn

Q5

Điểm trung bình học tập tích lũy đến thời điểm hiện tại (thang điểm 10)

Một đáp án – Dữ liệu định lượng

Nhóm thông tin

Mã câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Dạng câu hỏi

Trình độ Ngoại ngữ

Q6

Loại văn bằng tiếng Anh cao nhất bạn nhận được

Một đáp án – Dữ liệu định lượng

Q7

Điểm tiếng Anh cao nhất bạn nhận được

Một đáp án – Dữ liệu định lượng

Các hoạt động ngoại khoá

Q8

Tình nguyện

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q9

Học thuật

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q10

Văn nghệ

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q11

Thể thao

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q12

Giáo dục

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q13

Khác

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Các công việc làm thêm trong quá trình học tập

Q14

Gia Sư

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q15

Công việc Online (bán hàng trực tuyến, quảng cáo trực tuyến...)

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q16

Làm công ăn lương theo giờ (phục vụ, giúp việc, bán hàng tại cửa hàng...)

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q17

Làm công ăn lương theo sản phẩm (dán tem, đồ thủ công...)

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q18

Làm công ăn lương theo dự án (thiết kế, nghiên cứu thị trường, dịch thuật...)

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q19

Khác

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q20

Giao tiếp

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q21

Xử lý tình huống

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Nhóm thông tin

Mã câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Dạng câu hỏi

Kỹ năng xã hội và các kỹ năng ngoài chuyên môn

Q22

Tin học Văn phòng

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q23

Chuyên môn/nghiệp vụ gắn chuyên ngành học

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q24

Chuyên môn/nghiệp vụ không gắn chuyên ngành học

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q25

Kỹ năng làm việc nhóm

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q26

Đàm phán và thương lượng

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q27

Thiết kế CV và chinh phục Nhà tuyển dụng

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q28

Quản lý thời gian

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Q29

Khác

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 4 mức độ)

Các đánh giá khách quan

Q30

Sức khoẻ

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 5 mức độ)

Q31

Khả năng chịu áp lực

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 5 mức độ)

Địa vị gia đình và mối quan hệ xã hội

Q32

Công việc của ba/bố

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Q33

Công việc của mẹ

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Q34

Bạn có người quen/người thân trong lĩnh vực dưới đây không?

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Cách thức tìm hiểu thông tin việc làm

Q35

Bạn thường xem thông tin về việc làm trên phương tiện gì?

Nhiều đáp án – Dữ liệu định tính

(Nguồn: tác giả tổng hợp trên nguồn dữ liệu sơ cấp)

- Phần 2: Nội dung khảo sát về cách tìm kiếm và kết quả tìm kiếm công việc của Sinh viên đã tốt nghiệp cũng như nhận định cá nhân về cơ hội việc làm của bản thân khi mới tốt nghiệp, chỉ dành riêng cho nhóm sinh viên đã tốt nghiệp

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 2

Nhóm thông tin

Mã câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Dạng câu hỏi

Xếp loại tốt nghiệp

Q36

Xếp loại tốt nghiệp của bạn là gì? (Xuất sắc/ Giỏi/ Khá/ Trung bình)

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Cơ hội việc làm trong thời gian 6 tháng

Q37

Số lượng đơn vị đã gửi CV

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q38

Số lượng đơn vị đã mời phỏng vấn

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q39

Số lượng công việc trúng tuyển

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q40

Số lượng công việc đã ký hợp đồng

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Q41

Số lượng công việc đã nghỉ

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 7 mức độ)

Thời gian nhanh nhất nhận được công việc ổn định

Q42

Bạn nhận được một công việc ổn định và tin rằng mình có thể gắn bó lâu dài sau bao nhiêu lâu kể từ khi tốt nghiệp?

Một đáp án – Dữ liệu định tính

Phản hồi của đơn vị tuyển dụng

Q43

Bạn nhận được các công việc đã ứng tuyển thông qua phương tiện nào?

Nhiều đáp án – Dữ liệu định tính

Cơ hội việc làm hiện tại

Q44

Bạn hãy đánh giá cơ hội việc làm của bản thân so với bạn bè cùng trang lứa

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 5 mức độ)

Phù hợp với chuyên môn

Q45

Bạn hãy đánh giá mức độ liên quan của chuyên ngành đã học với công việc đầu tiên nhận được sau khi tốt nghiệp?

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 5 mức độ)

(Nguồn: tác giả tổng hợp trên nguồn dữ liệu sơ cấp)

- Phần 3: đây là phần ghi nhận quan điểm cá nhân của đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp nhằm đánh giá sự khác biệt về nhận thức, quan điểm của 2 đối tượng khảo sát.

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 3

Nhóm thông tin

Mã câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Dạng câu hỏi

Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Q46

Điểm Trung bình học tập

Một đáp án – Dữ liệu định lượng (Thang đo Likert 5 mức độ)

Trình độ tiếng Anh

Xếp loại bằng tốt nghiệp

Tham gia các hoạt động ngoại khoá SV

Làm thêm trong quá trình học tập tại trường

Tham gia khoá học kỹ năng mềm

Có mối quan hệ với những người trong các đơn vị tuyển dụng

Có mối quan hệ với những người có chức vụ trong xã hội

Gia đình có điều kiện kinh tế

Cập nhật thông tin thị trường lao động

Có sức khoẻ

Khả năng chịu áp lực công việc

Tốt nghiệp từ trường học danh tiếng

Có đi thực tập vào HK cuối trước tốt nghiệp

Ngoại hình

(Nguồn: tác giả tổng hợp trên nguồn dữ liệu sơ cấp)

2.6 Phương pháp xử lý số liệu

2.6.1 Xuất và làm sạch dữ liệu khảo sát

Khảo sát được thực hiện bằng ứng dụng Biểu mẫu Online của Google, cho phép người tạo lưu dữ liệu khảo sát dưới dạng trang tính Excel với các cột là tên các câu

hỏi khảo sát và các dòng là kết quả khảo sát của từng đối tượng. Đồng thời bản cứng (bản câu hỏi bằng giấy) cũng được phát trực tiếp cho người tham gia khảo sát.

Dữ liệu được truy xuất và loại bỏ các dữ liệu không đạt yêu cầu, như: chưa hoàn thiện hết 100% bảng khảo sát, hoặc ghi nhận nhầm đối tượng khảo sát.

Dữ liệu sẽ được rà soát và hiệu chỉnh dữ liệu về định dạng chung để thống nhất cách đo lường và thống kê trong bước xử lý dữ liệu, cụ thể:

- Điều chỉnh dữ liệu Điểm trung bình học tập về dạng số, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

- Điều chỉnh dữ liệu Điểm tiếng anh về đúng định dạng và khung điểm của từng loại văn bằng, cấp bậc tiếng anh đối tượng khảo sát cung cấp.

- Điều chỉnh chính tả và định dạng cho các câu trả lời định lượng theo đúng chuẩn của từng câu hỏi..

2.6.2 Khởi tạo và bổ sung biến từ những biến sẵn có

Một số yếu tố khảo sát phải dùng nhiều thông tin để lập luận và suy diễn ra sẽ được khởi tạo dựa trên các công thức và lý luận sau:

- Trình độ tiếng anh: Được xác định dựa trên kết quả của 2 câu hỏi “Văn bằng tiếng anh đạt được gần đây nhất” và “Điểm tiếng anh cao nhất ứng với văn bằng đạt được”, sau đó quy chiếu về khung điểm của bằng Toiec theo quy định tham khảo trên website http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/kinh-nghiem-hoc-tieng-anh/bang- quy-doi-diem-chung-chi-quoc-te-toeic-toefl-ielts-665.html

Theo đó, tác giả quy ước trình độ tiếng anh của sinh viên theo thang đo sau:

Bảng 2.5 Bảng quy ước thang đo trình độ tiếng Anh

Điểm Toeic

0 - 250

250 - 400

405 - 600

605 - 780

785 - 990

Trình độ TA

Rất không tốt

Không tốt

Bình thường

Tốt

Rất tốt

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

- Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, Mức độ làm thêm được suy ra dựa trên số lần tham gia một trong các loại hình hoạt động liên quan với các nhóm hoạt động trên. Và quy ước mức độ tham gia như sau:

Bảng 2.6 Bảng quy ước mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa

Mức độ hoạt động

Rất không thường xuyên

Không thường xuyên

Bình thường

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Số lần tham gia hoạt động ngoại khóa

Dưới 2 lần

2 lần

3 lần

4 lần

Từ 5 lần trở lên

Thời gian làm thêm

Dưới 2 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

Từ trên 5 tháng trở lên

(Nguồn:Tác giả đề xuất)

2.6.3 Xử lý dữ liệu

Các dữ liệu sau khi được làm sạch và bổ sung để đầu đủ các giá trị đo lường, tác giả sử dụng công cụ Pivot Table trên Microsoft Excel để thống kê dữ liệu dưới dạng bảng bằng các các tính: đếm số lượng, tính tỷ lệ, tính trung bình…

Các dữ liệu dạng bảng được sử dụng để tạo các biểu độ nhằm mang lại tính hình ảnh và thể hiện thông tin tốt hơn giúp người đọc dễ hiểu hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu liên quan, chương 2 đã trình bày khung phân tích để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, kỹ thuật phỏng vấn nhóm đã được sử dụng để kiểm tra, làm rõ và bổ sung thêm các nhóm thông tin cần thu thập nhằm tiến tới một kết quả mang tính khái quát và hữu dụng.

Trên cơ sở đó, bảng câu hỏi khảo sát Online cũng được thiết kế để thu thập dữ liệu. Bên cạnh dữ liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát thực tế, đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê cũng như từ nguồn Internet.

Mặt khác, đề tài đã đưa ra hơn 15 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp: điểm học tập, trình độ tiếng anh, xếp loại tốt nghiệp, mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa, mức độ làm thêm trong thời gian đi học, các kỹ năng mềm, nghiệp vụ ngoài chuyên môn, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ với doanh nghiệp tuyển dụng, điều kiện kinh tế, khả năng chịu áp lực, sự chủ động trong tìm kiếm việc làm, sức khỏe, ngoại hình và danh tiến trường học, ngành học.

Các yếu tố được thu thập dữ liệu dưới dạng thống kê thực tế và dưới dạng quan điểm đánh cá nhân để đưa ra biện luận rõ hơn về thực trạng hiện nay, đồng thời góp phần bổ sung thêm thông tin mới hữu ích, đánh thức những nhận biết lệch lạc trước đây.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH‌‌

3.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Vị trí địa lý

TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước.

TP. Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 0 54’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa

-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Diện tích toàn TP. Hồ Chí Minh hơn 2.095 km2, được phân chia thành 19 quận và 05 huyện với 322 phường/xã/thị trấn. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16m.

Địa hình TP. Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình TP. Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32m, trong đó 4 – 10m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1m,

nhiều nơi dưới 0m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).

TP. Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

3.1.2 Dân số

Theo cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, vào năm 2017, TP. Hồ Chí Minh có dân số 8.611,1 ngàn người và là thành phố đông dân nhất Việt Nam, trong đó: Phân theo giới tính tỷ lệ nam chiếm 47,15%; nữ chiếm 52,85%; dân số khu vực thành thị chiếm 82,46%, khu vực nông thôn chiếm 17,54%.

Sự phân bố dân cư ở TP. Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì

các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.

3.1.3 Tình hình kinh tế

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2017 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP cả năm ước đạt 1.060.618 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 842.376 tỷ đồng, tăng 8,25% so năm trước, cao hơn mức tăng 8,05% của năm 2016. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4% so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt

100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng)

67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so với cùng kỳ; tổng dư nợ đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với 12/2016.

Nguồn Theo Tổng cục Thống kê công bố năm 2017 Bảng 3 1 Tình hình Kinh tế TP 1

(Nguồn: Theo Tổng cục Thống kê công bố năm 2017)

Bảng 3.1 Tình hình Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2017

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 35.548,4 triệu USD, tăng 16,1% so năm 2016. Thành phố hiện có hơn bảy nghìn dự án đầu tư nước ngoài (FDI) từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 42 tỷ USD.

Trong 5 năm (2011-2015), thành phố thu ngân sách được gần 1,2 triệu tỷ đồng, đạt hơn 103% chỉ tiêu Trung ương giao, tăng gấp hai lần so với giai đoạn 2006 - 2010, đóng góp 27,8% vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; chú trọng nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa… Toàn thành phố hiện chỉ còn 2,52% hộ nghèo (thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống) và 2,33% hộ cận nghèo (thu nhập bình quân từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống). Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí