Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam - 13

do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của các bên tham gia QHLĐ, nhất là của NSDLĐ. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các bên trong QHLĐ. Từ đó, các bên cũng có cơ sở tự bảo vệ mình khi có hành vi vi phạm từ phía bên kia.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường chỉ được quan tâm khi Bộ luật lao động cũng như Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động mới được ban hành, còn các văn bản hướng dẫn Luật thì lại chưa được phổ biến sâu rộng. Bên cạnh việc đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cần chú trọng nâng cao quyền lợi, trình độ nghiệp vụ của các tuyên truyền viên, phát triển hệ thống tương tác rộng khắp trên nhiều phương diện, phương tiện thông tin đại chúng.

Trong nội bộ Doanh nghiệp, phải công khai các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế đơn vị. Điều này tạo điều kiện để NSDLĐ và NLĐ tiếp cận và hiểu một cách đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, nội quy, quy chế của Doanh nghiệp, từ đó hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong QHLĐ. Việc công khai các văn bản pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều cách thức như: đưa lên website, mạng xã hội của đơn vị, niêm yết tại trụ sở, thực hiện phát thanh hàng ngày, thành lập tổ pháp chế, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại đơn vị, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ, thông qua tổ chức công đoàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NLĐ, phát tờ rơi, sổ tay pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ,… Nên khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa công nghiệp trên cơ sở đề cao ý thức pháp luật lao động.

3.2.3. Tăng cường xây dựng và ban hành án lệ về lao động

Án lệ về lao động có vai trò bổ sung nguồn luật áp dụng thực tiễn trên cơ sở các phán quyết mẫu mực của tòa án. Theo tinh thần cải cách tư pháp và quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, một trong những quyền hạn

quan trọng của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là xây dựng, ban hành án lệ để các TAND áp dụng thống nhất trong xét xử.

3.2.4. Tổ chức bộ phận pháp chế trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Những rủi ro pháp lý của các bên khi chấm dứt HĐLĐ là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vì vậy, để phòng và chống những rủi ro này, các doanh nghiệp cần có "áo giáp" bảo vệ họ, đó chính là bộ phận pháp chế.

Lợi ích đầu mà bộ phận pháp chế mang lại đó là bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững QHLĐ trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong lĩnh vực này, bộ phận pháp chế chỉ cần tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng tốt 03 nội dung: quy chế lương thưởng, HĐLĐ và Nội quy Lao động thì khi đó, NSDLĐ có thể dễ dàng giải quyết các sự cố phát sinh của NLĐ, và chuyên tâm vào thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Ngoài ra, bộ phận pháp chế còn nắm vị trí tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo đơn vị các quy định pháp luật, đặc biệt trong tình hình có nhiều quy định mới, nhiều thay đổi như hiện nay liên quan đến các chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ để kịp thời tránh cho doanh nghiệp những thiệt hại không đáng có. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng tư vấn pháp luật cũng giống như chính doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một đội ngũ "thầy thuốc" chuyên chữa trị những "căn bệnh" pháp lý cho chính doanh nghiệp là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Thông qua bộ phận pháp chế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị cũng sẽ hiệu quả hơn, góp phần đưa pháp luật và các văn bản nội bộ đến gần hơn với NLĐ, nâng cao ý thức pháp luật cho cả NLĐ và NSDLĐ.

Bên cạnh việc tổ chức bộ phận pháp chế, cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật của bộ phận này đối với NSDLĐ nhằm xử lý đúng đắn, hiệu quả các tình huống pháp lý đối với QHLĐ.

Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam - 13

3.2.5. Nâng cao vai trò và hoạt động của tổ chức công đoàn

Tổ chức công đoàn là cầu nối giữa NLĐ với NSDLĐ và Nhà nước, là đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ, cùng với Nhà nước, NSDLĐ tạo điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của tổ chức công đoàn chưa thực sự được đề cao, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do NLĐ chưa ý thức được vai trò của tổ chức công đoàn nên không nhiệt tình tham gia, đa số thành viên của công đoàn là NLĐ, chưa có kiến thức sâu rộng về pháp luật lao động, hơn nữa họ lại bị lệ thuộc kinh tế đối với NSDLĐ nên khó có thể bình đẳng và độc lập trong QHLĐ. Chính vì vậy, cần nâng cao vai trò và hoạt động của tổ chức công đoàn theo hướng:

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của NLĐ về vai trò của công đoàn, để từ đó các đơn vị chưa có tổ chức công đoàn tiến hành thành lập để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

- Nâng cao chất lượng của các cán bộ công đoàn thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, đặc biệt là kỹ năng thương lượng, kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động; tăng cường số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách để đảm bảo cho sự độc lập tương đối trong mối quan hệ với NSDLĐ, bảo vệ tối đa cho quyền lợi NLĐ. Đồng thời cần có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho các cán bộ công đoàn để tránh việc trù dập của NSDLĐ đối với các cán bộ công đoàn tích cực tham gia. Có như vậy, vai trò của tổ chức công đoàn mới thực sự được phát huy, là chỗ dựa đáng tin cậy cho NLĐ chia sẻ, gửi gắm niềm tin và hy vọng

3.2.6. Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động

Đa phần nhận thức của NLĐ hiện nay nói chung còn nhiều hạn chế, do đó nhiều trường hợp NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NLĐ mà chấm

dứt HĐLĐ trái pháp luật. Khi mà quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm, NLĐ cũng không đủ hiểu biết để nhận ra, do đó chịu nhiều thua thiệt khi QHLĐ chấm dứt. Chính vì lẽ đó, công tác thanh tra, kiểm tra phải được tích cực triển khai nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chấm dứt HĐLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên trong QHLĐ, đặc biệt là NLĐ. Để làm tốt công tác này, cần: quy định việc thanh tra, kiểm tra về lao động nói chung, chấm dứt HĐLĐ nói riêng định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm; không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ kiểm tra viên; phối hợp với các cơ quan chuyên ngành khác để có kết luận tổng hợp và chính xác nhất.

Kết luận Chương 3


Việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về lao động nói chung, chấm dứt HĐLĐ nói riêng là cần thiết nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành, đảm bảo quyền bình đẳng giữa NSDLĐ và NLĐ trong QHLĐ, tôn trọng các quyền con người được ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và Hiến pháp Việt Nam.

Để đảm bảo các quy định pháp luật phát huy hiệu quả, không chỉ tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định hiện hành mà còn phải đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ, nâng cao năng lực của tổ chức đại diện NSDLĐ, của tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại cơ sở cũng như vai trò định hướng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

KẾT LUẬN


Chấm dứt HĐLĐ là một sự kiện pháp lý rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc QHLĐ, trong một số trường hợp gây tác động tiêu cực tới thu nhập, việc làm của NLĐ; sự xáo trộn trong nội bộ đơn vị của NSDLĐ và sự ổn định trong thị trường lao động. Chấm dứt HĐLĐ là quyền của cả NLĐ và NSDLĐ, đặt trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép để hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng cho phía bên kia.

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn về căn cứ, thủ tục, nguyên tắc áp dụng cho mỗi bên khi chấm dứt HĐLĐ. Các quy định này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý, điều tiết QHLĐ trong nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo quyền quản lý cho NSDLĐ, cũng như quyền lợi của NLĐ. Các quy định pháp luật đã và đang dần hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp và tương đồng với quy định của các nước và với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng những tranh chấp lao động gần đây khiến chúng ta phải nhìn nhận, suy ngẫm về thực trạng QHLĐ và hiệu quả thực thi pháp luật trong thực tế. Trong đời sống lao động, QHLĐ không phải lúc nào cũng tốt đẹp, những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích của NSDLĐ và NLĐ luôn luôn tồn tại tiềm tàng, và khi mâu thuẫn, bất đồng đạt đến giới hạn nhất định, sẽ là nguyên nhân phá vỡ các giao ước trong HĐLĐ.

Vi phạm chấm dứt HĐLĐ là một hiện tượng có xu hướng khá phổ biến, nó làm mất dần tính bình ổn và sự hợp tác giữa các bên trong QHLĐ từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, xã hội và trách nhiệm của các bên. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế và loại bỏ vi phạm pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động là điều thực sự cần thiết. Hiện nay, các quy định của pháp luật điều chỉnh về vi phạm chấm dứt HĐLĐ phần nào đã đáp ứng

được nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, đó chưa thực sự là một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và khi áp dụng trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động nói chung và chấm dứt HĐLĐ nói riêng có ý nghĩa lớn trong thời điểm này.

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chấm dứt HĐLĐ và vi phạm chấm dứt HĐLĐ, có thể rút ra một số điểm chính như sau:

- Chấm dứt HĐLĐ và vi phạm chấm dứt HĐLĐ là hai mặt của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ, có quy định về chấm dứt HĐLĐ thì cũng có thể sẽ có vi phạm chấm dứt HĐLĐ. Do đó, khi nghiên cứu chấm dứt HĐLĐ và vi phạm chấm dứt HĐLĐ cần được đặt trong tổng thể các quy định của pháp luật về lao động.

- Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ có nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, mang tính xã hội cao, bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn còn tồn tại những bất cập, thiếu sót trong quá trình áp dụng, vẫn còn tồn tại những quy định chưa được hướng dẫn cụ thể, thủ tục rườm rà, có sự chồng chéo và thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn.

- Việc áp dụng pháp luật về chấm dứt HĐLĐ trên thực tế còn bất cập. Sự tiếp cận, hiểu biết của NSDLĐ và NLĐ đối với các văn bản quy phạm pháp luật chưa sâu sắc, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì mối quan hệ công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, các vụ tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ còn nhiều, ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và các tình huống giả định về chấm dứt HĐLĐ, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Công Bằng (2016), Công ty TNHH Naria Vina sa thải người lao động khi đang nằm viện! <http://kinhtenongthon.com.vn/Cong-ty-TNHH- Naria-Vina-sa-thai-nguoi-lao-dong-khi-dang-nam-vien-122- 61405.html>, (ngày truy cập: 19 tháng 07 năm 2016).

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 47/2015/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 Hướng dẫn thực hiện một số điều về Hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội.

4. Hà Anh Chiến (2016), Vụ Cty TNHH Shinwa VN (Đồng Nai) đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật: CĐ giúp NLĐ đòi được gần 1 tỉ đồng. <http://laodong.com.vn/cong-doan/vu-cty-tnhh-shinwa-vn-dong- nai-don-phuong-cham-dut-hdld-trai-luat-cd-giup-nld-doi-duoc-gan-1-

ti-dong-596779.bld>, (ngày truy cập: 19 tháng 07 năm 2016).

5. Chính phủ (1995), Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 07 năm 1995 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Hà Nội.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí