LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Cơ khí là một trong những ngành kỹ thuật phát triển ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX, nó đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc tự động hóa và hiện đại hóa quá trình sản xuất.
Để giúp các bạn sinh viên ngành Điện – Điện tử hiểu rò hơn về ngành cơ khí mà cụ thể là các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật nhóm tác giả đã biên soạn tập bài giảng “VẼ KỸ THUẬT”.
Tập bài giảng “VẼ KỸ THUẬT” được nhóm tác giả biên soạn làm tài liệu học tập chính cho sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học ngành Điện- Điện tử của Trường ĐHSPKT Nam Định, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành Điện- Điện tử.
Tập bài giảng “VẼ KỸ THUẬT” sẽ trang bị cho sinh viên ngành Điện- Điện tử những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
Về kiến thức: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật: chữ và số, đường nét cơ bản, hình chiếu, giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học, giao tuyến giữa các khối hình học, hình cắt, mặt cắt và bản vẽ sơ đồ.
Về kỹ năng: sinh viên có khả năng thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật đơn giản, vẽ được các hình chiếu, hình cắt, hình chiếu trục đo của vật thể.
Trong tập bài giảng này phần lý thuyết được sắp xếp theo một trình tự logic, các kiến thức cơ bản được cô đọng. Sau mỗi nội dung lý thuyết đều có các bài tập kèm theo để nâng cao tính thực hành của môn học.
Tuy nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng tập bài giảng chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để tập bài giảng được tốt hơn.
NHÓM TÁC GIẢ
MỤC LỤC
Chương 1. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT 1
1.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật 1
1.2. Khổ giấy 2
1.2.1. Các khổ giấy 2
1.2.2. Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy 2
1.3. Khung bản vẽ và khung tên 3
1.3.1. Khung bản vẽ 3
1.3.2. Khung tên 3
1.4. Tỉ lệ 4
1.5. Các loại nét vẽ 4
1.5.1. Các loại đường nét 5
1.5.2. Chiều rộng nét vẽ 5
1.5.3. Quy tắc vẽ 6
1.6. Chữ và số 7
1.6.1. Khổ chữ (h) 7
1.6.2. Kiểu chữ 7
1.7. Ghi kích thước 9
1.7.1. Quy định chung 9
1.7.2. Ghi kích thước 9
CÂU HỎI ÔN TẬP 14
Chương 2. VẼ HÌNH HỌC 15
2.1. Dựng hình cơ bản 15
2.1.1. Dựng đường thẳng song song 15
2.1.2. Dựng đường thẳng vuông góc 16
2.1.3. Chia đều một đoạn thẳng 17
2.1.4. Vẽ độ dốc và độ côn 17
2.2. Chia đều đường tròn 19
2.2.1. Chia đường tròn thành 3 phần và 6 phần bằng nhau 19
2.2.2. Chia đường tròn thành 4 phần và 8 phần bằng nhau 19
2.2.3. Chia đường tròn thành 5 phần và 10 phần bằng nhau 20
2.2.4. Chia đường tròn thành 7, 9, 11, 13… phần bằng nhau 20
2.3. Vẽ nối tiếp 21
2.3.1. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng 22
2.3.2. Vẽ nối tiếp hai cung tròn bằng một đoạn thẳng 22
2.3.3. Vẽ nối tiếp đường thẳng với cung tròn bằng một cung tròn khác 23
2.3.4. Vẽ nối tiếp hai cung tròn bằng một cung tròn khác 25
2.3.5. Ứng dụng 26
2.4. Vẽ một số đường cong hình học 26
2.4.1. Vẽ đường elip 27
2.4.2. Vẽ đường thân khai của đường tròn 27
2.4.3. Vẽ đường ôvan 28
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 30
Chương 3. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 32
3.1. Khái niệm về các phép chiếu 32
3.1.1. Phép chiếu xuyên tâm 32
3.1.2. Phép chiếu song song 32
3.1.3. Phép chiếu thẳng góc 34
3.2. Hình chiếu của điểm, đường thẳng và mặt phẳng 34
3.2.1. Hệ thống các mặt phẳng hình chiếu 34
3.2.2. Hình chiếu của điểm 35
3.2.3. Hình chiếu của đường thẳng 37
3.2.4. Hình chiếu của mặt phẳng 43
3.3. Hình chiếu của các khối hình học 47
3.3.1. Khối hình chữ nhật 47
3.3.2. Hình lăng trụ đều 48
3.3.3. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều 48
3.3.3.1. Hình chóp đều 48
3.3.4. Khối tròn 49
3.3.4.2. Hình trụ 50
3.3.4.3. Hình nón 51
3.3.4.4. Hình cầu 52
3.4. Kích thước của các khối hình học 53
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 54
Chương 4. GIAO TUYẾN CỦA VẬT THỂ 57
4.1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học 57
4.1.1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện 57
4.1.2. Giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ 59
4.1.3. Giao tuyến của mặt phẳng với hình cầu 60
4.2. Giao tuyến của các khối hình học 61
4.2.1. Giao tuyến của hai khối đa điện 61
4.2.2. Giao của đa diện với mặt cong 62
4.2.3. Giao của hai mặt cong 64
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 66
Chương 5. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 68
5.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo 68
5.1.1. Nội dung phương pháp hình chiếu trục đo 68
5.1.2. Phân loại hình chiếu trục đo 69
5.2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều 69
5.2.1. Đặc điểm 69
5.2.2. Hình chiếu trục đo của các đường tròn 70
5.3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân 71
5.3.1. Đặc điểm 71
5.3.2. Hình chiếu trục đo của các đường tròn 72
5.3.3. Hình chiếu trục đo của các hình song song với mặt xOz 73
5.4. Cách dựng hình chiếu trục đo 73
5.4.1. Các quy ước về hình chiếu trục đo 73
5.4.2. Chọn loại hình chiếu trục đo 75
5.4.3. Dựng hình chiếu trục đo 75
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 77
Chương 6. HÌNH CHIẾU VẬT THỂ 79
6.1. Các loại hình chiếu 79
6.1.1. Định nghĩa hình chiếu 79
6.1.2. Hình chiếu cơ bản 79
6.1.3. Hình chiếu phụ 80
6.1.4. Hình chiếu riêng phần 81
6.2. Cách vẽ hình chiếu của vật thể 81
6.3. Cách ghi kích thước vật thể 83
6.3.1. Phân tích kích thước 83
6.3.2. Phân bố kích thước 83
6.4. Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể 84
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 86
Chương 7. HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 88
7.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt 88
7.2. Hình cắt 89
7.2.1. Định nghĩa hình cắt 89
7.2.2. Phân loại hình cắt 89
7.2.2. Ứng dụng của hình cắt 92
7.2.3. Ký hiệu và quy ước về hình cắt 95
7.2.4. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt 96
7.3. Mặt cắt 98
7.3.1. Định nghĩa 98
7.3.2. Phân loại mặt cắt 98
7.3.3. Ký hiệu và những quy định về mặt cắt 99
7.4. Hình trích 101
7.4.1. Định nghĩa 101
7.4.2. Những quy ước về hình trích 101
CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP 103
Chương 8. BẢN VẼ SƠ ĐỒ 104
8.1. Sơ đồ động 104
8.2. Sơ đồ điện 106
8.3. Sơ đồ thủy lực, khí nén 106
CÂU HỎI ÔN TẬP 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Chương 1
NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
1.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn chính xác, nó thể hiện một cách đúng đắn hình dạng và kích thước được vẽ theo những quy tắc đã được quy định thống nhất trong những Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng dùng trong thiết kế, cũng như trong sản xuất và sử dụng, nó là phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ thuật.
Trong việc buôn bán, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, trong việc trao đổi hàng hóa hay dịch vụ và thông tin, bản vẽ kỹ thuật được xem như là tài liệu kỹ thuật cơ bản liên quan đến sản phẩm. Vì vậy bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật.
Hiện nay các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật nói riêng và về tài liệu thiết kế nói chung được Nhà nước ban hành trong nhóm các tiêu chuẩn về “Hệ thống tài liệu thiết kế”.
Các Tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Ủy ban khoa học kỹ thuật trước đây, nay là Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường ban hành.
Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng là cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa của nước ta. Nó là tổ chức Quốc gia về tiêu chuẩn hóa được thành lập từ năm 1962.
Năm 1977 với tư cách là thành viên chính thức, nước ta đã tham gia Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ năm 1946, hiện nay đã có rất nhiều nước và tổ chức quốc tế tham gia.
Công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới.
Các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế được xây dựng trên cơ sở vận dụng những thành tựu khoa học tiên tiến và những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của sản xuất.
Việc áp dụng các Tiêu chuẩn Quốc tế và Tiêu chuẩn Quốc gia, cũng như tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xí nghiệp vào sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Nó nhằm mục đích thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm… Ngoài ra việc áp dụng các tiêu chuẩn còn có ý nghĩa giáo dục về tư tưởng, về lối làm việc của nền sản xuất lớn… Là những nhân viên kỹ thuật tương lai của thời kì hiện đại hóa và công nghiệp hóa, chúng ta phải có đầy đủ
ý thức trong việc tìm hiểu và chấp hành các Tiêu chuẩn Quốc tế, Tiêu chuẩn Việt Nam cũng như tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xí nghiệp.
Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn quốc tế về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; các hình biểu diễn; các kí hiệu và quy ước… cần thiết cho việc lập bản vẽ kỹ thuật.
Tập bài giảng này sẽ trình bày một số Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kỹ thuật và một số tiêu chuẩn khác có liên quan, đồng thời giới thiệu một số Tiêu chuẩn Quốc tế cần thiết.
Dưới đây là những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
1.2. Khổ giấy
1.2.1. Các khổ giấy
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước của mép ngoài của bản vẽ (hình 1.1).
Khổ giấy bao gồm các khổ chính và các khổ phụ.
khung tên mép ngoài
22
11
11
24
12
297
594
1189
841
Khổ chính gồm có khổ có kích thước 1189 x 841 với diện tích bằng 1m2 và các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này (hình 1.2).
420
210
Hình 1.1. Khổ giấy
Hình 1.2. Các khổ giấy chính
TCVN 2-74 quy định ký hiệu và kích thước của các khổ giấy chính như bảng 1.1.
Bảng 1.1
44 | 24 | 22 | 12 | 11 | |
Kích thước các cạnh khổ giấy (mm) | 1189 x 841 | 594 x 841 | 594 x 420 | 297 x 420 | 297 x 210 |
Kí hiệu tương ứng theo TCVN 193-66 | A0 | A1 | A2 | A3 | A4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vẽ kỹ thuật - ĐH SPKT Nam Định - 2
- Chia Đường Tròn Thành 3 Phần Và 6 Phần Bằng Nhau
- Chia Đường Tròn Thành 5 Phần Và 10 Phần Bằng Nhau
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
1.2.2. Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy
Ký hiệu của mỗi khổ chính gồm hai chữ số: chữ số thứ nhất là bội số cạnh dài 297 mm, chữ số thứ hai là bội số cạnh ngắn 210 mm của khổ giấy 11.
Tích của hai chữ số chỉ số lượng khổ 11 chứa trong khổ bản vẽ đó.
Ví dụ: Khổ 24 có kích thước : (2 x 297) x( 4 x 210) = 594 x 840.
Và có 2 x 4 = 8 lần khổ 11 trong khổ 24.
1.3. Khung bản vẽ và khung tên
Mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN 3821 – 83.
Dưới đây giới thiệu khung bản vẽ và khung tên dùng trong nhà trường.
1.3.1. Khung bản vẽ
25
5
MÐp ngoµi
Khung tªn
5
5
MÐp ngoµi
Khung tªn
5
5
Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách mép ngoài khổ giấy 5 mm, nếu bản vẽ đóng thành tập thì mép trái cách 25 mm (hình 1.3).
5
5
Hình 1.3. Khung bản vẽ
1.3.2. Khung tên
Khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ (hình1.4). Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ.
Hình 1.4. Vị trí đặt khung tên
Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên riêng.
Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó.