Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


-----***-----


Đề tài:


VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nguyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Lớp : A1

Khoá : K42A

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1

Giáo viên hướng dẫn :Th.S Lê Thị Thu Thủy


Hà Nội - Tháng 11/2007


MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

CHƯƠNG I : TổNG QUAN Về VĂN HóA DOANH NGHIệP6

I. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp6

1. Khái niệm chung về văn hóa 6

2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 8

3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp. 10

4. Phân biệt giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh. 14

II. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp. 16

1. Văn hóa tạo tác động tích cực 16

1.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp. 18

2. Văn hóa tạo tác động tiêu cực 20

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp. 21

1. Văn hóa truyền thống dân tộc. 22

2. Người lãnh đạo 24

3. Văn hóa du nhập. 27

IV. Đề xuất mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 29

Chương II: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế33

I. Khái quát về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. 32

1. Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. 32

1.1. Thời kì trước đổi mới 32

1.2. Từ công cuộc đổi mới đến nay 35

2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp 37

2.1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm văn hóa doanh nghiệp. 38

2.2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của văn hóa doanh nghiệp. 41

II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. 45

1. Tác động chung của hội nhập kinh tế quốc tế đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. 45

1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 45

1.2. Tác động của hội nhập tới sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam. 47

1.2.1. Tác động chung tới nền kinh tế. 47

1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế tới văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. 49

III. Nét văn hóa điển hình của văn hóa doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn hiện nay. 54

1. Một số nền văn hoá doanh nghiệp điển hình của Việt Nam. 54

1.1. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT 55

1.2. Văn hóa doanh nghiệp công ty Tâm Việt. 59

2. Nét văn hóa điển hình của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay. 62

Chương III: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 69

I. Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình trên thế giới. 69

1. Một số mô hình văn hóa điển hình 69

1.1. Văn hóa Microsoft 69

1.2. Văn hóa Sony 72

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 74

II. Một số định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. 78

1. Quán triệt quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước 79

2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa doanh nghiệp của các nước phát triển. 80

III. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 81

1. Giải pháp từ phía Nhà nước 81

1.1. Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lí thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp. 81

1.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp. 84

1.3. Xây dựng các trung tâm tư vấn và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp. 85

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 86

2.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp. 87

2.2. Văn hóa thương hiệu. 89

2.3. Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. 91

2.4. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong đội ngũ nhân viên. 93

2.5. Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp. 93

2.6. Chú trọng đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp 95

Kết luận 96

TàI LIệU THAM KHảO 98


1. Tính cấp thiết của đề tài.


LỜI MỞ ĐẦU


Bất kì một tổ chức nào, đặc biệt là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quá trình hoạt động luôn gắn liền với các yếu tố tác động nhất định trong đó văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động rất lớn. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề văn hóa trong doanh nghiệp là vấn đề rất cần thiết với bất kì một doanh nghiệp nào.

Văn hóa là tài sản quí giá của doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hóa mới trường tồn được, vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, tuy nhiên, nó đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn đặc biệt là từ các nhà quản lý. Giới doanh nhân ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại, phát triển sự thành công cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế cho thấy nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ là nền tảng cho việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo lập cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển? Để trả lời câu hỏi này, em đã chọn vấn đề: “Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nghiên cứu một số mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình của các doanh nghiệp thành công trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, khóa luận đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đi sâu nghiên cứu điển hình văn hóa doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp của Việt Nam và trên thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành khóa luận của mình, em đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: Phân tích tổng hợp, luận giải, thống kê, hệ thống hóa và so sánh.

5. Bố cục khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương I : Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương III: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Do thời gian thực hiện đề tài không dài, khả năng còn hạn chế, khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo nên bài khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn


để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em cũng chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.‌‌

CHƯƠNG I :

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.

1. Khái niệm chung về văn hóa

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, hay nói một cách khác văn hóa có từ thuở bình minh của loài người. Nhưng mãi tới thế kỉ XVII, nhất là nửa cuối thế kỉ XIX trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung vào tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hóa rất phức tạp, đa dạng, do vậy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khac nhau dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về nội dung của thuật ngữ văn hóa.

Theo cách hiểu thông thường trong mọi tầng lớp nhân dân, văn hóa có một nội dung khá phong phú. Trước hết văn hóa là thuật ngữ để chỉ trình độ học vấn (trình độ văn hóa phổ thông, trình độ văn hóa đại học) hoặc chỉ các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hoặc các thực thể của đời sống tinh thần như các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, lối sống truyền thống .... Cách hiểu thông thường này thường thiên về mặt hiện tượng và những hiện tượng này nảy sinh từ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến văn hóa. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của E.B. Tylor - một nhà xã hội học người Mỹ đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” [18]. Định nghĩa này nêu lên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần nhưng lại ít quan tâm đến khía cạnh văn hóa vật chất- đây được coi là bộ phận khá phong phú trong kho


tàng văn hóa nhân loại. Tiếp sau Tylor, nhiều nhà khoa học cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hóa như Triết học Mác- Lê nin lại cho rằng : “Văn hóa là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và giáo dục con người”. Một định nghĩa khác cho thấy tầm quan trọng của văn hóa, tính bao trùm của văn hóa nhưng lại trừu tượng và thiếu tính cụ thể đó là định nghĩa của E.Heriot - nhà xã hội học người Canada: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng đi - đó là văn hóa”. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu và nhiều quốc gia trên thế giới đồng ý với định nghĩa do ông Frederico Mayor, tổng giám đốc của UNESCO đưa ra, theo đó: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa này mang đầy đủ khía cạnh của quan niệm văn hóa thời hiện đại, đề cập tới cả mặt vật chất và tinh thần của khái niệm văn hóa.

Ta có thể thấy tất cả các định nghĩa trên đều có một quan điểm chung là: Văn hóa được đúc kết và lan truyền từ đời này qua đời khác, văn hóa không những được truyền bá trong gia đình mà truyền bá trong các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, từ quốc gia này qua quốc gia khác.... Văn hóa có nhiều khía cạnh khác nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ tới nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa của Frederico Mayor: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.

Bản thân văn hóa là một vấn đề phức tạp, vừa có tính bảo thủ lại vừa có tính thay đổi liên tục, do vậy thống nhất quan điểm về khái niệm văn hóa sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vấn đề này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022