Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

----------***----------


Khóa luận tốt nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1


Khóa luận tốt nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Loan

Lớp : Nhật 3

Khoá : 41F

Giáo viên hướng dẫn : Cô Vũ Thị Hạnh


Hà Nội, tháng 11 năm 2006


LỜI MỞ ĐẦU

Ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ thời điểm nào, đối với một doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố cốt lõi làm nên thành công. Một doanh nghiệp quy mô càng lớn, kết cấu càng phức tạp thì sự liên kết giữa các thành viên càng trở nên khó khăn. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể phát huy tối đa nguồn lực nhân sự của mình, tìm kiếm và đào tạo nhân tài, khiến họ nỗ lực hết mình, tận tuỵ phục vụ và trung thành với doanh nghiệp?

Trước kia, câu trả lời đơn giản là “tiền lương”. Một số nhà lãnh đạo cho rằng: lương cao là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc, khiến các thành viên gắn bó với doanh nghiệp. Tất nhiên điều đó là đúng nhưng không đủ. Ngoài tiền lương, tính chất công việc, môi trường làm việc, cách thức lãnh đạo, tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp...cũng có tác động không nhỏ đến sự gắn bó của các thành viên với doanh nghiệp. Vì vậy, hiện nay, điều mà các nhà quản trị quan tâm là xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, vấn đề văn hóa doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.Với đa số các doanh nghiệp, công ty, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp dường như còn là việc khá mơ hồ. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng: văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, góp phần phát huy mọi nguồn lực con người, là gạch nối, có khả năng tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong thời buổi kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá lan toả đến từng ngõ ngách của cuộc sống, vai trò của ngân hàng


thương mại ngày càng được khẳng định. Là loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, xuất phát từ đặc thù của các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng thương mại phải thường xuyên tiếp xúc, quan hệ với khách hàng. Do đó, đây là một trong số những lĩnh vực cần đặt vần đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Đối với một ngân hàng thương mại, văn hóa ngân hàng cần được nhấn mạnh trên hai mặt: văn hóa nội bộ ngân hàng và văn hóa quan hệ khách hàng. Hai mặt này tạo nên ưu thế rõ nét trong cạnh tranh, giúp ngân hàng đứng vững và ngày một phát triển.

Với đề tài: “Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” người viết phân tích vai trò, thực trạng xây dựng văn hóa ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm ba chương như sau: Chương I: Khái quát chung về văn hoá doanh nghiệp

Chương II: Văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại và thực trạng ở Việt Nam.

Chương III: Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế ngoại thương và đặc biệt là cô Vũ Thị Hạnh đã giúp em hoàn thành bài khoá luận này. Do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều, hơn nữa văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng là một lĩnh vực mới đang bắt đầu được các ngân hàng ở Việt Nam nghiên cứu, áp dụng nên bài khoá luận không thể tránh khỏi


những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để có thể bổ sung, hoàn thiện bài khoá luận này.


CHƯƠNG I‌‌


KHÁI QUÁT CHUNG VVĂN HOÁ DOANH NGHIP


I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm văn hoá

Để hiểu được khái niệm “văn hoá doanh nghiệp” (VHDN), trước hết phải hiểu khái niệm “văn hoá”. Trong cuộc sống hàng ngày người ta thường hiểu “văn hoá” theo nghĩa không đầy đủ để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá). Thực chất, hiểu theo nghĩa rộng thì “văn hoá” bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Đây chính là cách hiểu đầy đủ, chính xác và toàn diện nhất về “văn hoá”. Tuy nhiên, việc tìm ra một định nghĩa chuẩn trong vô vàn các định nghĩa về “văn hoá” là rất khó khăn vì mỗi định nghĩa đều dựa trên những cách tiếp cận và phân tích khác nhau nhưng đều rất hợp lý và khoa học.

Định nghĩa được sử dụng khá phổ biến là định nghĩa do ông Frederico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá năm 1970 tại Venise. Đến năm 1982, Hội nghị thứ hai gọi là “Mondiacult” cũng đã thừa nhận cách tiếp cận đó.

Tuy nhiên, để phục vụ cho việc tìm hiểu khái niệm VHDN, ta có thể tìm hiểu thêm định nghĩa của hai nhà xã hội học Xvi Namenwirth và Rober Weber: “Văn hoá là một hệ thống các quan niệm và các quan niệm này cấu thành nên một phác thảo về lối sống”.


Từ hai định nghĩa trên về văn hoá có thể thấy một điểm cơ bản sau: mỗi nền văn hoá có hai mặt. Một mặt là những cái vô hình không chỉ cực kỳ phức tạp mà còn rất quan trọng. Đó là những quy luật tư duy của con người, như tri thức, tín ngưỡng, nhân phẩm, những ý tưởng và quan niệm, chúng điều tiết quan hệ giữa con người với con người, và giữa con người với môi trường của họ.

Mặt khác là các hành động, các loại hình hoạt động và sáng tạo vật chất của con người. Mặc dù hình thức văn hoá này bản thân nó rất phức tạp và có ý nghĩa, như nghệ thuật và các hình thức tôn giáo, lễ nghi... Nhưng cái phức tạp và đáng xem xét hơn là những quan niệm đằng sau những lễ nghi và hình thức tôn giáo đó.

2. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp

Thuật ngữ VHDN mới được chúng ta làm quen trong những năm gần đây, song trên thực tế, thuật ngữ này đã tồn tại khá lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp (DN) ở Mỹ hay Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là do các DN có nền VHDN đầy sức mạnh.

Đã có rất nhiều định nghĩa về VHDN được đưa ra, thông dụng nhất là các định nghĩa sau:

VHDN là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”. (Định nghĩa của ông Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ – sách “Xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ” – NXB Đồng Nai-1996).

VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, thái độ, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là


duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. (Định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế I.L.O- International Labour Organization).

VHDN là những giá trị, lòng tin, truyền thống và hành vi thường được các thành viên của tổ chức chia sẻ và thực hiện”. (Tạp chí “Business Havard Review”- trường đại học Havard – Mỹ – số tháng 6/1999).

Tuy nhiên các định nghĩa trên phần nào mang tính liệt kê chứ chưa nêu bật được nội dung cốt lõi của VHDN. Định nghĩa sau đây là ngắn gọn hơn cả và phản ánh được cả bản chất lẫn quá trình hình thành của VHDN:

Văn hoá công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung quanh” (Edgar H.Shein – sách “Corporate Culture and Leadership” – Jossey Bass Publishers.San Francisco). Định nghĩa này khá gần gũi với định nghĩa “văn hoá” của Zvi Namenwirth và Rober Weber đã được nêu ở phần trên. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta có thể hiểu được một cách đầy đủ và sâu sắc những yếu tố cấu thành nên nền văn hoá đó.‌

II. CÁC YẾU TỐ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP


1. Một số nét văn hoá hữu hình

Bao gồm tất cả những hiện tượng mà một người nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như: ngôn ngữ, công nghệ, sản phẩm, phong cách của tổ chức đó thể hiện qua cách ăn mặc, cách biểu lộ cảm xúc của nhân viên, những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức, các buổi lễ kỉ niệm hàng năm...Nói cách khác, người quan sát có thể mô tả những gì họ nhìn thấy và cảm thấy khi bước chân vào một DN nhưng lại không hiểu được ý nghĩa thực sự ẩn sau nó. Cũng giống như đối với những


Kim tự tháp của người Ai Cập cổ và người Maya, là người đứng ngoài quan sát chúng ta chỉ có thể nhận ra chúng đều là những Kim tự tháp có hình dạng giống nhau, chứ không hiểu được ý nghĩa bên trong khác nhau của chúng: đối với người Ai cập cổ thì Kim tự tháp là lăng mộ của các vị vua Pharaon; trong khi đối với người Maya thì Kim tự tháp lại vừa là lăng mộ vừa là chốn đền thờ linh thiêng. Để hiểu được ý nghĩa đó họ phải thực sự hoà nhập vào cuộc sống trong DN một thời gian đủ dài và cách tốt nhất là tìm hiểu những giá trị, thông lệ và quy tắc được thừa nhận trong DN, vốn là kim chỉ nam cho hành vi của mọi thành viên của DN đó.

1.1 Khẩu hiệu công ty

Slogan - khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.

Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn.

Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty. Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:

Thứ nhất là mục tiêu.

Một khẩu hiệu khi được đưa ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một khẩu hiệu nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola.

Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy khẩu hiệu là: "Next Generation" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí