Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 14


Trong thời gian tới tuyến nối Kiên Giang – TP. Hồ Chí Minh – ĐBSCL, Kiên Giang

– Campuchia – Chanthaburi (Thái Lan) được kết nối chính thức càng có nhiều sự kiện, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc trưng, khách càng muốn đến với Kiên Giang. Nguồn lợi du lịch gắn với văn hóa Khmer là nguồn lợi sẵn có, dễ khai thác, đầu tư ít tốn kém và góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer

Để khai thác có hiệu quả du lịch văn hóa Khmer cần lựa chọn những sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc để liên kết với các hoạt động du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch khám phá… là không thể thiếu tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của Kiên Giang. Trên cơ sở đó hình thành các tuyến du lịch lấy văn hóa dân tộc Khmer làm sản phẩm chủ đạo.

3.2. Các giải pháp chủ yếu khai thác văn hóa Khmer cho phát triển du lịch


3.2.1. Duy trì, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa Khmer‌


Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh luôn duy trì ở mức khá cao. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung của xã hội, sự giao lưu kinh tế, văn hóa trong sinh hoạt đời sống hàng ngày giữa các dân tộc với nhau đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc nói chung và dân tộc Khmer nói riêng trên địa bàn tỉnh

Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Tỉnh Kiên Giang cần thực hiện một số biện pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Tiếp tục quán triệt và đưa nghị quyết TW5 (khóa VIII) của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh với mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.


Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 14

- Thực hiện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nhất là ở cấp cơ sở để nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn văn hóa dân gian

- Hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng các làng nghề truyền thống như nghề dệt chiếu, nghề gốm, nghề đan cỏ Bàng phục vụ cho hoạt động du lịch. Cần phải có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch là thanh niên dân tộc bản xứ và những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của dân tộc địa phương phục vụ du khách, để vừa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống và duy trì tổ chức định kỳ tạo sân chơi và khuyến khích tinh thần, khả năng sáng tác cho các tầng lớp nhân. Tổ chức lễ hội theo từng địa phương, từng cấp, thu hút các thế hệ nghệ nhân trong việc lưu truyền văn hóa trong đồng bào dân tộc. Đồng thời, trong quá trình phục dựng kết hợp lưu giữ và phát triển (kết hợp giữa truyền thống và hiện đại).

- Hỗ trợ hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở, duy trì các hoạt động giao lưu và phát triển văn hóa thể thao trong cộng đồng người Khmer, cho các nghệ nhân mở các lớp nghệ thuật ca hát, múa, đánh giàn nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, sân khấu Rôbăm,… một mặt giúp những nghệ nhân có cuộc sống ổn định, mặt khác nhằm lưu truyền cho thế hệ sau, nâng cao lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn văn hóa cội nguồn, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc.

- Biên soạn và lưu giữ các tác phẩm văn học lưu truyền cho thế hệ mai sau. Cần đẩy mạnh công tác giáo dục, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer để các thế hệ mai sau có thể viết được chữ viết của dân tộc mình.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế (đặc biệt là du lịch) vùng gắn với việc khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc một cách hiệu quả


- Đẩy mạnh các hoạt đọng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở và đồng bào các dân tộc về văn hóa và nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, phát huy tính chủ động, tích cực nỗ lực của đồng bào và vai trò tự quản trong cộng đồng dân tộc trong quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình. Cần khẳng định giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cương quyết giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc đó.

- Nhà nước cần quan tâm mức đầu tư cho văn hóa, bảo đảm đủ kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, tiếp tục tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội, các ngành nghề truyền thống…song song với việc xây dựng chiến lược dài hạn cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá văn hóa dân tộc trong phạm vi trong và ngoài tỉnh, quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Khmer trên địa bàn một cách có hiệu quả.

3.2.2. Đầu tư vốn‌


Đầu tư phát triển du lịch nói chung là một hướng đầu tư có hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội. Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch tỉnh Kiên Giang, hoạt động đầu tư cần xem xét và thực hiện các giải pháp sau:

- Tiền đề về cơ sở vật chất để phát triển du lịch Kiên Giang còn rất thiếu trên mọi lĩnh vực; vì vậy ưu tiên đầu tư cho du lịch rất có ý nghĩa và cần thiết cho ngành du lịch của tỉnh. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh tạo ra được thương hiệu cho du lịch Kiên Giang.

- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong du lịch, cần phải huy động các nguồn khác như: Vốn tích lũy của các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng với lãi xuất ưu đãi, nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân


thông qua luật đầu tư, vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp, phát hành trái phiếu…nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Để thu hút và tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển kinh doanh du lịch tỉnh cần xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng và phù hợp.

- Đối với đầu tư cơ sở vật chất du lịch cần có chính sách đầu tư để thu hút các nhà đầu tư mang tính tầm cỡ để tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, để nguồn vốn đầu tư sử dụng đúng mục đích ngành du lịch cần tạo điều kiện thuận lợi, an toàn khuyến khích các nhà đầu tư. Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, ngành du lịch tỉnh có thể mở rộng các hình thức đầu tư để có nguồn vốn nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác du lịch.

- Cần ưu tiên đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Trước mắt trên địa bàn cần lựa chọn hai đến ba khu du lịch quốc gia để xây dựng quy hoạch chi tiết, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch để kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các khu du lịch này.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng và phát triển các lễ hội truyền thống: Đối với khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng là để nghiên cứu tìm hiểu về nền văn hóa bản địa. Do vậy, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và các lễ hội truyền thống có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, nó còn là tiền đề cho hoạt động phát triển du lịch.

- Tập trung kêu gọi vốn đầu tư phát triển các điểm du lịch gắn với văn hóa khmer những điểm có lợi thế như: chùa Láng Cát, chùa Phật Lớn, tháp 4 sư liệt sĩ, lễ hội Ook Om bok và hội đua ghe ngo…cùng loại hình nghệ thuật văn hóa đặc sắc như: sân khấu Dù Kê, sân khấu Rôbăm… và tín ngưỡng tôn giáo, các làng nghề truyền thống để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng và trọng yếu trong việc khai thác văn hóa Khmer phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn.

- Ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông có liên quan đến các khu, điểm du lịch nói chung và gắn với văn hóa Khmer nói riêng, nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại nghỉ


ngơi giải trí của du khách.Tập trung đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào việc giữ gìn và bảo tồn các điểm du lịch, cũng như các dự án du lịch.

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch…

- Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch như: chùa Sóc Xoài, tháp 4 sư liệt sĩ…gồm hệ thống nhà hàng, ăn uống, mua sắm, khu vui chơi, vườn sinh thái, cảnh quan…tái tạo các công trình di tích và kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Khmer.

- Đầu tư vốn phát triển các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ở làng nghề dệt chiếu, làng nghề làm gốm màu, làng nghề đan cỏ Bàng để trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.

- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả.

3.2.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực‌


Tri thức con người là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển KT - XH. Hiện nay, đặc biệt là ngành kinh doanh du lịch, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch. Chính vì vậy công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực cần được coi là khâu quan trọng để phát triển du lịch Kiên Giang. Đặc biệt, là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm du lịch cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về văn hóa người Khmer và các hoạt động của ngành du lịch có liên quan đến văn hóa Khmer. Để có thể truyền tải hết những cái đẹp, cái hay và nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa của người Khmer đến du khách. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách du lịch quốc tế.


Hiện tại trình độ của cán bộ phục vụ cho ngành du lịch Kiên Giang còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ, đặc biệt số lao động phổ thông chiếm đa số ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lao động có tay nghề cao, chuyên gia rất ít; không chỉ yếu về chuyên môn mà trình độ ngoại ngữ cũng rất hạn chế. Tại các khu, điểm du lịch thì trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu như không có, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên, bản sắc văn hóa hạn chế, đời sống và thu nhập của họ bấp bênh là rào cản lớn đối với việc phát triển du lịch trên địa bàn. Vì vậy, việc đầu tư đào tạo nhân lực của ngành là việc làm cấp thiết bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các phòng thuộc thị xã, thị trấn và các huyện. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm kết hợp với chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực hiện có, và có thể phân chia thành nhiều thành phần với các trình độ khác nhau thậm chí tập trung đào tạo nghề và ngoại ngữ nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng căn bản về du lịch cho lực lượng lao động.

- Xã hội hóa công tác du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân, mở các lớp tập huấn cho cộng đồng về kiến thức nghiệp vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên. Đặc biệt, là đồng bào dân tộc Khmer những người sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu điểm du lịch.

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ con em đồng bào dân tộc khmer tham gia đào tạo các chuyên ngành về du lịch. Đồng thời, địa phương phải có chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lao động này trở về địa phương sau khi được đào tạo.

- Cần đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển trường nghiệp vụ du lịch trên địa bàn trực tiếp hay kiên kết đào tạo. Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản


công tác quản lí và đào tạo nguồn lực du lịch; đổi mới chương trình nội dung phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch.

- Tăng cường trao đổi hợp tác kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, tham gia hội nghị và hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của tổ chức du lịch thế giới cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

3.2.4. Quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch‌


Giải pháp xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn Kiên Giang.

Tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hóa, cảnh quan và sản phẩm du lịch Kiên Giang ra trong và ngoài nước. Xây dựng các trang Web quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Kiên Giang.

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và Internet của địa phương, trung ương và quốc tế…để quảng bá, tuyên truyền về các giá trị văn hoá Khmer nhằm thu hút du khách.

Cần có sự liên kết tour giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh. Đối với Kiên Giang thì có thể liên kết tour với Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, thậm chí là với Campuchia để phát triển du lịch gắn với văn hoá Khmer.


PHẦN KẾT LUẬN‌

Sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH tỉnh, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cải thiện sinh kế cho nhân dân.

Tài nguyên du lịch của Kiên Giang khá đa dạng và phong phú tiểu biểu là các VQG, tài nguyên biển đảo, các miệt vườn… tài nguyên du lịch nhân văn với văn hóa của người Khmer là tài nguyên du lịch đặc sắc. Từ những tiềm năng, tài nguyên du lịch đã nêu trên có thể khẳng định Kiên Giang có nhiều lợi thế phát triển du lịch và ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Văn hóa của người Khmer trong đó đặc biệt là các lễ hội đã tạo ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch, để khi họ nhắc đến với một thái độ hết sức thán phục trước những nghi thức cũng như con người và không gian diễn ra lễ hội. Đó là điều minh chứng cho sự thu hút ngày một tăng trong các lễ hội của người Khmer nói riêng và những nét văn hóa của người Khmer nói chung.

Những nét văn hóa của người Khmer được đưa vào phát triển du lịch bước đầu đã mang lại hiệu quả. Song cũng có những vấn đề đặt ra cho du lịch của tỉnh đó là những khó khăn trong khâu quản lí và tổ chức, xúc tiến quảng bá, sự yếu kém về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động thực sự là rào cản khá lớn làm hạn chế phần nào sự hấp dẫn của các loại hình du lịch. Tuy số lượng khách có tăng nhưng hầu hết du khách đến đây mang tính tự phát nên doanh thu không đáng kể, các điểm tham quan du lịch, công trình kiến trúc xuống cấp do không có kinh phí trùng tu sửa chữa. Các chương trình du lịch gắn với bản sắc văn hóa Khmer đúng nghĩa còn hạn chế, thiếu điểm nhấn nên không thu hút được nhiều khách du lịch.

Văn hóa của người Khmer mang những nét rất riêng và độc đáo, nếu Kiên Giang có những phương án đầu tư và khai thác hợp lí thì có thể tạo ra một sản phẩm du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023