Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 2


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến luận án

1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài nghiên cứu về văn hóa, văn hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị trong quân đội

* Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa, văn hóa chính trị

Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (1952), Văn hóa, điểm lại bằng cách nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa. Trong công trình này, tác giả thống kê gần ba trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Với hàng trăm định nghĩa này làm cho cách tiếp cận văn hóa, phân loại các định nghĩa trở nên rất đa dạng, phong phú và phức tạp [165, tr.20].

Werner J.Patzelt (1992), Einfuehrung in die Politikwissenchaft. Grundriss démFaches und studiumbegleteitende Orientierung (Tiếp cận quyền lực chính trị với góc độ văn hóa) [171]. Công trình thuộc Trường Đại học Tổng hợp Passau, Đức đã khẳng định rò: “Văn hóa chính trị là một khái niệm tập hợp dùng để chỉ những giá trị chính trị quan trọng, tri thức, quan niệm, thái độ trong một xã hội; những dạng thức được bộc lộ ra thông qua hoạt động chính trị và tham dự chính trị của cá nhân, cộng đồng, là những dạng thức của hành vi và sự tham dự chính trị” [171, tr.13 - 114].

GabrielA.Almond and Sidney Verba (2007), Civic Culture - Political Attitudes and Democracy in Five Nations (Văn hóa công dân - Những thái độ chính trị và nền dân chủ ở 5 quốc gia) [167]. Trong công trình này, đã chọn năm quốc gia (Mỹ, Ý, Anh, Đức, Mêhicô) nghiên cứu về văn hóa chính trị của nền dân chủ phương Tây và các quá trình đảm bảo cho nền văn hóa chính trị đó. Công trình có định nghĩa cho sự khởi đầu nghiên cứu văn hóa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

chính trị ở phương Tây: “Văn hóa chính trị của một dân tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của dân tộc ấy những dạng thức của sự định hướng quan tâm tới các khách thể chính trị” [167, tr.15].

Trần Ánh Tuyết (2019), Tăng cường xây dựng văn hóa chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay [163]. Tác giả tập trung phân tích tư tưởng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình “tăng cường xây dựng văn hóa chính trị trong đảng và không ngừng vun đắp tạo môi trường chính trị lành mạnh”. Bài viết cũng chỉ ra rằng những gì thuộc về đời sống chính trị của đảng, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu phấn đấu, cương lĩnh đường lối, phạm trù chế độ, phương thức tư duy…đều thuộc phạm trù văn hóa chính trị. Đồng thời, có chia sẻ một số kinh nghiệm xây dựng văn hóa chính trị của đảng cầm quyền Trung Quốc.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 2

* Một số công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng văn hóa chính trị trong quân đội của một số nước trên thế giới

Hiện nay, cơ bản các nước trên thế giới đều cho rằng, “sức mạnh mềm” (gồm văn hóa, thể chế xã hội và các chính sách đối nội, đối ngoại của một quốc gia) là nhân tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu chỉ dựa vào “sức mạnh cứng” (gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học, công nghệ…) để thực hiện đường lối đối ngoại, theo chủ nghĩa đơn phương, theo chính sách “ngoại giao pháo hạm” như trước đây thì dù “sức mạnh cứng” có ưu việt đến đâu, cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà có khi còn để lại những hậu quả phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng thì sự hiểu biết về văn hóa chính trị, lịch sử, ngôn ngữ, luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia, của sĩ quan và binh sĩ có ý nghĩa rất quan trọng, là cầu nối để tăng cường giao lưu học hỏi, lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội các nước. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của văn hóa chính trị, quân đội các nước rất


coi trọng công tác giáo dục văn hóa chính trị. Tùy theo điều kiện của mỗi nước, nội dung giáo dục văn hóa chính trị cho sĩ quan và binh sĩ quân đội được tiến hành theo những cách khác nhau:

A.A.Ê - PiSép (1975), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô [123]. Tác giả khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trong quân đội là vai trò hoạt động công tác đảng, công tác chính trị nó quyết định sức mạnh của lực lượng vũ trang Liên Xô. Cuốn sách chỉ ra nội dung, phương pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng đảng trong quân đội; xây dựng sĩ quan, chiến sĩ kiên định mục tiêu cộng sản chủ nghĩa, trung thành với sự nghiệp của đảng, sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng kẻ thù.

Allison Abbe and Melissa Gouge (2012), Cultural Training for Military Personnel Revisiting the Vietnam Era (Huấn luyện văn hóa cho binh sĩ - Nhìn lại thời kỳ chiến tranh Việt Nam) [168]. Nội dung cuốn sách chỉ ra, kể từ sau chiến tranh Việt Nam (1975), nhất là sau sự kiện 11/9/2001, quân đội Mỹ đã tiến hành điều chỉnh nội dung giáo dục văn hóa cho sĩ quan, binh sĩ, theo 5 nguyên tắc: 1) Khuyến khích binh sĩ học tập theo phương pháp giải quyết các vấn đề thực tế; 2) Khuyến khích học binh sĩ từ kinh nghiệm để linh hoạt điều chỉnh hành vi ứng xử; 3) Khuyến khích binh sĩ nên học cái gì thay cho việc thông tin cái gì nên học; 4) Khuyến khích binh sĩ sử dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề;

5) Khuyến khích binh sĩ áp dụng hoặc chuyển giao kiến thức và kĩ năng mới vào cuộc sống hàng ngày.

Goh Sui Noi (2017), Xi stresses strong PLA must also be loyal to ruling party (Tập Cận Bình nhấn mạnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hùng mạnh phải trung thành với Đảng cầm quyền) [170]. Công trình này, đã phân tích công tác tổ chức, quản lý giáo dục văn hóa trong quân đội được đặt dưới sự kiểm soát của Tổng bộ Chính trị (Bộ công


tác chính trị Quân ủy), thông qua hệ thống chính ủy, cơ quan chính trị, hệ thống các nhà trường, trung tâm huấn luyện; ở các đơn vị cơ sở có đội ngũ giáo viên chuyên trách, đội ngũ cán bộ chính trị kiêm nhiệm nội dung giáo dục văn hóa. Chương trình, nội dung giáo dục không chỉ tập trung vào chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, về đất nước Trung Hoa vĩ đại vươn tầm ra thế giới... Trong số 5 “giá trị cốt lòi” đặt ra đối với quân đội, thì việc “trung thành với Đảng” xếp trên cả “yêu thương nhân dân” và “nghĩa vụ với Tổ quốc”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình coi việc trung thành với mệnh lệnh của Đảng là “linh hồn của quân đội”.

Col.Fred Wel-Shi Tan and PsalmLew (2017), The Role of the Singapore Armed Forces in Forging National Values, Image, and Identity (Vai trò của quân đội Singapore trong củng cố giá trị, hình ảnh và bản sắc quốc gia) [169]. Nội dung công trình phân tích cách tổ chức giáo dục văn hóa ở quân đội một số nước như Singapore, Myanma, Brunây…; chỉ ra biên chế cơ quan chuyên trách giáo dục chính trị từ cấp trung đoàn trở lên, cấp phân đội từ tiểu đoàn trở xuống có sĩ quan chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Những sĩ quan làm nhiệm vụ này được lựa chọn rất kỹ, có trình độ toàn diện, có khả năng sư phạm, đã trải qua hoạt động thực tiễn và được tập huấn bồi dưỡng kiến thức.

1.1.2. Những công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án

* Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa

Hoàng Chí Bảo (2011), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh [1]. Nội dung cuốn sách phân tích sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi có cách nhìn mới về văn hóa với phát triển con người và xã hội trước tác động của toàn cầu hóa, mặt trái nền kinh tế thị trường; chỉ ra những nguyên tắc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


Phùng Hữu Phú, Đinh Xuân Dũng (2014), Văn hóa sức mạnh nội sinh của phát triển [122]. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của các nhà khoa học chuyên sâu về lý luận, thực tiễn phát triển văn hóa trong quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến nay; các tác giả cũng chỉ ra văn hóa với vai trò là sức mạnh nội sinh của sự phát triển, cho thấy rò sự xuyên thấm vào nhau giữa văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội… nhằm xác định sức mạnh tổng hợp của sự phát triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Nguyễn Phú Trọng (2021), “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [157]. Trong bài viết tác giả khẳng định: khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Tác giả cho rằng, văn hóa có vị trí, vai trò quan trọng “văn hóa còn thì dân tộc còn”, văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc; chỉ ra những thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực văn hóa tác động ảnh hướng tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người, môi trường văn hóa của cộng đồng. Trên cơ sở đó, để tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc yêu cầu tập trung vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.


* Một số công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa chính trị

Nguyễn Văn Huyên (2005), “Văn hóa và văn hóa chính trị từ cách tiếp cận của triết học chính trị mác xít” [59]. Trong bài viết, tác giả nhìn từ góc độ triết học văn hóa, thì chính trị là sản phẩm của văn hóa. Văn hóa là kết tinh toàn bộ giá trị, phương thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển người. Vậy thì mục tiêu chính trị có nhân văn hay phản nhân văn; hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế chính trị có khoa học hay không khoa học; phương thức tổ chức và ứng xử chính trị có phù hợp với đạo lý con người, có dân chủ hay không... nói lên văn hóa của nền chính trị.

Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay [159]. Nội dung cuốn sách, tác giả làm rò những vấn đề lý luận, thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, để nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo: phải nâng cao kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; trang bị những kiến thức chính trị học và khoa học lãnh đạo; tăng cường rèn luyện đạo đức, lối sống và phát huy tính tích cực chính trị của chính chủ thể; nâng cao trình độ văn hóa chính trị của quần chúng nhân dân lao động.

Phạm Hồng Tung (2008), Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị [160]. Nội dung cuốn sách bao gồm 14 chuyên luận, trong đó có 3 chuyên luận liên quan trực tiếp đến đề tài. Ở chuyên luận thứ nhất, tác giả đã trình bày một số khái niệm và cách tiếp cận văn hóa chính trị của tác giả phương Tây; chuyên luận thứ hai, chỉ ra mối quan hệ và vai trò của cá nhân đối với văn hóa chính trị. Ở chuyên luận thứ ba, tác giả trình bày mối quan hệ giữa môi trường chính trị, hệ thống chính trị, quá trình chính trị và văn hóa chính trị. Cuốn sách cung cấp cho nghiên cứu sinh một số khái niệm, cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa chính trị trên phương diện cá nhân.


Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Hoài Văn và Nguyễn Văn Vĩnh (2009), Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam [60]. Nội dung cuốn sách này, trên nghiên cứu truyền thống văn hóa chính trị ở nước ta, các tác giả cho rằng cấu trúc đa dạng, phong phú của văn hóa chính trị bao gồm: tri thức chính trị, lý tưởng chính trị, niềm tin chính trị và hệ tư tưởng. Theo đó, hệ tư tưởng là cốt lòi của văn hóa chính trị. Nhưng theo nghiên cứu sinh yếu tố tư tưởng là cấu trúc quan trọng của văn hóa chính trị, nhưng thực tế còn nhân cách chính trị của chủ thể cơ bản quyết định đến giá trị chân, thiện, mỹ của sản phẩm chính trị.

Nguyễn Hữu Lập (2015), Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn [66], luận án Tiến sĩ khoa học chính trị học. Tác giả tiếp cận văn hóa chính trị dưới góc độ cá nhân về con người chính trị, nhân cách chính trị của Hồ Chí Minh. Theo tác giả cấu trúc văn hóa chính trị Hồ Chí Minh bao gồm các thành tố: con người chính trị, hoạt động thực tiễn chính trị và các sản phẩm hoạt động chính trị. Do vậy, cấu trúc của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là một hệ thống các giá trị tư tưởng và hành vi chính trị được sản sinh ra bằng ý chí, nghị lực và cách thức mà Người sáng tạo ra.

Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Sự tác động của văn hóa chính trị đến quản lý công ở Việt Nam hiện nay [50]. Nội dung cuốn sách đã phân tích trình độ văn hóa chính trị của cán bộ, công chức tác động trực tiếp đến: việc thực thi chính sách; tác động đến đạo đức cán bộ, công chức; tác động trực tiếp trách nhiệm thực thi công vụ. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp góp phần phát huy những tác động tích cực của văn hóa chính trị đến quản lý công như: xây dựng khung pháp luật, chính sách; hoàn thiện công tác cán bộ; xây dựng văn hóa công sở; kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm đạo đức công vụ.

Nguyễn Minh Khoa (2016), Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với việc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam [65]. Trong cuốn sách này, trên cơ sở tiếp cận văn hóa, hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, tác giả quan niệm:


Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống giá trị về tri thức, lý tưởng, niềm tin, phẩm chất, năng lực chính trị… được hình thành trong quá trình hoạt động chính trị của Người; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển văn hóa chính trị Mác - Lênin, sự tích hợp các giá trị văn hóa chính trị truyền thống và nhân loại nhằm xây dựng một nền chính trị dân quyền [65, tr. 31].

Tạ Thành Chung (2018), Văn hóa chính trị của Công an nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [6]. Tác giả luận án cho rằng văn hóa chính trị Công an nhân dân như là một bộ phận văn hóa công an, nó là nền tảng tinh thần cho việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ để xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Trên cơ sở quan niệm, cấu trúc, thực trạng văn hóa chính trị của Công an nhân dân. Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao về nhận thức, tuyên truyền giáo dục; về tổ chức, thực hành văn hóa chính trị; về cơ chế, chính sách cho bộ phận này.

Nghiêm Thị Thu Nga (2018), Văn hóa chính trị thời thịnh Trần [119]. Trong luận án này, trên cơ sở kế thừa các quan niệm đã có và cũng đi từ cách tiếp cận văn hóa, tác giả đã có cách nhìn mới cho việc nghiên cứu một cấu trúc rò ràng để khảo sát, nhận diện văn hóa chính trị thời thịnh Trần (1225-1329). Trên cơ sở đó tác giả khái quát giá trị, những hạn chế của văn hóa chính trị thời thịnh Trần và chỉ ra những bài học đối với việc xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay.

Phạm Duy Đức, Vũ Thị Phương Hậu (2019), Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [47]. Nội dung cuốn sách là tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã luận giải những vấn đề lý luận về văn hóa trong chính trị và trong kinh tế của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, các tác giả đánh giá thực trạng văn hóa trong chính trị ở nước ta gồm: định hướng giá trị văn hóa trong chính trị; xây dựng con người trong chính trị; thực

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí