Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rò ràng.


Tác giả luận án


Khất Trọng Nam



TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài và trong

1.2.

nước liên quan đến luận án

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

11


23

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ



CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI

NHÂN DÂN VIỆT NAM


33

2.1.

Quan niệm văn hóa chính trị và văn hóa chính trị của cán bộ



chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

33

2.2.

Những yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị



cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

62

Chương 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH



TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM



3.1.

HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân

75


đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

75

3.2.

Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế văn hóa chính trị của cán bộ



chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam và một số



vấn đề đặt ra hiện nay

90

Chương 4

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VĂN HÓA



CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY


112

4.1.

Yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp



phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

112

4.2.

Giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính



trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 1

KẾT LUẬN 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

PHỤ LỤC 182


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát triển, tiến bộ, nhân văn của nhân loại. Ở Việt Nam, văn hóa chính trị là văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kết tinh tổng thể những giá trị văn hóa chính trị dân tộc và nhân loại; phản ánh năng lực hoạt động và trình độ của Đảng, Nhà nước ta theo giá trị chân, thiện, mỹ trên lĩnh vực chính trị, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, văn hóa chính trị có ý nghĩa to lớn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ chính trị cấp phân đội là người chủ trì về chính trị, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị đảm bảo cho hoạt động quân sự, hậu cần, kỹ thuật của đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy sức mạnh của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bảo đảm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Ở họ không chỉ là lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mà còn trực tiếp giải quyết các mối quan hệ: “Đối với bộ đội, đối với nhân dân, đối với quân địch; chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc” [90, tr.484]. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị, hành vi chính trị, phản ánh năng lực hoạt động chính trị, góp phần hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Đồng thời, là một trong những nhân tố quan trọng, nền tảng để xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị trong quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hiện nay.


Trong những năm qua, văn hóa chính trị của đại đa số cán bộ chính trị cấp phân đội được thể hiện ở mức độ khác nhau trong các hoạt động theo cương vị chức, trách. Ý thức và hành vi chính trị của nhiều cán bộ chính trị cấp phân đội thể hiện chuẩn mực văn hóa cao trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ ở đơn vị, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực hoạt động chính trị của từng cá nhân và cả đội ngũ. Tuy nhiên, văn hóa chính trị của một bộ phận cán bộ chính trị cấp phân đội vẫn còn hạn chế nhất định. Ý thức, hành vi chính trị chưa đạt tới những giá trị chân, thiện, mỹ; việc giải quyết các mối quan hệ còn thiếu tính nguyên tắc và nhân văn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính trị còn thấp; một số ít cán bộ chính trị cấp phân đội có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm tư cách người cán bộ quân đội. Trong khi đó, việc nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng và phát huy văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này trong thực tiễn, cũng như bồi đắp, nâng cao văn hóa chính trị của họ ở một số đơn vị có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế.

Trước yêu cầu mới của cách mạng, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng thực hiện tiến thẳng lên hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội nói chung, cán bộ chính trị nói riêng “có chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý” là yêu cầu đặt ra ngày càng cao. Bên cạnh đó, những mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, văn hóa tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là việc bồi dưỡng, nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ những luận cứ khoa học trên, tác giả chọn vấn đề: “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu

Làm rò một số vấn đề lý luận, thực tiễn về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án, khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan, từ đó xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết.

Thứ hai, nghiên cứu làm rò một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thứ ba, đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam và chỉ rò nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết hiện nay.

Thứ tư, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu văn hóa chính trị của chủ thể cán bộ chính trị cấp phân đội, chủ yếu tập trung ở những giá trị ở ý thức chính trị (tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị), hành vi chính trị, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân cán bộ là chính trị viên, chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam.


Về không gian: Đề tài tập trung điều tra khảo sát thu thập tài liệu báo cáo, tổng kết đánh giá về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp đại đội, tiểu đoàn (chính trị viên) ở một số đơn vị chủ lực thuộc Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 126, Quân chủng Hải quân; Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 395, Quân khu 3, Sư đoàn 2, Quân khu 5.

Về thời gian: Các tài liệu, số liệu thu thập, khảo sát từ năm 2012 đến nay (từ khi có Nghị quyết 769 của Quân uỷ Trung ương về Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội đến năm 2020 và các năm tiếp theo).

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn hóa chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, cán bộ quân đội và xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; các tài liệu báo cáo, tổng kết, đánh giá trong nghị quyết các cấp, chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn; kết quả nghiên cứu các công trình trước và khảo sát, điều tra xã hội học của tác giả.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chủ yếu dựa vào phương pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh; điều tra khảo sát xã hội học, phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia để thực hiện mục đích nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận theo các phương pháp cụ thể sau:


Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án.

Phương pháp logic - lịch sử: sử dụng trong nhiều nội dung của luận án nhưng chủ yếu nhất là luận giải quan niệm văn hóa chính trị và yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ý tưởng cho tới khi hoàn thành nghiên cứu; các thông tin cũng sẽ được sử dụng vào quá trình thực hiện đề tài luận án nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án.

Phương pháp điều tra: bằng phiếu trưng cầu ý kiến với sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ. Tổng thể điều tra: Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 142, Quân chủng Hải quân. Do tính chất của tổ chức quân sự, đơn vị có tính chất tương đồng về biên chế, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy, tác giả chỉ chọn ba đơn vị điển hình cụ thể để khảo sát và điều tra nhằm đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Mẫu điều tra: Sư đoàn 316, Sư đoàn 361, Lữ đoàn 142 tiến hành điều tra toàn bộ số sĩ quan ở cấp đại đội, tiểu đoàn. Tổng số mẫu điều tra bằng phiếu: đối với sĩ quan là 400 người; hạ sĩ quan, binh sĩ là 300 người (Số có mặt tại đơn vị vào thời điểm điều tra).

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu của cuộc điều tra được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 trên máy vi tính và được phân tích tần suất, tương quan so sánh theo các biến số cơ bản. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ tin cậy, logic, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nghiên cứu của luận án.

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu dùng cho cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn của các đơn vị đã chọn điều tra; số lượng 30 người. Địa điểm phỏng vấn tại phòng làm việc riêng và tại thao trường. Phương pháp tiến hành: 1 - 1 (một người phỏng vấn - một người trả lời) có ghi chép.


Phương pháp chuyên gia, xin ý kiến chuyên gia: giúp tác giả có được những ý kiến tham khảo và định hướng từ các chuyên gia có trình độ cao và có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề liên quan đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án xây dựng quan niệm, làm rò đặc điểm, những yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội

Quân đội nhân dân Việt Nam dựa trên những tư liệu, số liệu điều tra khảo sát mới, phát hiện những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Đề xuất yêu cầu và giải pháp mang tính đột phá nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị, văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội có thể tham khảo trong việc tiến hành nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong các học viện, nhà trường, đơn vị và ngoài quân đội.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: mở đầu; 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022