163
thể tham gia vào TTDA ở Việt Nam trong trường hợp người khởi xướng (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) gặp khó khăn trong việc thành lập các doanh nghiệp mới, Chính phủ cũng cần phải có những quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này thông qua việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp hiện hành, đồng thời ban hành Nghị định về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp. Nghị định bổ sung, sửa đổi lần này phải quy định một cách rõ ràng về tư cách pháp nhân của các TBV, quyền lợi và trách nhiệm của nó và đặc biệt là các thủ tục thành lập TBV trên nguyên tắc là không được phức tạp hơn những thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp như hiện nay.
3.3.3.3. Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua luật về mô hình đối tác công tư
Hiện nay mô hình PPP chỉ mới được thí điểm ở Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý chủ yếu là ‘Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”. Chính phủ đã nêu rõ quy chế này chỉ được thí điểm từ 3 – 5 năm cho đến khi Chính phủ ban hành nghị định về mô hình này. Tuy nhiên, theo ông Ben Darche (Tư vấn quốc tế về PPP) cho biết, kinh nghiệm thực hiện PPP của nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của Chính phủ, cơ chế lãi suất, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP [64].
Dẫn chứng từ kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc bắt đầu chương trình PPP từ năm 1994 với Luật Thúc đẩy tư nhân đầu tư vốn cho toàn xã hội nhằm xây dựng một chính sách nhất quán trong các lĩnh vực khác nhau. Sau luật này, có khoảng 100 dự án hạ tầng được thực hiện theo hình thức PPP. Tuy nhiên, trong 4 năm đầu chỉ có 42 dự án được hoàn thành. Do sự thành công hạn chế, Chính phủ Hàn Quốc đã phải ban hành Luật PPP mới vào tháng 2/1998 nhằm cải thiện hình thức các hợp
164
đồng, cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, đồng thời quy định nghiên cứu khả thi bắt buộc, hệ thống hỗ trợ rủi ro khác nhau và thiết lập hẳn một trung tâm PPP. Ngoài ra, Hàn Quốc còn khuyến khích sự phát triển của PPP bằng việc miễn giảm cả thuế VAT. Trong nhiều hợp đồng, có thể đàm phán, Chính phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, điều này khiến cho khu vực tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này được chuyển sang phần lớn cho Chính phủ. Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các dự án PPP tăng lên nhanh chóng [12].
Từ kinh nghiệm đó cho thấy việc sớm ban hành luật PPP ở Việt Nam một mặt nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, mặt khác, giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và các TCTD tham gia TTDA, qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt để các TCTD trong và ngoài nước mạnh dạn tham gia, đồng thời cũng giúp đem lại sự thành công cho việc vận dụng và khuyến khích mô hình mới này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh Hàng Năm Của Dự Án
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 23
- Các Kiến Nghị Đối Với Các Cơ Quan Quản Lý
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 26
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 27
- Bảng Dự Toán Dòng Tiền Dự Án Quan Điểm Tổng Đầu Tư (Tipv)
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
3.3.3.4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có quy định rõ ràng hoặc ban hành quy chế tài trợ dự án
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động cho vay của các TCTD được thực hiện theo “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” do NHNNVN ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động TTDA của các TCTD, NHNNVN cần bổ sung thêm những điều khoản quy định rõ ràng về phương thức TTDA để các TCTD có cơ sở pháp lý thực hiện. Nếu xét thấy cần thiết, NHNNVN có thể ban hành hẳn một quy chế riêng, chẳng hạn như là “Quy chế TTDA của các TCTD đối với khách hàng”. Quy chế TTDA này cần làm rõ những đặc điểm khác biệt của phương thức TTDA với phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT, quy định về nguyên tắc và điều kiện của TTDA, quy định về các cấu trúc tài trợ (cấu trúc cho vay kỳ hạn, cấu trúc cho thuê, cấu trúc đồng tài trợ, cấu trúc xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, cấu trúc thanh toán bằng sản phẩm, v.v) mà các bên tham gia có thể sử dụng, quy định về trách nhiệm và
165
quyền lợi của các bên khi tham gia vào theo phương thức TTDA, quy định về việc truy đòi đối với những người khởi xướng (tài trợ miễn truy đòi, tài trợ truy đòi hạn chế, tài trợ truy đòi toàn bộ) ở từng giai đoạn tài trợ (tài trợ giai đoạn xây dựng và tài trợ giai đoạn hoạt động), vấn đề bảo đảm trong TTDA,
v.v. Quy chế TTDA trước khi ban hành cần có sự tham vấn ý kiến của các luật sư chuyên ngành đã từng tham gia tư vấn luật trong nhiều khoản TTDA, đồng thời cần tranh thủ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia hoạt động thực tiễn tại các định chế tài chính đa quốc gia đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện TTDA ở nhiều quốc gia trên thế giới. Làm được như vậy Quy chế TTDA của các TCTD đối với khách hàng do NHNNVN ban hành mới đảm bảo tính được tính khả thi và tính thực tiễn cao.
3.3.3.5. Chính phủ hỗ trợ đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp
Đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp là một cách thức hỗ trợ nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng đối với chủ đầu tư và các TCTD tham gia tài trợ. Đó là những rủi ro do việc lựa chọn nhà thầu kém năng lực, không đảm bảo uy tín, rủi ro do sự thông đồng và móc ngoặc giữa tư vấn giám sát và nhà thầu, rủi ro chậm hoàn thành, chi phí vượt dự toán, v.v.
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn những người làm công tác tư vấn đều tốt nghiệp từ nhiều trường đại học khác nhau và nhìn chung thì trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ tư vấn này còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa kể một số cán bộ tư vấn chuyển ngành dẫn đến hoạt động thiếu tính độc lập và thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ những người làm công tác quản lý dự án cũng đang hoạt động trong trạng thái tương tự. Mặc dù phần lớn những người làm công tác quản lý dự án đều đã tốt nghiệp từ các trường đại học các chuyên ngành như kinh tế đầu tư, quản lý dự án, v.v hoặc đã từng tham gia các khoá học ngắn hạn do các nhà tài trợ, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ ngành và các trường đại học tổ chức,
166
nhưng nhìn chung thì công tác đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong khi các trường đại học chú trọng đào tạo những kiến thức căn bản thì các nhà tài trợ lại chú trọng vào việc trang bị kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho từng dự án cụ thể, còn các trung tâm đào tạo thuộc các bộ ngành thì đào tạo đại trà. Do đó, để có thể đào tạo được một đội ngũ các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp chính phủ cần hỗ trợ các cơ sở đào tạo trên cơ sở đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt sau:
Một là, các cơ sở đào tạo cần tổ chức biên soạn một bộ giáo trình chuyên về đào tạo tư vấn và quản lý dự án trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Các cơ sở đào tạo cần thực hiện liên kết đào tạo hoặc mời những giảng viên có uy tín và kinh nghiệm lâu năm về giảng dạy từ các trường đại học, học viện quốc tế chuyên ngành có uy tín;
Hai là, các cơ sở đào tạo cần tổ chức cho cán bộ giảng dạy và học viên, đi thực tế nhằm đạt được mục tiêu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn;
Ba là, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích thành lập các tập đoàn tư vấn chuyên nghiệp của Việt Nam đủ sức cạnh tranh và đủ khả năng thực hiện các gói thầu tư vấn cho các dự án lớn, đạc biệt là các gói thầu EPC.
Nói tóm lại, hoạt động TTDA không thể không cần đến sự tham gia của các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp. Sự tham gia của họ trong hoạt động TTDA sẽ giúp cho các chủ đầu tư và các TCTD hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lập, quản lý thực hiện và vận hành dự án.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 đã được nêu trong CLPTKTXHVN 2011 - 2020. Mặt khác, trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới, để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đối với người vay, các TCTD cũng như là những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước bao gồm: Quốc Hội, Chính phủ và NHNNVN. Giải pháp quan trọng nhất cần phải nhấn mạnh với người vay là phải đầu tư cho việc nghiên cứu và lập DAĐT khả thi một cách nghiêm túc. Đối với các TCTD tham gia, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên giỏi nghiệp vụ và dày dặn kinh nghiệm, cùng với việc phải hoàn thiện cho được quy trình đánh giá hiệu quả tài chính dự án dựa trên dòng tiền. Các TCTD cần hết sức lưu ý về vấn đề nhận biết đầy đủ rủi ro và thực hiện công việc phân bổ rủi ro thích hợp cho các bên tham gia trong TTDA, nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho tất cả các bên tham gia. Đối với các cơ quan quản lý có thẩm quyền như Quốc Hội, Chính phủ và NHNNVN, tác giả kiến nghị cần phải sửa đổi luật đấu thầu và ban hành luật tư vấn, cần thiết có thể ban hành quy chế riêng về TTDA, làm rõ loại hình công ty vay tín thác (TBV) được thành lập trong TTDA, ban hành luật về mô hình đối tác công tư (PPP), hỗ trợ đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Luận án đã cho thấy được sự khác nhau giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài dạn truyền thống cho các DAĐT của các TCTD, cùng với đó là những lợi thế và bất lợi của từng phương thức cấp tín dụng truyền thống và phi truyền thống đối với những người khởi xướng và các TCTD tham gia. Từ đó giúp các TCTD phân biệt được sự khác nhau về nhiều đặc điểm cơ bản giữa các phương thức này để các TCTD đưa ra được các quyết định cấp tín dụng thích hợp cho các DAĐT. Bên cạnh đó, mục tiêu nghiên cứu của luận án là để cho thấy rằng, phương thức TTDA là một trong những giải pháp tối ưu để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tham gia vào việc đầu tư phát triển CSHT của các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mặt khác, mục tiêu nghiên cứu của luận án cũng nhằm phân tích khả năng vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
Với những mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận án đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận mang tính tổng quan về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT. Phân tích thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2002 - 2012, đồng thời cho thấy những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động TTDA tại các TCTD của Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp cho các TCTD vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA ở Việt Nam trong thời gian tới.
Về những kết quả đạt được, có thể chỉ ra được những điểm mới đạt được trong nghiên cứu của luận án như sau:
- Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn;
- Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới;
- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v;
- Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam;
- Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;
- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020;
- Chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay;
- Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;
- Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam.
Cuối cùng, một khi phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam phát triển đến một mức độ đủ cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của TTDA đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thì việc nghiên cứu mối quan hệ này là một hướng nghiên cứu mang tính thực nghiệm tiếp theo đề tài nghiên cứu này.