Rủi ro thiết kế và xây dựng
Đây là những rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn thực hiện dự án.
Những rủi này bao gồm:
Thiết kế không đúng quy chuẩn xây dựng;
Chi phí vượt dự toán;
Chậm trễ hoàn thành;
Chất lượng công trình không đúng thiết kế;
Những sự kiện bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia, chẳng hạn như sụt lỡ, động đất, thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, đình công, v.v.
Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
- Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh Hàng Năm Của Dự Án
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 23
- Chính Phủ Sớm Trình Quốc Hội Thông Qua Luật Về Mô Hình Đối Tác Công Tư
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 26
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Lựa chọn các nhà thiết kế có uy tín và tiếng tăm để giảm thiểu rủi ro thiết kế không đúng quy chuẩn;
Cam kết bằng một hạn mức tín dụng dự phòng và cam kết góp thêm vốn của chủ đầu tư trong trường hợp chi phí vượt dự toán;
Lựa chọn các nhà thầu có năng lực, uy tín, kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro chậm hoàn thành và chất lượng công trình xây dựng không đúng thiết kê;
Thuê các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp và giám sát chặt chẽ quá trình thi công và lắp đặt thiết bị để giảm thiểu rủi ro chậm hoàn thành và chất lượng công trình xây dựng không đúng thiết kế;
Quy định rõ ràng trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư hay của các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền địa phương để giảm thiểu rủi ro chậm hoàn thành;
Yêu cầu chủ đầu tư phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh chất lượng công trình xây dựng để giảm thiểu rủi ro chậm hoàn thành và rủi ro chất lượng công trình không đúng thiết kế;
Sử dụng hợp đồng xây dựng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay để giảm thiểu rủi ro chi phí vượt dự toán;
Mua bảo hiểm rủi ro bất khả kháng từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ để giảm thiểu rủi ro bất khả kháng, v.v.
Rủi ro thị trường
Là những rủi ro xảy ra do thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào biến động theo chiều hướng bất lợi, hàng hóa sản suất hay dịch vụ cung ứng không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về phương diện giá bán, chất lượng, mẫu mã, v.v.
Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
Có các cam kết về việc cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu và năng lượng, cấp nước cho dự án để giảm thiểu rủi ro do thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên vật liệu, v.v;
Có các Báo cáo nghiên cứu chuyên đề về thị trường trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi hay khả thi để giảm thiểu rủi ro hàng hóa dịch vụ do dự án cung ứng không phù hợp với nhu cầu thị trường;
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra của dự án để giảm thiểu các rủi ro thị trường; v.v.
Rủi ro hoạt động
Đây là những rủi ro có liên quan đến giai đoạn vận hành dự án. Những rủi ro này bao gồm:
Thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành;
Không kiểm soát được chi phí hoạt động;
157
Sự lỗi thời của công nghệ hoặc công nghệ chưa được kiểm chứng;
Tình trạng sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị kém. Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
Thuê các nhà quản lý và vận hành dự án chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành;
Yêu cầu công nghệ đã được thử nghiệm để hạn chế rủi ro công nghệ lỗi thời hoặc công nghệ chưa được kiểm chứng;
Cần có sự tham gia của các nhà thầu, người bảo hành trong các hợp đồng tài trợ để giảm thiểu rủi ro bảo dưỡng kém, v.v.
Rủi ro tài chính
Những rủi ro tài chính có thể phát sinh trong các khoản TTDA bao gồm:
Rớt giá sản phẩm đầu ra;
Gia tăng giá cả nguyên vật liệu và năng lượng;
Gia tăng lãi suất vay;
Thay đổi tỷ giá, v.v.
Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
Sử dụng các công cụ bảo hiểm như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và quyền chọn để giảm thiểu rủi ro về giá cả nguyên liệu tăng hay giá bán sản phẩm đầu ra của dự án giảm;
Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hoán đổi tiền tệ và lãi suất để giảm thiểu rủi ro lãi suất và tỷ giá;
Áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi, lãi suất trần hay lãi suất sàn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.
Rủi ro môi trường
Đây là một vấn đề đang được cộng đồng quan tâm nhiều những năm gần đây. Các TCTD cũng dần nhận ra được những hậu quả gián tiếp của trách
158
nhiệm môi trường đối với họ trong các khoản TTDA, đặc biệt nếu họ muốn thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh của dự án.
Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
Rủi ro chính trị và chủ quyền quốc gia.
Rủi ro này có liên quan đến các khoản tài trợ ở nước ngoài khi có sự thay đổi về tình hình chính trị ở nước sở tại có thể tác động bất lợi đến tính sống còn của dự án. Nói chung, các TCTD chỉ muốn tài trợ cho những dự án mà lịch sử cho thấy có độ ổn định thích hợp. Những rủi ro chính trị chủ yếu thường gặp bao gồm:
Thay đổi chế độ chính trị;
Bất lợi của hệ thống thuế mới;
Trưng dụng vì mục đích chung;
Áp dụng hạn ngạch hay cấm xuất khẩu sản phẩm của dự án trong trường hợp có sự thiếu hụt thị trường nội địa;
Áp dụng biện pháp kiểm soát để hạn chế tỷ lệ khai thác khoáng sản của dự án;
Sử dụng quyền ưu tiên mua trước các sản phẩm của dự án;
Áp dụng chính sách hạn chế chuyển lợi nhuận về nước;
Áp dụng biện pháp hạn chế khả năng cung cấp nguyên vật liệu hoặc năng lượng, v.v.
Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách:
159
Tìm kiếm các bảo hiểm rủi ro chính trị từ các cơ quan thương mại hay các cơ quan chính thức khác như Phòng tín dụng xuất khẩu hay các cơ quan đại diện phát triển đa quốc gia để tránh rủi ro về thay đổi chính trị, trưng dụng, áp đặt hạn ngạch hay cấm xuất khẩu, áp đặt các kiểm soát về tỷ lệ khai thác khoáng sản, v.v.;
Thông thạo luật thuế hoặc thuê tư vấn luật ở nước sở tại để tránh rủi ro về sự bất lợi của hệ thống thuế;
Cam kết của chính phủ ngăn chặn rủi ro trưng dụng hay quốc hữu hóa, cho phép chuyển lợi nhuận về nước, cam kết hỗ trợ cân đối ngoại tệ, không áp đặt quyền mua trước sản phẩm của dự án, không hạn chế các tỷ lệ khai thác khoáng sản, không hạn chế khả năng cung cấp năng lượng hay nguyên vật liệu cho dự án; v.v.
3.3.2.4. Giải pháp về quảng bá sản phẩm mới
Sau khi các TCTD đã thực hiện đầy đủ những giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ như đã trình bày trên đây thì một giải pháp cuối cùng mà các TCTD cũng cần phải chuẩn bị đó là thông tin và quảng bá sản phẩm tài trợ phi truyền thống.
Để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty lớn của Việt Nam nhận biết được hết những lợi ích mà phương thức tài trợ này mang lại cho họ, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn phương thức TTDA để thực hiện các cơ hội đầu tư của mình, các TCTD cần phải thực hiện thông tin và quảng bá về sản phẩm tài trợ mới của mình, quan trọng nhất là các TCTD phải cho các doanh nghiệp thấy được những lợi ích mà phương thức tài trợ này mang lại cho họ, cũng như là những chi phí mà họ phải trả do việc TCTD đã chấp nhận rủi ro và tốn kém chi phí nhiều hơn khi chấp nhận TTDA cho các doanh nghiệp. Biện pháp quảng bá hữu hiệu nhất là các TCTD nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về việc vận dụng phương thức tài trợ mới này trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Thành phầm khách mời trước hết phải là những người đang làm công tác TTDA thực tiễn,
160
đến từ nhiều quốc gia đã thành công trong quá trình thực hiện hoạt động tài trợ dự án để được họ chia sẻ kinh nghiệm triển khai và phát triển hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một thành phần khách mời cũng không thể thiếu được đó là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kinh tế am tường về lĩnh vực TTDA để họ cho thấy tiềm năng của việc phát triển, chỉ ra các điều kiện tiền đề cho việc triển khai nghiệp vụ cũng như là những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTDA đối với các bên tham gia. Cuối cùng, một thành phần khách mời chính của hội thảo và cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các TCTD, đó là các doanh nghiệp để họ có điều kiện trao đổi và đặt ra những câu hỏi cho những vấn đề mà họ quan tâm với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu nhờ đó họ có sự hiểu biết rõ ràng hơn về những lợi ích mà phương thức tài trợ này mang lại cho họ.
3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
3.3.3.1. Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật đấu thầu và ban hành Luật tư vấn
Hoạt động TTDA rất cần có sự tham gia của các nhà tư vấn bao gồm: tư vấn đầu tư và xây dựng, tư vấn luật, tư vấn kỹ thuật, tư vấn tài chính, v.v. Sự tham gia của các nhà tư vấn vào tất cả các giai đoạn của chu trình dự án sẽ giúp cho chủ đầu tư và các nhà tài trợ hạn chế được những rủi ro có liên quan.
Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn phải có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động này đến nay vẫn chưa được Quốc hội ban hành thành một đạo luật. Do đó, quyền lợi của người được tư vấn không được bảo đảm trong trường hợp bên tư vấn gây ra thiệt hại đối với bên được tư vấn do không có biện pháp chế tài cụ thể trong từng trường hợp.
Do vậy, để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động TTDA nói riêng, các hoạt động kinh tế và dân sự khác nói chung, Quốc Hội cần sớm ban hành Luật tư vấn quy định rõ trách nhiệm của các nhà tư vấn để buộc họ hoạt động có trách nhiệm và có lương tâm hơn. Việc Quốc Hội sớm thông qua đạo luật này sẽ giúp cho các chủ đầu tư và các TCTD hạn chế được những rủi ro có thể
161
xảy ra trong giai đoạn lập, thẩm định, thực hiện và vận hành dự án, chẳng hạn như không trung thực trong quá trình nghiên cứu soạn thảo và thẩm định dự án, sai sót chủ quan trong thiết kế, không tuân thủ những quy định của Nhà nước về tổ chức và xét thầu, không am hiểu về thiết bị và công nghệ của dự án, không nắm được hết các yêu cầu bảo vệ môi trường, không hoàn thành trách nhiệm tư vấn giám sát thi công, v.v gây thiệt hại về tài sản cho chủ đầu tư và các TCTD.
Bên cạnh đó luật đấu thầu số 61 năm 2005 và luật số 38 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình thực thi đã bộc lộ rất nhiều bất cập và đang được các bộ ngành và cơ các cơ quan hữu quan kiến nghị Quốc Hội sửa đổi. Một trong những kiến nghị sửa đổi quan trọng trong luật này là tiêu chí chọn thầu theo giá rẻ để cải thiện tình hình bị doanh nghiệp Trung Quốc "lấn át" mỗi khi dự thầu EPC (thiết kế cung cấp thiết bị và xây dựng). Mặt khác, nó cũng ngăn chặn được tình trạng nhà thầu Việt Nam năng lực tài chính yếu nhưng vì mục tiêu tạo công ăn việc làm cho lao động, phải có hợp đồng nên đã bỏ giá thấp để trúng thầu dẫn đến việc chậm trễ hoàn thành công trình, chất lượng công trình không bảo đảm, nhà thầu bị mất uy ín, v.v.
Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều bị chậm tiến độ kéo dài, thậm chí không triển khai được là do các nhà thầu năng lực yếu, kinh nghiệm kém, không thu xếp được tài chính, không thực hiện được các cam kết với chủ đầu tư như: nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, v.v. Mặt khác, qua khảo sát thực tế cũng cho thấy, sự yếu kém của các nhà thầu không chỉ tạo ra những bất cập trong giai đoạn triển khai dự án mà trong cả giai đoạn vận hành sau này, khi mà công nghệ và các tiêu chuẩn áp dụng của Trung Quốc không tiên tiến, do đó thiết bị thường gặp nhiều lỗi kỹ thuật, sự cố trong quá trình vận hành. Chính vì lẻ đó mà Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA)
162
đã nhiều lần kiến nghị với Nhà nước về tính nghiêm trọng của vấn đề này và đề xuất các giải pháp để giải quyết. Theo VEA cần thiết phải bổ sung và sửa đổi một số quy định hiện hành về đấu thầu để cho phép các chủ đầu tư (đặc biệt là các chủ dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước) lựa chọn các thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu EPC có kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển như: G7, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Trong một số trường hợp đặc biệt, các chủ đầu tư được phép chỉ định trực tiếp nhà thiết kế chế tạo thiết bị, nhà thầu EPC và các tư vấn mà chủ đầu tư đã biết rõ năng lực kinh nghiệm và khả năng tài chính [67].
Nói tóm lại, Luật đấu thầu cần được sửa đổi một cách toàn diện trên cơ sở tiếp thu kiến nghị của các chuyên gia trong nước và học hỏi kinh nghiệm xây dựng luật của nước ngoài giúp bảo đảm được chất lượng công trình thi công theo đúng thiết kế được duyệt. Đối với các chủ đầu tư và các TCTD, đạo luật này cũng giúp cho họ hạn chế được những rủi ro do việc lựa chọn phải những nhà thầu kém năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực thi công những công trình lớn, đặc biệt đối với các DAĐT được các TCTD tham gia tài trợ.
3.3.3.2. Chính phủ cần có quy định rõ ràng về việc cho phép thành lập các Công ty vay tín thác
Như đã nói trong phần các chủ thể tham gia TTDA, thông thường trong TTDA, người vay là DNDA. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người khởi xướng hoặc các tổ chức tài trợ không thành lập DNDA mà thành lập công ty vay tín thác (TBV) để tổ chức này đứng ra vay nợ các TCTD và dùng tiền vay để thanh toán các chi phí xây dựng cho các nhà thầu. Khi dự án đi vào hoạt động, TBV sẽ thu các khoản tiền bán hàng từ dự án và dùng tiền này để trả nợ cho các TCTD, phần thặng dư sẽ trả lại cho những người khởi xướng.
Luật doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang có hiệu lực thi hành hoàn toàn không có điều khoản nào quy định về loại hình công ty vay tín thác như vậy. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc ra đời các TBV, một chủ