Phân Tích Khả Năng Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam‌

75


dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong việc đổi mới và thay thế thiết bị, dây chuyền sản xuất và phương tiện vận tải.

2.1.1.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài‌

Theo luật các TCTD năm 2010 của Việt Nam thì TCTD nước ngoài là TCTD được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. TCTD nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Các TCTD nước ngoài ở Việt Nam hiện nay bao gồm: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm ngày 30/06/2013, SBV đã cấp phép cho 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn được cấp là

2.183 triệu USD. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung chủ yếu vào thị phần cung cứng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng tham gia vào nhiều khoản cho vay hợp vốn hoặc đồng tài trợ cho các DAĐT tại Việt Nam mà dẫn đầu là Citi Bank và Standard Chartered Bank cho các DAĐT mua sắm máy bay Boeing của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) và các DAĐT thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam


Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 14

Văn phòng đại diện TCTD nuớc ngoài là đơn vị phụ thuộc của TCTD nước ngoài, đặt tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép mở văn phòng đại diện và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Văn phòng đại diện TCTD nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Theo trang tin điện tử từ SBV thì tính đến ngày 30/06/2013, Việt Nam hiện đang có 49 văn phòng đại diện của các TCTD ở nước ngoài tại Việt Nam. Các TCTD nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam chủ yếu là để giải ngân và theo dõi các khoản nợ mà các TCTD nước ngoài này đang cho vay hoặc là tài trợ cho các DAĐT lớn tại Việt Nam và theo quy định của luật các TCTD năm 2010 của Việt Nam thì các văn phòng đại diện này không được trực tiếp tham gia cho vay hoặc tài trợ cho các DAĐT tại Việt Nam.

2.1.1.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác‌

TCTD hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập nhằm mục đích tương trợ nhau phát triển, kinh doanh và đời sống. Các TCTD hợp tác bao gồm ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

Theo luật các TCTD năm 2010 của Việt Nam thì Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương. Ngân hàng có vốn điều lệ là 2.034 tỷ đồng và được Chính phủ duyệt cấp bổ sung 948 tỷ đồng để Ngân hàng Hợp tác có đủ mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như một NHTM. Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam chỉ mới đi vào hoạt động chính thức từ 1/7/2013.


Các quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là các TCTD do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo trang tin điện tử của SBV, tính đến ngày 30/06/2013, Việt Nam hiện có đến 915 QTDND đang hoạt động với tổng vốn điều lệ 586,8 tỷ đồng. Các QTDND cũng được cung cấp các nguồn vốn tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2012 vừa qua chưa có thông tin nào được công bố rộng rãi về việc các QTDND ở Việt Nam cấp tín dụng hoặc tham gia với tư cách là thành viên cho vay hợp vốn các DAĐT lớn với các TCTD khác tại Việt Nam.

2.1.1.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ‌

Các TCTC của chính phủ là các TCTD do Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập và là loại hình TCTD do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Các TCTD của chính phủ hiện nay bao gồm Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội.

Ngân hàng phát triển Việt Nam

VDB là TCTD thuộc sở hữu 100% của Nhà nước và là đơn vị hoạt động chính sách phi lợi nhuận. Tuy nhiên, VDB vẫn chịu sự điều tiết của Luật các TCTD, do vậy VDB vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của SBV. VDB hiện đang có số vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VDB là tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của chính phủ Việt Nam. Trong thời gian qua, VDB đã tham gia cấp tín dụng cho rất nhiều DAĐT mang tính trọng điểm của Việt Nam chẳng hạn như Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, chăn nuôi và chế biến sữa bò, v.v.


Ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH là TCTD thuộc sở hữu 100% của Nhà nước và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. NHCSXH có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng. Đối tượng hoạt động chủ yếu của NHCSXH là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. NHCSXH không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hợp vốn cho vay hay tài trợ cho các DAĐT vì mục đích sinh lợi của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.1.2. Phân tích khả năng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam‌

Từ việc xem xét về tiềm lực tài chính, thị phần cung cấp tín dụng chủ yếu, lịch sử và kinh nghiệm hoạt động của các TCTD ở Việt Nam hiện nay, có thể nhận biết được các TCTD nào ở Việt Nam hiện nay có khả năng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA, các TCTD nào ở Việt Nam không có khả năng vận dụng phương thức TTDA như sau:

2.1.2.1. Các ngân hàng thương mại‌

Các NHTM ở Việt Nam tính đến 30/6/2013 bao gồm 5 NHTM nhà nước, 34 NHTM cổ phần, 4 NHTM liên doanh và 5 NHTM 100% vốn nước ngoài. Nhìn chung thì các NHTM nhà nước là những ngân hàng có bề dày lịch sử hoạt động lâu đời nhất ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn các DAĐT ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là khối NHTM có tiềm lực tài chính tốt nhất trong hệ thống TCTD ở Việt Nam và thường đóng vai trò là tổ chức đầu mối trong các khoản đồng tài trợ với các TCTD khác trong nước trong thời gian qua ở Việt Nam.

Bên cạnh khối NHTM nhà nước thì một số NHTM cổ phần có lịch sử hoạt động lâu năm nhất và có tiềm lực tài chính tốt trong khối NHTM này như: ACB, Sacombank, Eximbank, MB, Maritimebank và một số NHTM mới


thành lập gần đây như Oceanbank, Seabank, tienphongBank, BacAbank, BaovietBank v.v cũng đã và đang tham gia vào các khoản đồng tài trợ với các NHTM nhà nước. Một số NHTM cổ phần như MB, TienphongBank, BacABank, v.v cũng đã đóng vai trò là đầu mối dàn xếp đồng tài trợ với các NHTM cổ phần trong khối để tài trợ cho các DAĐT như: Nhà máy xi măng Đồng Lâm (BacAbank đầu mối với SeaBank), Nhà máy thực phẩm Đông Á (TienphongBank đầu mối với Oceanbank), Thủy điện Nậm Chiến 2 (MB đầu mối với BIDV chi nhánh Sơn La và Hà Giang), v.v. Nhìn chung thì ngoại trừ các NHTM cổ phần tiềm lực tài chính còn yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn (phần lớn là các NHTM cổ phần nông thôn chuyển thành NHTM cổ phần đô thị) ít có khả năng thực hiện cấp tín dụng bằng phương thức TTDA hoặc tham gia là thành viên trong các khoản đồng tài trợ, các NHTM cổ phần còn lại đều có khả năng tham gia với tư cách là đầu mối, hoặc tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn đồng tài trợ.

Các NHTM liên doanh và các NHTM 100% vốn nước ngoài cũng là những NHTM có khả năng cung cấp tín dụng cho các DAĐT ở Việt Nam bằng phương thức TTDA do những NHTM này có lợi thế về kinh nghiệm tài trợ, đội ngũ nhân sự và kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt hơn các NHTM trong nước. Tuy nhiên, nhìn chung thì hai khối NHTM này ít tài trợ hoặc tham gia vào các khoản đồng tài trợ với các TCTD khác ở Việt Nam trong thời gian qua, mà chủ yếu là họ tham gia cung cấp tín dụng cho các DAĐT ở Việt Nam bằng phương thức cấp tín dụng truyền thống (cho vay theo DAĐT hoặc cho vay hợp vốn). Trong hai khối NHTM này thì mới chỉ có ba NHTM liên doanh tham gia TTDA ở Việt Nam là Indovinabank, Shinhan và Vinasiam.

2.1.2.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng‌

Các TCTD phi ngân hàng ở Việt Nam tính đến 30/06/2013 bao gồm 18 công ty tài chính và 12 công ty CTTC. Ngoại trừ Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (đã được chuyển đổi thành NHTM cổ phần Đại Chúng Việt Nam) có tiềm lực tài chính mạnh (vốn điều lệ sau khi chuyển đổi hơn 9.000 tỷ


đồng) là có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam (Hoán cải kho nổi chứa, xuất và xử lý dầu thô, Nhà máy Sản xuất Ethanol Bình Phước và Nhà máy Sô đa Chu Lai), các công ty cho thuê tài chính còn lại chủ yếu cho vay tiêu dùng và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong tập đoàn hay các tổng công ty nhà nước. Các công ty CTTC thì cũng chưa có công ty nào có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ do bị hạn chế về năng lực tài chính và bị hạn chế về tài sản cho thuê là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.1.2.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài‌

Các TCTC nước ngoài ở Việt Nam tính đến 30/6/2013 bao gồm 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 49 văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài ở Việt Nam. Có thể nói rằng, đây là khối ngân hàng có các khoản tài trợ hoặc tham gia đồng tài trợ nhiều nhất cho các DAĐT ở Việt Nam trong thời gian qua, do họ là những ngân hàng lớn có bề dày lịch sử hoạt động ngân hàng lâu đời, có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm TTDA ở nhiều quốc gia trên thế giới (Citi Bank, HSBC, Credit Agricole, Sumitomo, v.v). Có thể kể ra những DAĐT lớn ở Việt Nam được các TCTD nước ngoài đồng tài trợ trong thời gian qua như: Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 (tài trợ 30.430,78 tỷ đồng), Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2, (tài trợ 8.977,00 tỷ đồng), Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 (tài trợ 5.128,56 tỷ đồng), v.v.

2.1.2.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác‌

Các TCTD hợp tác ở Việt Nam tính 01/7/2013 bao gồm Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam và 915 QTDND. Các TCTD này hoạt động vì mục đích tương trợ thành viên trong TCTD và không có khả năng tham gia TTDA do yếu về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm cho vay DAĐT, kinh nghiệm quản lý rủi ro và đội ngũ nhân sự.


2.1.2.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ‌

Các TCTD của chính phủ hiện nay bao gồm NHCSXH và VDB. Trong khi VDB là một TCTD lớn của chính phủ Việt Nam và có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay các DAĐT thuộc danh mục dự án được ưu tiên cho vay theo quy định của chính phủ và có đủ khả năng để thực hiện TTDA hoặc tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác, thì NHCSXH lại cho vay chủ yếu là các DAĐT giải quyết công ăn việc làm, cho vay người nghèo, v.v. vì thế không có đủ khả năng để TTDA hoặc tham gia TTDA với các TCTD khác. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, VDB đã thực hiện TTDA hoặc tham gia đồng tài trợ cho rất nhiều DAĐT với số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng như: Dự án Chăn nuôi sữa và chế biến tập trung (3.500,00 tỷ đồng), Dự án Nhà máy thủy điện Hủa Na (3.945,00 tỷ đồng), Dự án Nhà máy nhiệt điện cẩm Phả (2.179,90 tỷ đồng), v.v.

2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM‌

2.2.1. Những thuận lợi‌

Để vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA trong hoạt động tín dụng của các TCTD, bên cạnh các yêu cầu cần thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực và phương tiện còn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành được những quy định cần thiết nhằm tạo lập hành lang pháp lý cho việc thực hiện phương thức tài trợ này ở Việt Nam. Với hệ thống pháp luật hiện tại có liên quan và những kinh nghiệm của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, bước đầu cũng đã tạo ra được những điều kiện tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện phương thức TTDA ở Việt Nam:


2.2.1.1. Luật doanh nghiệp được đánh giá là rất thông thoáng và Luật đầu tư cho phép thực hiện dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế‌

Như Hình 1.4 ở chương 1 đã cho thấy, một đặc điểm khác nhau cơ bản dùng để phân biệt phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng truyền thống là ở chỗ người vay. Nếu như đối với phương thức cấp tín dụng truyền thống, người khởi xướng dự án cũng đồng thời là người vay, người trực tiếp quản lý thực hiện và vận hành dự án, người chịu trách nhiệm trả nợ cho TCTD thì đối với phương thức TTDA, người khởi xướng không phải là người vay mà chỉ là người đứng ra thành lập DNDA và DNDA này mới chính là người vay, người trực tiếp quản lý thực hiện và vận hành dự án, người chịu trách nhiệm trả nợ cho những người cho vay. Trong trường hợp này, người khởi xướng dự án chỉ đóng vai trò là cổ đông góp vốn thành lập DNDA và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp ban đầu vào DNDA mà thôi.

Để thành lập DNDA, các chủ đầu tư phải tuân thủ theo những quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này. Cùng với luật doanh nghiệp 2005, luật đầu tư 2005 cũng đã quy định về quyền thành lập hay không thành lập tổ chức kinh tế gắn với thực hiện dự án tại điều 50 như sau:

“1. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có DAĐT và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có DAĐT mới thì được làm thủ tục thực hiện DAĐT đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

3. Nhà đầu tư trong nước có DAĐT gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022