- Các TCTD, các chuyên gia kỹ thuật và các luật sư tốn nhiều thời gian để thẩm định dự án và phát thảo nhiều chứng từ vay phức tạp;
- Gia tăng bảo đảm cho dự án, đặc biệt là bảo hiểm rủi ro chính trị;
- Chi phí thuê mướn các chuyên gia kỹ thuật theo dõi tiến trình xây dựng phù hợp với các điều khoản cho vay;
- Các TCTD và các bên tham gia khác tốn chi phí để đánh giá rủi ro tăng thêm.
Thứ tư, Chịu sự giám sát của các TCTD. Để bảo vệ chính họ, các TCTD thường muốn giám sát một cách chặt chẽ việc quản lý và vận hành dự án. Sự giám sát này bao gồm các cuộc viếng thăm của các kỹ sư và các nhà tư vấn của các TCTD, yêu cầu báo cáo tiến độ xây dựng và theo dõi tiến trình xây dựng và lắp đặt thiết bị để đảm bảo rằng số tiền tài trợ không bị sử dụng sai mục đích. Quá trình giám sát của các TCTD cũng để bảo đảm rằng tiến độ xây dựng được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập.
Thứ năm, Yêu cầu báo cáo cho các TCTD nhiều hơn. Các TCTD thường yêu cầu DNDA cung cấp thông tin và các báo cáo một cách rõ ràng để cho phép họ theo dõi tiến trình dự án nhiều hơn so với phương thức tài trợ truyền thống. Các yêu cầu cung cấp thông tin và báo cáo bao gồm: báo cáo tài chính; thông tin hoạt động của dự án; báo cáo về các sự kiện bất khả kháng, sự chậm trể và thực hiện những sửa chữa cần thiết, các thông báo khác được yêu cầu, chẳng hạn như thông báo vỡ nợ.
Thứ sáu, Tăng thêm các bảo đảm. Đặc tính không truy đòi của TTDA dẫn đến nguy cơ rủi ro nhiều hơn đối với các TCTD cho vay. Do vậy, những rủi ro này có thể được bảo đảm bằng việc sử dụng các hợp đồng bảo hiểm trong các cấu trúc TTDA. Phí bảo hiểm trong TTDA có thể đắc hơn so với phí bảo hiểm trong các cấu trúc tài trợ truyền thống.
1.2.9. Vai trò của các tổ chức tín dụng trong tài trợ dự án
Từ thực tiễn tham gia TTDA của các TCTD có thể nhận thấy các TCTD đã và đang đóng những vai trò chủ yếu sau trong TTDA:
1.2.9.1. Là nơi cung cấp nguồn vốn tín dụng giúp những người khởi xướng thực hiện dự án
Cũng tương tự như các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT, các TCTD khi tham gia vào các khoản TTDA cũng đóng vai trò là những người cho vay hay những người cung cấp nguồn vốn tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT. Đối với những DAĐT có nhu cầu vay không nhiều và khả năng một TCTD có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay cho DAĐT mà không gặp những giới hạn cho vay theo luật các TCTD hay theo danh mục tín dụng của TCTD, các TCTD có thể độc lập TTDA. Trong trường hợp một TCTD không đủ khả năng cung cấp TTDA cho một DAĐT, hoặc TCTD gặp phải những giới hạn cấp tín dụng theo luật các TCTD, hoặc theo danh mục tín dụng của TCTD, TCTD đó có thể tham gia với vai trò là đầu mối hoặc thành viên hợp vốn đồng tài trợ với các TCTD khác.
1.2.9.2. Thực hiện vai trò phản biện nhằm loại bỏ những dự án kém khả thi, đồng thời không bỏ qua cơ hội đầu tư đáng giá
Để đưa ra quyết định cấp tín dụng cho các DAĐT theo phương thức TTDA, đòi hỏi các TCTD phải thẩm định một cách chặt chẽ tính khả thi và triển vọng thành công của các DAĐT. Trong trường hợp không đủ khả năng thẩm định tính khả thi về các phương diện thị trường, kỹ thuật (đặc biệt là những nguồn kỹ thuật phức tạp và những công nghệ mới lần đầu được sử dụng trong DAĐT), đòi hỏi các TCTD phải sử dụng dịch vụ tư vấn thị trường và tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia và các kỹ sư chuyên nghiệp trong và ngoài nước để làm sáng tỏ tính khả về những phương diện này của DAĐT. Chính việc làm này đã giúp cho các TCTD có đủ căn cứ để từ chối tài trợ cho những dự án kém khả thi, nhờ đó không bị lãng phí những nguồn lực và tài nguyên của nền kinh tế. Đồng thời, cũng nhờ vào việc thẩm định chặt chẽ tính khả thi
và triển vọng thành công của dự án sẽ giúp cho các TCTD mạnh dạn hơn trong việc đưa ra quyết định TTDA cho các DAĐT.
1.2.9.3. Là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, người chia sẻ rủi ro và người hợp tác với những người khởi xướng và doanh nghiệp dự án
Bên cạnh vai trò là những người cung cấp nguồn vốn tín dụng, người thẩm định, các TCTD còn đóng vai trò là những nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp cho dự án, bao gồm tư vấn về các cấu trúc trợ, cấu trúc vốn, nguồn tài trợ và các mức lãi suất tài trợ, v.v. Các TCTD cũng đóng vai trò là người tư vấn về việc phân chia rủi ro thích hợp cho các bên tham gia trong TTDA và cuối cùng là người hợp tác với những người khởi xướng và các doanh nghiệp dự án để cấu trúc lại dự án trong trường hợp dự án gặp khó khăn về vấn đề trả nợ cho các TCTD.
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TRỢ DỰ ÁN ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA
1.3.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.3.1.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Theo các nhà kinh tế học thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Products: GDP) hoặc Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Products: GNP) trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm); và Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products: GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, các nhà kinh tế lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước và thường được thể hiện bằng đơn
62
vị %. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được tính dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP thực tế thay vì tính dựa trên tốc độ tăng GDP hay GNP danh nghĩa.
Sau khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, các nhà kinh tế học đã chỉ ra được bốn nhân tố sau đây được các quốc gia phối hợp sử dụng để đạt được tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực nói ở đây chính là chất lượng đầu vào của lao động, bao gồm kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động và là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế;
Thứ hai, Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, khoáng sản (đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước). Nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế của một quốc gia. Có những quốc nước được thiên nhiên ưu đãi về dầu mỏ đã đạt được mức thu nhập rất cao như Ả rập Xê út, Brunei;
Thứ ba, Tư bản: Là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất (máy móc, thiết bị, đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia, hệ thống thủy lợi, v.v) và để có được tư bản, đòi hỏi phải thực hiện đầu tư. Đầu tư cho tư bản sẽ giúp các quốc gia có thể đạt được sự phát triển dài hạn;
Thứ tư, Công nghệ: Công nghệ cho phép tạo ra được sản lượng nhiều hơn và mang lại hiệu quả nhiều hơn, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, v.v.
1.3.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế
Cũng theo các nhà kinh tế học thì phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Để đạt được sự phát triển kinh tế, đòi hỏi các quốc gia phải đạt được các điều kiện sau:
Thứ nhất là phải có sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và bền vững;
63
Thứ hai là phải có sự chuyển dịch về mặt cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bao gồm cơ cấu vùng miền (thành thị và nông thôn); cơ cấu ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ);
Thứ ba là phúc lợi cuộc sống của đại bộ phận người dân tăng lên (y tế, giáo dục, môi trường, v.v);
Thứ tư là phải có sự đổi mới tư duy và quan niệm về thể chế kinh tế.
1.3.2. Cơ sở lý luận về sự vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
1.3.2.1. Cơ sở lý luận về sự vận dụng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
Theo luật các TCTD năm 2010 của Việt Nam thì TCTD được hiểu là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Cũng theo luật này, TCTD được hiểu bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Mặt khác, phương thức TTDA do các TCTD thực hiện như đã nêu trong phần 1.2.1 chương này được hiểu là việc các TCTD tài trợ cho một đơn vị kinh tế độc lập về mặt pháp lý đối với những người khởi xướng. Do đó, khoản tài trợ thường là truy đòi giới hạn hoặc miễn truy đòi đối với những người khởi xướng. Để đưa ra quyết định tài trợ, TCTD chỉ căn cứ vào dòng tiền và triển vọng thành công của dự án và chấp nhận tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai.
Ngoài ra, theo từ điển tiếng Việt thì vận dụng được hiểu là việc mang tri thức, lý luận dùng vào thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đưa vào vận dụng trong thực tế điều nhận thức, lĩnh hội được như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, v.v.
Nói tóm lại, từ các khái niệm vừa nêu, trong luận án này, vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD được hiểu là việc các TCTD áp dụng phương thức TTDA vào trong hoạt động kinh doanh của họ, trên cơ sở có sự nhận thức rõ ràng về những đặc điểm cơ bản của phương thức TTDA (với tư
64
cách là một phương thức tài trợ phi truyền thống), khác với những đặc điểm cơ bản của các phương thức tài trợ truyền thống cho các DAĐT ở chỗ: các TCTD tài trợ cho một đơn vị kinh tế độc lập về mặt pháp lý đối với những người khởi xướng, tài trợ miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng, và TCTD chỉ căn cứ vào triển vọng thành công và tài sản của dự án để đưa ra quyết định cấp tín dụng.
1.3.2.2. Cơ sở lý luận về sự mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
Cũng theo từ điển tiếng Việt thì mở rộng có nghĩa là làm cho quy mô lớn hơn trước. Do đó, nếu hiểu theo cách giải thích này thì việc mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD có thể được hiểu là việc các TCTD thực hiện phương thức TTDA với quy mô ngày càng lớn hơn. Sự mở rộng quy mô TTDA tại các TCTD có thể được đo lường bằng sự gia tăng số lượng các DAĐT được các TCTD thực hiện bằng phương thức TTDA, hay sự gia tăng của tổng mức cho vay được các TCTD tài trợ bằng phương thức TTDA.
Nói tóm lại, chúng ta có thể đo lường sự mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD bằng các chỉ tiêu dưới đây:
= | Số lượng DAĐT được tài trợ năm t | - | Số lượng DAĐT được tài trợ năm (t -1) | (1.5) | |
Mức cho vay tăng thêm | = | Tổng mức cho vay năm t | - | Tổng mức cho vay năm (t -1) | (1.6) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chủ Thể Tham Gia Vào Phương Thức Tài Trợ Dự Án
- Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Xây Dựng.
- Cấu Trúc Đồng Tài Trợ Với Ngân Hàng Thế Giới Và Các Tổ Chức Đa Quốc Gia
- Tài Trợ Dự Án Giúp Quá Trình Chuyển Giao Và Sử Dụng Công Nghệ Mới Ngày Càng Nhiều Hơn
- Phân Tích Khả Năng Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
- Các Tổ Chức Tín Dụng Được Cho Vay Có Đảm Bảo Bằng Tài Sản Hình Thành Từ Vốn Vay
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
1.3.3. Sự cần thiết của việc vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án đối với tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia
Tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững luôn là mục tiêu mà chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi. Để đạt
65
được mục tiêu đó, chính phủ các nước buộc phải thực thi rất nhiều biện pháp, từ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước một cách hiệu quả và bền vững, cho đến việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn tư bản từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và hiện đại từ các nước phát triển, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Bên cạnh đó, chính phủ các nước (đặc biệt là các nước đang phát triển và từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam), cũng không ngường đổi mới tư duy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cố gắng từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện các chương trình phúc lợi để gia tăng phúc lợi cho người dân; v.v.
TTDA được xem như là một phương thức tài trợ phi truyền thống cho các DAĐT và đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. TTDA còn được xem là cuộc cách mạng trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD cho các DAĐT của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. TTDA được thực hiện chủ yếu ở lĩnh vực CSHT kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế như hệ thống cầu đường, cảng biển, năng lượng, cấp nước, v.v cũng như là lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, cung cấp các dịch vụ công cộng như giải trí, giao thông, y tế, v.v. Những lĩnh vực này được xem là những lĩnh vực sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế, đồng thời cũng được xem là lĩnh vực đầu tư tối cần thiết nhằm tạo tiền đề cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững và lâu dài trong tương lai của các quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, TTDA còn được xem là lối ra cho bài toán cổ phần hóa và tư nhân hóa lĩnh vực cơ ở hạ tầng và tiện ích công cộng ở các quốc gia đang phát triển.
66
Đứng ở góc độ những lợi ích mà phương thức TTDA mang lại cho nền kinh tế của các quốc gia thì việc vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ TTDA tại các TCTD là rất cần thiết, bởi vì nó góp phần tạo ra những yếu tố cơ bản cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Cụ thể là:
1.3.3.1. Tài trợ dự án giúp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mang lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước
Như đã nói trên, TTDA được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu hỏa, khí đốt, than, mỏ đồng, v.v), ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, Úc, v.v. Qua đó, cho phép chính phủ các nước có được các nguồn thu đáng kể từ việc phân chia và các bán sản phẩm khai thác cùng với các nguồn thu từ các khoản thuế khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Những nguồn thu quan trọng này sẽ giúp cho chính phủ các nước có điều kiện để đầu tư trở lại các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế như: cầu đường bộ, cảng biển, sân bay, nhà máy điện, v.v cũng như là các dự án nhằm tạo ra các tiện ích công cộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và gia tăng phúc lợi cho người dân, chẳng hạn như vận tải hành khách công cộng, giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, cung cấp khí đốt, cung cấp xăng dầu giá rẻ, v.v. Có thể nói rằng, TTDA đã giúp các quốc gia khai thác được các nguồn tài nguyên quý hiếm của họ, qua đó tạo ra nguồn vốn cần thiết để chính phủ các nước có thêm nguồn lực đầu tư trở lại cho nền kinh tế và xã hội, là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.
1.3.3.2. Tài trợ dự án giúp huy động được các nguồn tư bản cho nền kinh tế
TTDA được xem là một cuộc cách mạng trong hoạt động cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT của các TCTD bởi vì TTDA khắc phục được những nhược điểm cơ bản của các phương thức tài trợ truyền thống như đã phân tích trong phần 1.1.2 chương này. Nói cụ thể hơn, TTDA cung cấp thêm cho những người khởi xướng dự án một kênh để huy động các nguồn vốn (tư bản) để thực hiện các DAĐT của họ, đặc biệt là trong những trường hợp người