Khi Ngân Hàng Thương Mại Là Ngân Hàng Xác Nhận


♣ Đối với các ngân hàng TMCP:


Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định như sau: Việc thông báo thư tín dụng của Techcombank tuân theo những quy định của UCP600 .Trong trường hợp Techcombank thông báo và chuyển thư tín dụng đòi tiền NHPH (hoặc ngân hàng chỉ định hoàn trả) mà bộ chứng từ bị thất lạc trên đường đi, khi ấy Techcombank cũng không chịu trách nhiệm gì. Tuy nhiên Techcombank có thể giúp khách hàng liên hệ với NHPH (ngân hàng chỉ định) xin thanh toán với chi phí thuộc về khách hàng.

Ta có thể thấy rằng, hầu hết các ngân hàng đều đã bắt kịp, làm quen và dần đã ứng dụng tinh thần bộ tập quán mới của ICC. Tuy bước đầu còn bỡ ngỡ vì những thay đổi đáng kể của bộ tập quán mới, nhưng những quy định rõ ràng, cụ thể trong quy trình nghiệp vụ đã giúp các ngân hàng tránh được những tranh chấp về bộ chứng từ.

3. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng xác nhận

Xác nhận thư tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên thành công của thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng ngoại thuơng nói riêng. Trong thương mại quốc tế, người xuất khẩu muốn nhận được tiền rồi mới giao hàng, còn người nhập khẩu lại luôn muốn nhận được hàng rồi mới trả tiền. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với sự tham gia của ngân hàng là bên trung gian đã giải quyết được xung đột giữa hai bên mua bán. Khi tín dụng đã được mở thì ngưòi xuất khẩu mới giao hàng, và ngược lại người nhập khẩu chỉ nhận được hàng khi trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên mua bán chưa có quan hệ kinh doanh buôn bán với nhau, ngân hàng phát hành L/C không phải là ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế thì bên xuất khẩu lại muốn có một sự đảm bảo hơn nữa cho mình. Đó là yêu cầu thư tín dụng phải có xác nhận hay nói cách khác yêu cầu một ngân hàng có uy tín đảm bảo thanh toán trong trường hợp NHPH không có khả năng thanh toán. Thư tín dụng xác nhận đặc biệt hữu ích trong trường hợp hai bên mua bán chưa có quan hệ ngoại thương nhiều, chưa tin tưởng lẫn nhau và bên xuất khẩu chưa thực sự tin tưởng vào uy tín, tiềm lực tài chính của NHPH. Vậy khi đóng vai trò là ngân hàng xác nhận thư tín dụng thì trách nhiệm của ngân hàng thương mại được UCP 600 quy định như thế nào? Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện quy trình nghiệp vụ đó ra sao?

Theo UCP 600 trách nhiệm của NHXN tương tự như trách nhiệm của NHPH: Đó là cam kết trả tiền, cam kết thanh toán thư tín dụng khi BCT xuất trình phù hợp. Do đó yêu cầu đặt ra cũng tương tự như là khi ngân hàng thương mại là NHPH. Do vậy việc kiểm tra BCT xuất trình cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra khi đóng vai trò là NHPH L/C. Tuy nhiên theo Đ8 (a) UCP 600 thì NHXN có trách nhiệm thương lượng thanh toán miễn truy đòi khi L/C có giá trị thương lượng thanh toán tại NHXN, còn nếu L/C có giá trị thanh toán tại NH chỉ định mà ngân hàng này không thương lượng thanh toán thì NHXN sẽ phải thanh toán. Do vậy, khi nhận được BCT đòi tiền gửi đến, NHXN phải kiểm tra tính phù hợp của BCT so với UCP 600, với L/C và giữa các chứng từ với nhau.

Thực tế hiện nay, các ngân hàng thương mại thường xác nhận L/C do ngân hàng đại lý, hoặc NH có mối quan hệ với ngân hàng mình. Bởi vì thực tế là khi đồng ý xác nhận L/C, ngân hàng đã bị ràng buộc không thể huỷ bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Do vậy, nếu đồng ý xác nhận tín dụng thư do một ngân hàng nào đó phát hành, NHXN cũng đã phải có sự hiểu biết về NHPH thư tín dụng, về khả năng tài chính, năng lực hoạt động…Đồng thời NHXN cũng phải có sự hiểu biết đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, về hợp đồng mua bán ngoại thương, và đặc biệt là những điều khoản quy định trong thư tín dụng. Từ đó mới có thể tránh được rủi ro cho NHXN khi xác nhận L/C. Và điều quan trong hơn cả đó là việc kiểm tra BCT xuất trình của NHXN khi phải thanh toán, thương lượng thanh toán. Quy trình kiểm tra BCT tương tự như quy trình kiểm tra BCT của NHPH L/C. Một số ngân hàng thương mại đã có quy định cụ thể về việc xác nhận L/C

♣ Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


NHNNo có quy định như sau:

Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại - 7


- Đối với L/C do ngân hàng đại lý của NHNo phát hành yêu cầu NHNo thông báo kèm xác nhận, trước khi chuyển L/C cho chi nhánh, trong vòng 8h làm việc từ khi nhận được điện, Sở Quản Lý có trách nhiệm:

+ Kiểm tra uy tín của NHPH, hạn mức xác nhận L/C trong thanh toán với NHN0.

+ Các điều kiện hoàn trả, điều kiện thanh toán của L/C không có quy định bất lợi cho việc đòi tiền của NHNo. NHNo chỉ xem xét xác nhận L/C nếu ngân hàng mở L/C chấp nhận sửa đổi các điều khoản bất lợi đó.

+ L/C phải là trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện, hạn chế chiết khấu chứng từ tại NHNo.

+ L/C quy định: Vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua chi nhánh NHNo.

+ Khách hàng (người thụ hưởng L/C phải là người có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt đối với NHNo

+ Mặt hàng xuất khẩu có giá cả hợp lý, dễ tiêu thụ trên thị trường quốc tế và được phép xuất khẩu

+ Làm rõ phí xác nhận L/C do bên nào chịu (ngân hàng L/C hay người thụ hưởng L/C). Nếu phí xác nhận do ngân hàng mở L/C thanh toán, Sở Quản Lý có trách nhiệm thu phí của ngân hàng mở L/C. Nếu phí xác nhận do người thụ hưởng chịu, Sở Quản Lý thông báo cho chi nhánh để thu phí từ khách hàng.

- Trong trường hợp, L/C không phải là do ngân hàng đại lý với NHNo phát hành thì Sở Quản Lý có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất phí xác nhận, mức ký quỹ đối với ngân hàng phát hành( nếu cần thiết), trình Tổng Giám Đốc phê duyệt xác nhận L/C do ngân hàng phát hành.

+ Nếu Tổng giám đốc đồng ý xác nhận L/C do ngân hàng khác phát hành, khi chuyển L/C cho chi nhánh, Sở quản lý phải gửi kèm theo văn bản uỷ quyền xác nhận để chi nhánh thông báo cho khách hàng và ngân hàng phát hành.

+ Trong trường hợp Tổng giám đốc không đồng ý xác nhận, Sở Quản Lý phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản đồng thời chuyển tiếp điện để chi nhánh thực hiện thông báo L/C không kèm xác nhận của NHNo.

Vậy ta thấy rõ ràng là trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng của mình, NHNo đã tuân thủ chặt chẽ quy định của UCP 600 mà cụ thể ở đây đó là Điều 8d: Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền hoặc yêu cầu xác nhận thư tín dụng nhưng ngân hàng này không sẵn sàng làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng và nó có thể thông báo tín dụng mà không có xác nhận. Đặc biệt hơn nữa, NHNo đã áp dụng UCP một cách linh hoạt theo quy trình nghiệp vụ riêng của mình (khách hàng phải là người có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt với NHNo, quy định về mặt hàng xuất khẩu…) từ đó có thể tránh được rủi ro khi thực hiện dịch vụ xác nhận thư tín dụng.

♣ Đối với ngân hàng TMCP:


Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cung cấp dịch vụ xác nhận L/C như sau: Vietcombank cam kết thanh toán (hoặc chấp nhận thanh toán và thanh toán khi đến hạn) cho BCT xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành cho khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ xác nhận L/C của Vietcombank, khách hàng được Vietcombank đảm bảo, do vậy sẽ loại trừ được rủi ro từ phía người nước ngoài.

Điều kiện để sử dụng sản phẩm: khách hàng yêu cầu đối tác nhập khẩu phát hành L/C có các điều khoản sau:

L/C cho phép xác nhận (with confirmation hoặc may add confirmation)

Chỉ định Vietcombank là ngân hàng xác nhận và ngân hàng thanh toán.

Cho phép đòi tiền bằng điện hoặc đòi tiền ngân hàng hoàn trả theo cam kết hoàn trả hoặc cho phép ghi nợ tài khoản ngân hàng phát hành tại Vietcombank.

Khách hàng nên tham khảo ý kiến của Vietcombank trước khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng L/C xác nhận qua Vietcombank.

Khi thực hiện xác nhận thư tín dụng, như đã đề cập ở trên, các ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề phí xác nhận do ai trả? NHPH, người yêu cầu phát hành thư tín dụng hay là ngưòi hưởng lợi L/C? Để từ đó có kế hoạch thu phí xác nhận. Và mỗi ngân hàng có một mức phí cụ thể.

Sau đây là biểu phí xác nhận của một số ngân hàng khi xác nhận thư tín dụng của ngân hàng đại lý phát hành:


Bảng 2: biểu phí xác nhận của một số ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2022