Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại - 12

+ Khi nhận được đơn đề nghị phát hành L/C: Cần tìm hiểu kỹ về khách hàng (tiềm lực tài chính, uy tín của khách hàng, hợp đồng ngoại thương) để từ đó đề ra mức ký quỹ thích hợp. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp khách hàng là bạn hàng mới, tiềm lực kinh tế kém, uy tín trên thị trường không cao, để tránh rủi ro cho ngân hàng nên yêu cầu ký quỹ 100%.

+ Khi phát hành thư tín dụng: Cần tư vấn cho khách hàng phát hành một thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý về những vấn đề mà UCP600 vẫn chưa đề cập, ví dụ như vận đơn của người giao nhận có được chấp nhận không? Điều này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong thư tín dụng.

+ Cần phải quy định cụ thể về việc thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã được phát đi. Vì điều này ràng buộc cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành khi BCT được xuất trình phù hợp.

+ Khi kiểm tra BCT: Tiến hành kiểm tra cẩn thận theo đúng tinh thần của UCP600 đồng thời đảm bảo đúng thời hạn quy định (5 ngày làm việc). Đối với những BCT có giá trị lớn, phức tạp nên giao cho những thanh toán viên có nhiều kinh nghiệm kiểm tra, hoặc sau khi TTV đã kiểm tra nên giao lại cho KSV kiểm tra lại.

- Khi là ngân hàng thông báo: Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phát hành L/C bị đánh giá là có khả năng thanh toán quá thấp hoặc có vị trí địa lý ở vùng cấm vận, chính trị không ổn định. Khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành thì có thể không đòi được tiền hoặc phải mất nhiều công sức mới đòi được tiền từ ngân hàng phát hành. Điều này kéo theo thời gian giao dịch và có thể không hiệu quả.

+ Khi nhận được đơn yêu cầu thông báo thư tín dụng của ngân hàng nước ngoài gửi đến: Tìm hiểu khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành trước khi tiến hành thông báo thư tín dụng cho người hưởng lợi. Nếu từ chối thông báo thư tín dụng thì phải gửi thông báo từ chối đến ngân hàng phát hành.

+ Khi tiến hành thông báo thư tín dụng: Tiến hành kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng để kịp thời lưu ý khách hàng về những bất lợi, khách hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu sửa lại, tu chỉnh L/C cho phù hợp.

- Khi là ngân hàng xác nhận: Khả năng ngân hàng phát hành không thể thanh toán bộ chứng từ là rất cao (Do vậy người hưởng lợi mới yêu cầu xác nhận thư tín dụng) Do vậy cần lưu ý:

+ Tìm hiểu ngân hàng phát hành trước khi tiến hành xác nhận thư tín dụng

+ Trong trường hợp có nhiều rủi ro thì nên từ chối xác nhận thư tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Khi là ngân hàng thương lượng thanh toán: Quá trình kiểm tra bộ chứng từ chiết khấu phải thật chính xác để từ đó đề ra hạn mức và thời hạn chiết khấu thích hợp.

2.3. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán

Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại - 12

quốc tế nói riêng

Những học viên của những cơ sở này sẽ là những cán bộ nòng cốt tại các ngân hàng thương mại sau này. Do vậy, các cơ sở đào tạo (Như các trường đại học đào tạo nghiệp vụ ngân hàng) cần phải kết hợp việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Cụ thể hơn, khi giảng dạy về quy trình thanh toán tại ngân hàng nên lấy một quy trình cụ thể tại một ngân hàng cụ thể. Từ đó sẽ giúp học viên khỏi bỡ ngỡ khi áp dụng vào thực tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà UCP600 có hiệu lực và đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam ứng dụng tương đối rộng rãi, thì các cơ sở đào tạo trong và ngoài trường đại học nên chú trọng việc giảng dạy bộ tập quán mới, kết hợp với việc phân tích những điểm khác biệt giữa UCP600 với UCP500, giữa ISBP681 so với ISBP645. Đồng thời lưu ý sinh viên và cán bộ nghiệp vụ những sai sót có thể xảy ra trong thực tiễn và từ những bất cập và cách hiểu sai khác về bộ tập quán.

Như vậy, để có thể thành công khi ứng dụng UCP600 khi thực hiện thanh toán theo tín dụng thư đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp đó. Để thực hiện được điều đó, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chức năng cũng như từ phía ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bản thân ngân hàng cũng cần phải tự cải tiến, thay đổi quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với bộ tập quán mới, doanh nghiệp cũng cần phải cập nhật kiến thức cho mình. Và điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của ngân hàng mình khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN


Hoạt động thương mại quốc tế bằng thư tín dụng đang ngày càng phát triển đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bản thân thư tín dụng cũng như các quy tắc, tập quán quốc tế đang được áp dụng. Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển nhờ vào sự hỗ trợ cua khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, Bản Quy Tắc và thực hành về tín dụng chứng từ hiện hành UCP 500 và Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế đê kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng ISBP 681 trở nên không còn phù hợp. Trước thực tế đó, ICC đã ban hành bộ tập quán mới: UCP600 thay thế cho UCP500; ISBP 681 thay thế cho ISBP 645 để giúp cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ kịp thời phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, việc tìm hiểu những điểm khác biệt giữa UCP500-UCP600; ISBP645-ISBP681 là vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà rất nhiều ngân hàng thương mại đã tuyên bố chính thức áp dụng UCP 600, ISBP 681 vào hoạt động thanh toán quốc tế. Điều đó không chỉ cần thiết đối với ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế mà còn vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có thể thành công trong thương mại quốc tế.

Thông qua nghiên cứu ứng dụng của bộ tập quán mới này vào hoạt động thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại hiện nay như thế nào, chuyên đề đã chỉ ra được một số những hạn chế và bất cập của ngân hàng thương mại khi ứng dụng UCP600 và ISBP 681. Từ đó chuyên đề mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính chất vĩ mô và vi mô nhằm cải thiện hoạt động thanh toán tại một số ngân hàng thương mại hiện nay, cũng như cải thiện tình hình bị từ chối thanh toán theo phương thức tín dụng thư trong hoạt thương mại quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hy vọng rằng trong khuôn khổ nhất định của luận văn, dù thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết còn hạn chế, những đề xuất của mình sẽ góp phần hỗ trợ các cán bộ ngân hàng, các cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế có thể áp dụng một cách có hiệu quả UCP600 trong công việc, qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Phan Thị Thu Hà (2014), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.‌

2. Nguyễn Thị Thu Thảo (2012), Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, NXB Lao động ­ Xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Giáo trình Kinh doanh Ngoại hối, NXB Thống Kê.

Chiến (2011),

4. Nguyễn Văn Tiến (2015), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của phòng TTQT năm 2013, 2014, 2015, 2016.

7. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Agribank Việt Nam.

TTQT & Kinh doanh ngoại tệ

của

8. Phòng Thương mại quốc tế (2013), Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

Website tham khảo


10. Website: http://www.agribank.com.vn/101/786/gioi­thieu/dinh­huong­ phat­trien.aspx, ngày truy cập 10/2/2017.

11. Wesite: http://www.agribank.com.vn/101/782/gioi­thieu/thong­tin­ chung.aspx. Ngày truy cập 11/2/2017.

12. Website: http://www.agribank.com.vn/101/1181/gioi­thieu/van­hoa­ agribank.aspx, ngày truy cập 15/2/2017.

Danh mục tài liệu tiếng Anh


13. David K.Eiteman, Arthur I.stonehill, Michael H. Mofett (2004), Multinational business finance, Pearson Education, Inc.

14. F. Peter Boer (2002), The real options Solution, John Wiley & Sons,

15. John C.Hull (2000), Option, Future & Other Derivatives, Prentice Hal International,Inc.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí