Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”(vật lý 10 – cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh - 15


KẾT LUẬN CHUNG


Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1. Về cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chúng tôi đã làm sáng tỏ các khái niệm về DHTH, hệ thống hoá các nội dung cơ bản của lý thuyết SPTH, từ đó vận dụng vào quá trình dạy học nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS. Làm cho HS biết phối hợp các kiến thức, kỹ năng đã được lĩnh hội trong các tình huống nhằm đạt được các mục tiêu trong mỗi bài học vật lý, tạo điều kiện phát triển tư duy tích cực, vận dụng sáng tạo kiến thức.

- Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học vật lý ở một số trường THPT để thấy mục đích học không chỉ đơn thuần là lĩnh hội, nắm vững kiến thức mà còn hình thành và phát triển ở HS biết cách tự lực tìm ra con đường chiếm lĩnh kiến thức và biết cách sử dụng kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Qua đó đã đề xuất phương án vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Chúng tôi đã xây dựng các bước vận dụng DHTH trong dạy học vật lý kết hợp với các phương pháp DHTC nhằm thực hiện các mục tiêu tích hợp.

3. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng TTSPTH để phát triển hững thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học một số bài học cụ thể trong chương trình vật lý 10 THPT ban cơ bản.

Bài 1 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí. Bài 2: Nội năng và sự biến đổi nội năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Bài 3: Các nguyên lý của nhiệt động lực học.


Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”(vật lý 10 – cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh - 15

4. Quá trình TNSP chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo, HS đã huy động được các kiến thức cũ đã lĩnh hội, các kiến thức của nhiều bộ môn khác, các kiến thức thực tế… để giải quyết các tình huống học tập. Do đó việc vận dụng TTSPTH trong từng bài học vật lý đã đem lại hứng thú cho HS, năng lực vận dụng kiến thức của HS không những được nâng cao mà còn thực hiện tốt các mặt giáo dục khác trong nhiệm vụ và mục tiêu của dạy học vật lý.

5. Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ TN đuợc 3 bài, tiến hành TN được 3 vòng với số lượng HS tham gia còn hạn chế. Để đánh giá chính xác hiệu quả của đề tài chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển ở các bài học tiếp theo trong chương trình vật lý phổ thông, soạn thảo và TN trên diện rộng để áp dụng một cách đại trà.

Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.

* Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị:

- Để vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý, GV vật lý phải được bồi dưỡng về lý luận và thực hành DHTH, do đó cần phải đưa những cơ sở lý luận về TTSPTH vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Cần soạn thảo tài liệu hướng dẫn GV về DHTH.

-GV THPT phải được bồi dưỡng thường xuyên, coi trọng các phương pháp DHTC, vận dụng thường xuyên và phối hợp có hiệu quả các PPDH trong từng bài học vật lý để nâng cao chất lượng bài học.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn… để hỗ trợ cho quá trình dạy học trong nhà trường được tốt hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - cấp THPT, NXB giáo dục.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 10 THPT, Hà nội.

4. Lương Duyên Bình (chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), Sách giáo khoa - sách bài tập- sách giáo viên vật lý 10 cơ bản , NXB giáo dục.

5. Tô Văn Bình (2008), Nghiên cứu và phân tích chương trình vật lý phổ thông , ĐHSP Thái nguyên.

6. Nguyễn Gia Cầu (2005), Để giúp học sinh biết cách học và biết tự học, Tạp chí giáo dục 10/2005.

7. Nguyễn Thu Cúc (2003), Hứng thú và hứng thú học tập ở người học, Tạp chí giáo dục, 6 (4/2003).

8. Nguyễn Văn Đường (2002), Tích hợp trong dạy học ngữ văn bận THCS, Tạp chí giáo dục 4/2002.

9. Vũ Thanh Hà (2008), Vận dụng TTSPTH trong dạy một số kiến thức về “ Hạt nhân nguyên tử - Vật lý 12” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP-ĐHTN.

10. Vũ Trọng Hà (2001), Vận dụng một số phương pháp nhận thức của vật lý để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS khi dạy thuyết động học phân tử ở lớp 10 THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP-ĐHTN.

11. Dương Xuân Hải (2006), Vận dụng TTSPTH vào dạy một số bài học phần “ Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP-ĐHTN.


12. Nguyễn Thanh Hải (2006), Ôn tập và kiểm tra vật lý 10 THPT, NXB ĐHSP.

13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002),Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học ngữ văn, Tạp chí giáo dục 2002.

14. Bùi Thuý Hạnh (2006), Phối hợp các hình thức và PPDH vật lý nhằm phát triển hứng thú và năng lực tự học của HS dân tộc nội trú thông qua dạy học chương “ Dao động cơ học” vật lý 12 THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP-ĐHTN.

15. Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, NXB Đại học quốc gia, Hà nội.

16. Trần Duy Hưng (2001), Tổ chức dạy học theo nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 21/2001.

17. Nguyễn Văn Khải (2007), Vận dụng TTSPTH trong dạy học vật lý để nâng cao chất lượng giáo dục HS, Tạp chí giáo dục, 176 (11/2007).

18. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục HS, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ tháng 1/2008.

19. Nguyễn Văn Khải( chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008),

Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

20. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên cùng nhóm tác giả) (2006), SGK – sách bài tập – sách giáo viên vật lý 10 nâng cao, NXB giáo dục.

21. Vũ Thanh Khiết(chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), Phương pháp giải toán vật lý 10, NXB giáo dục.

22. Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), Xu thế tích hợp môn học trong nhà trường, Tạp chí giáo dục số 22 (2/2002).

23. Phương pháp dạy vật lý ở các trường phổ thông Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức (1993), NXB giáo dục, (bản dịch: Nguyễn Đức Thâm, An Văn Chiến, Vũ Đào Chỉnh, Phạm Hữu Tòng).


24. Xavier Roegirs (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB giáo dục, ( biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị ).

25. Nguyễn Trọng Sửu, Đoàn Thị Hải Quỳnh (2006), Giới thiệu giáo án vật lý 10 cơ bản, NXB Hà nội.

26. Dương Tiến Sỹ (2001), Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, 9 (7/2001).

27. Dương Tiến Sỹ (2002), Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, 26(3/2002).

28. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà nội.

29. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục.

30. Phạm Hữu Tòng (1999), Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học vật lý, NXB giáo dục.

31. Phạm Hữu Tòng (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý, Bài giảng chuyên đề cao học, ĐHSP – ĐHQG Hà nội.

32. Đỗ Hương Trà (2006), Bài tập vật lý 10 cơ bản và nâng cao, NXB giáo dục.

33. Từ điển bách khoa toàn thư (2000), NXB Văn hoá thông tin.

34. Từ điển tiếng Việt (1993), NXB Văn hoá, Hà nội.


PHỤ LỤC 1


PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÝ

Xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau


Họ tên: ……………………………………………Tuổi: …..

Đơn vị công tác: ……………………………………Năm tốt nghiệp SP: …..


1. Trong giờ lên lớp, đồng chí sử dụng những phương pháp dạy học nào? Thuyết trình, giảng giải [ ] Nêu vấn đề [ ] Đàm thoại gợi mở [ ] Phương pháp trực quan [ ] Dạy học ghép nhóm [ ]

2. Theo đồng chí những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều đến giảng dạy kiến thức mới trong vật lý?

Thiếu tài liệu, thiết bị thí nghiệm [ ] ý thức học tập của học sinh [ ] Giáo viên bị hạn chế về phương pháp [ ] Năng lực của học sinh [ ]

3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đế quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS?

Tài liệu học tập [ ] Năng lực của học sinh [ ] Phương pháp giảng dạy của giáo viên [ ] ý thức học tập của học sinh [ ] 4.Khi dạy học vật lý đồng chí có quan tâm đến vấn đề “ Hứng thú” và “ Năng lực vận dụng kiến thức” của học sinh không?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]


5. Tầm quan trọng của vấn đề “ Hứng thú” và “ Năng lực vận dụng kiến thức” đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong dạy học vật lý?

Rất quan trọng [ ] Bình thường [ ] Không quan trọng [ ]


6. Đồng chí đánh giá như thế nào về mức độ vận dụng kiến thức của học sinh hiện nay?

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Yếu [ ]

7. Đồng chí hãy đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh khi học chương” Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” ?

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Yếu [ ]

8. Theo đồng chí thì thái độ của học sinh khi học chương “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” ?

Thích học [ ] Bình thường [ ] Không thích [ ]

9. Trong quá trình dạy học vật lý đồng chí có:

- Đổi mới phương pháp, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực? Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]

- Sử dụng các biện pháp tích hợp các kiến thức gần với thực tế?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]

- Sử dụng phương tiện dạy học đa phương tiện?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]

- Sử dụng các bài toán có nội dung tực tế, kỹ thuật?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]

- Vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá mới?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Không bao giờ [ ]

10. Đồng chí đã vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học vật lý chưa?

Thường xuyên [ ] Thỉnh thoảng [ ] Chưa bao giờ [ ] 11.Theo đồng chí thì cần phải làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học bộ môn?

……………………………………………………………………………….....

..........................................................................................................................


12. Theo đồng chí thì cần phải làm thế nào để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS?

……………………………………………………………………..................

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

13. Đồng chí quan niệm thế nào về việc vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học vật lý? Theo đồng chí có cần thiết phải vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học vật lý không? Tại sao?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

….......................................................................................................................


( Phiếu này dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá.

Rất mong nhận được sự hợp tác của các thầy cô)

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 16/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí