Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 2

1.1.5.2 Dạng phát triển hướng về tương lai (forward-looking) 26

1.1.5.3 Dạng hỗn hợp (hybrid) 27

1.1.5.4 Dạng kết hợp với các mô hình khác 27

1.2 Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương 29

1.2.1 Các mục tiêu và công cụ chính sách của ngân hàng trung ương 29

1.2.2 Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương 29

1.2.2.1 Khái niệm 29

1.2.2.2 Quan hệ giữa cơ chế điều hành lãi suất, chính sách lãi suất và chính sách tiền tệ 30

1.2.3 Vai trò của quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương 30

1.2.4 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

1.2.5 Quy tắc Taylor trong nền kinh tế mở 33

1.3 Vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của một số ngân hàng trung ương trên thế giới 34

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 2

1.3.1 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) 34

1.3.2 Ngân hàng Trung ương Anh 42

1.3.3 Ngân hàng Trung ương Châu Âu 45

1.3.4 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 51

1.3.5 Ngân hàng Trung ương Úc 54

1.3.6 Ngân hàng Trung ương Indonesia 61

1.3.7 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 66

1.4 Điều kiện vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của

ngân hàng trung ương 67

Kết luận chương 1: 69

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG QUY TẮC TAYLOR 70

2.1 Phương pháp tính toán thông thường 70

2.1.1 Quy tắc Taylor sử dụng trong phương pháp tính toán thông thường 70

2.1.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng quy tắc Taylor (1993)

theo tính toán thông thường 72

2.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng 72

2.2.1 Mô hình kinh tế lượng theo quy tắc Taylor 72

2.2.1.1 Xác định các biến của mô hình hồi qui theo quy tắc Taylor 72

2.2.1.2 Phương pháp ước lượng mô hình kinh tế lượng ba biến theo quy tắc

Taylor 74

2.2.2 Các mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát và sản lượng 75

2.2.2.1 Mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát 75

2.2.2.2 Mô hình dự báo sản lượng 75

2.3 Phân tích tác động giữa các biến it, INF và OGAP qua mô hình VAR(p) ..75 2.3.1 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình VAR 77

2.3.2 Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR(p) 79

2.3.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (causality test) trong mô hình VAR(p) 80

2.3.4 Hàm phản ứng đẩy (IRF) 80

2.3.5 Phân rã phương sai 82

2.4 Chính sách tiền tệ tối ưu: tối thiểu hóa hàm tổn thất 82

2.4.1 Mô hình hàm tổn thất của ngân hàng trung ương 82

2.4.2 Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên tối ưu hóa hàm tổn thất 84

2.5 Quy tắc Taylor với tổng phương tiện thanh toán M2 85

2.6 Cơ sở dữ liệu nghiên cứu 86

2.6.1 Nguồn gốc dữ liệu 86

2.6.2 Giả thiết điều kiện áp dụng quy tắc Taylor và phương pháp xử lý dữ liệu .87

2.7 Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp phân tích thực trạng chính sách lãi suất 88

2.7.1 Phương pháp tính toán thông thường 88

2.7.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng 89

Kết luận chương 2: 90

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA PHÂN TÍCH BẰNG

QUY TẮC TAYLOR 92

3.1 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 92

3.1.1 Mục tiêu chính sách tiền tệ 92

3.1.2 Công cụ chính sách tiền tệ quốc gia 92

3.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 93

3.1.4 Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 93

3.1.5 Các cột mốc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 96

3.1.6 Một số nhận xét về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước

Việt Nam 97

3.1.7 Tiến trình cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...99

3.2 Phân tích thực trạng chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam bằng quy tắc Taylor 100

3.2.1 Phương pháp tính toán thông thường với các hệ số mặc định 100

3.2.1.1 Phân tích chính sách lãi suất theo năm 101

3.2.1.2 Phân tích chính sách lãi suất theo quý 104

3.2.1.3 Lãi suất chính sách ở Việt Nam theo quy tắc Taylor với các hệ số mặc định thời kỳ năm 2015 - 2016 108

3.2.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng ..109 3.2.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến 109

3.2.2.2 Ước lượng mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương tối thiểu 110

3.2.2.3 Phân tích chính sách lãi suất theo mô hình VAR 114

3.2.2.4 Chính sách tiền tệ tối ưu: tối thiểu hóa hàm tổn thất 121

3.2.2.5 Quy tắc Taylor với tổng phương tiện thanh toán M2 124

3.2.2.6 Dự báo lãi suất chính sách theo mô hình hồi qui quy tắc Taylor 125

3.3 Thành công và hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam 128

3.3.1 Thành công của cơ chế điều hành lãi suất 128

3.3.2 Hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất 129

3.3.2.1 Tính thống nhất của cơ chế điều hành lãi suất 129

3.3.2.2 Sự minh bạch của cơ chế điều hành lãi suất 130

3.3.2.3 Tính chủ động của cơ chế điều hành lãi suất 131

3.4 Các thuận lợi và khó khăn khi vận dụng quy tắc Taylor tại Việt Nam 133

3.4.1 Thuận lợi 133

3.4.2 Khó khăn 133

Kết luận chương 3: 134

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN VẬN DỤNG QUY TẮC TAYLOR TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM 136

4.1 Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam năm 2011 – 2020 136

4.2 Định hướng phát triển chính sách tiền tệ năm 2011 – 2020 136

4.3 Các giải pháp cơ bản vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 137

4.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 138

4.3.1.1 Xây dựng một khuôn khổ chính sách tiền tệ định hình rò nét 138

4.3.1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ 147

4.3.1.3 Hướng tới mục tiêu lạm phát dài hạn ở mức 2-3%/năm nhằm đảm bảo ổn định giá cả và tăng trưởng bền vững 152

4.3.1.4 Xây dựng qui chế công bố thông tin chính sách tiền tệ hiệu quả 153

4.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật 157

4.3.2.1 Sử dụng quy tắc Taylor như là công cụ hướng dẫn ra quyết định về lãi suất chính sách 157

4.3.2.2 Xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ cho việc ra quyết định chính sách tiền tệ 159

4.3.2.3 Quan hệ giữa lãi suất chính sách và cung tiền 160

Kết luận chương 4: 160

PHẦN KẾT LUẬN 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC 175


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày trở nên toàn cầu hóa mạnh mẽ với sự hội nhập tài chính sâu rộng, vai trò của NHTW ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của NHTW các nước trên thế giới, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn là công cụ CSTT nào là hiệu quả nhất và cách thức vận dụng như thế nào, cơ chế vận hành và kiểm soát. Điển hình như NHTW Mỹ là Fed đã xoay xở để tìm ra hướng đi và công cụ thích hợp để điều hành CSTT hiệu quả trong suốt một thế kỷ, mở đầu bằng kiểm soát khối lượng tiền tệ như là công cụ điều hành với mục tiêu là tổng phương tiện thanh toán M1, sau đó phải chuyển qua tổng phương tiện thanh toán M2. Cùng với sự ra đời của các sản phẩm tài chính phái sinh hiện đại như là chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO), hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), v.v., việc xác định tổng phương tiện thanh toán là rất khó khăn, vì vậy Fed đã chuyển dần cách thức điều hành CSTT từ công cụ mục tiêu M2 sang công cụ lãi suất. Thực tế hiện nay do bởi tính phức tạp của việc sử dụng khối lượng tiền là công cụ điều hành do khả năng không bền vững của cầu tiền một phần do sự bất ổn trong ngắn hạn hoặc phần khác bởi sự thay đổi liên tục tạo ra từ các đổi mới tài chính, các NHTW của các nền kinh tế hiện đại đang dần chuyển sang điều hành lãi suất mục tiêu thay cho khối lượng tiền tệ mục tiêu (Orphanides 2007, trang 4-5).

Năm 2008 thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt đầu từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và nguy cơ phá sản của tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG. Liền kề là sự sụp đổ của tập đoàn bảo hiểm Đức Holy Real Estate và cơn gió khủng hoảng tài chính lan ra đến Châu Âu và các nước Châu Á dẫn đến một số nước phải áp dụng chính sách cứu nguy của Anh: Chính phủ mua cổ phần của các tập đoàn tài chính. Hơn thế nữa, tổ chức IMF cuối tháng 10 năm 2008 đã thực hiện cho vay một số quốc gia có nguy cơ phá sản nhằm ngăn chặn cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể IMF đã cho Iceland vay 2 tỷ Đôla Mỹ


(USD), Ukraina 16,5 tỷ USD. Iceland là quốc gia đầu tiên đối mặt với phá sản từ khi khủng hoảng tài chính lan ra khắp thế giới. Chính phủ Iceland đã quốc hữu hóa hầu hết các ngân hàng, đóng cửa thị trường chứng khoán và thả nổi đồng nội tệ. Pakistan, Hungary, Belarus cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ IMF và danh sách sẽ còn kéo dài đối với IMF. Năm 2011, tại châu Âu, khủng hoảng nợ công và tình hình kinh tế khó khăn đã dẫn tới nguy cơ sụp đổ liên tiếp của ba Chính phủ Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha ngay trong tháng 11 năm 2011 và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp. Từ Hy Lạp lan sang Ireland và Bồ Đào Nha, khủng hoảng nợ công đã tấn công những nền kinh tế chủ chốt của khu vực đồng Euro là Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Sự trợ giúp của IMF chưa đủ để dập tắt nguy cơ khủng hoảng nợ công biến thành khủng hoảng xã hội và thể chế trong khu vực. Bên cạnh đó, bóng đen của cuộc chiến tiền tệ vẫn tiếp tục bao trùm, đặc biệt giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc (Lê Kim Sa 2011).

Đa số NHTW trên thế giới, bao gồm cả NHNN xác định mục tiêu đầu tiên của CSTT là ổn định giá trị của nội tệ của quốc gia, thông qua việc kiểm soát lạm phát. Lãi suất là một trong những công cụ được sử dụng để kiểm soát lạm phát một cách hữu hiệu. Thông qua cơ chế truyền dẫn CSTT, NHTW khi quyết định mở rộng (thắt chặt) CSTT sẽ giảm (tăng) mức LSCS thông qua tăng (giảm) cung tiền. LSCS thay đổi sẽ tác động đến các thị trường làm thay đổi lãi suất thị trường, qua đó tác động làm thay đổi nhu cầu chi tiêu dùng (C), nhu cầu chi đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế. Khi LSCS giảm (tăng), lãi suất thị trường sẽ giảm (tăng) làm tăng (giảm) C, I và NX. Khi C, I và NX thay đổi sẽ kéo theo tổng cầu thay đổi. Khi tổng cầu tăng sẽ làm tăng GDP thực và mức giá chung và ngược lại. Sự tác động dẫn truyền của lãi suất trong cơ chế truyền dẫn CSTT cho thấy lãi suất là công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát hữu hiệu cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế. Cơ chế truyền dẫn CSTT đã được nhiều NHTW trên thế giới xác định bao gồm Fed, NHTW Anh, Nhật Bản, Úc và nhiều NHTW khác trên thế giới. Chính vì vậy nhu cầu chủ động trong việc sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế là hết sức cấp thiết, trong đó lãi suất là công cụ quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động khác


nhau trong nền kinh tế và tác động mạnh mẽ đến đời sống của các thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội.

Giáo sư người Mỹ Krugman, người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2008 đã từng đề cập đến tác động của việc nâng lãi suất quá cao gây nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp. Trong tình hình suy yếu của tiền tệ châu Á với cơn khủng hoảng tài chính năm 1997, NHTW một số nước phải nâng lãi suất lên 30%, 50% thậm chí 70% để cứu đồng tiền của nước mình. Thế nhưng việc tăng lãi suất cao như thế khiến các công ty thua lỗ và doanh thu không đủ để trả lãi ngân hàng, kết cục dẫn đến sự sụp đổ của chủ nợ là các ngân hàng, sau hết là ảnh hưởng đến nền kinh tế (Danh Đức 2008).

Việt Nam do chưa hội nhập đầy đủ vào thị trường tài chính thế giới nên ít chịu ảnh hưởng bởi các cơn bão khủng hoảng tài chính song ít nhiều cũng có tác động đến nền kinh tế, cụ thể là tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, chỉ số tiêu dùng năm 2008 tăng 19,89% và năm 2011 là 18,13%1 so với năm trước đó, nhiều dự án đã phải đình lại, giá cả tăng cao do đó mục tiêu kìm chế lạm phát ưu tiên so với mục tiêu phát triển kinh tế. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán đỏ liên tục, ảm đạm. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng – hệ thống mạch máu

của nền kinh tế - đóng vai trò quan trọng trong việc kìm chế hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng và cần thiết để điều tiết dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế. Lãi suất được điều chỉnh liên tục để phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Vai trò điều tiết của NHNN quan trọng hơn bao giờ hết.

Vấn đề đặt ra là loại lãi suất nào là lãi suất chủ đạo của CSTT và mức lãi suất bao nhiêu là phù hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản của CSTT là ổn định lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế. Một quyết định sai lầm về mức lãi suất có thể làm cho nền kinh tế bị ngưng trệ hoặc tăng trưởng quá nóng. Do vậy cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ có vai trò quan trọng giúp các TCTD có thể chủ động thực hiện chính sách lãi suất của mình


1 Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)


phù hợp mục tiêu huy động và cho vay vốn. Quan trọng hơn, một khi Việt Nam hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thương mại và tài chính thế giới, các ảnh hưởng từ nền kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh mẽ vào các lĩnh vực kinh tế trong nước.

Có nhiều mô hình liên quan đến việc xác lập LSCS từ đơn giản đến phức tạp, sử dụng các hàm số kinh tế lượng nhiều biến nhằm tối ưu hóa công cụ lãi suất để thực hiện CSTT một cách hiệu quả. Và trong nhiều mô hình đó, quy tắc của Giáo sư John B. Taylor, trường Đại học Standford, Mỹ được công nhận đơn giản và sát với LSCS của Fed, đặc biệt trong thời kỳ năm 1987 – 1992. Quy tắc Taylor xác định mức LSCS trên cơ sở sự thay đổi của chỉ số lạm phát, độ lệch về tổng sản lượng nền kinh tế theo GDP và độ lệch giữa tỉ lệ lạm phát thực tế và tỉ lệ lạm phát mục tiêu dài hạn.

Xuất phát từ sự quan tâm đến vai trò hữu dụng của quy tắc Taylor trong việc tính toán mức LSCS làm cơ sở tham chiếu để đánh giá hiệu quả của CSTT của các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh Việt Nam chưa công bố thông tin về CSTT định kỳ và dư luận công chúng vẫn còn phải dự đoán tương lai lãi suất sẽ lên hay xuống mà chưa có cơ sở tham khảo khoa học, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu.

2. Tổng quan về công trình nghiên cứu

Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về quy tắc Taylor. Vì vậy, đề tài này không phải là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, do tính chất của các biến số kinh tế vĩ mô là lãi suất, tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong từng thời điểm tại mỗi quốc gia đều khác nhau, do đó, nghiên cứu về các biến số này tại từng thời điểm đều rất cần thiết và hữu ích đối với mỗi quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu về quy tắc Taylor trên thế giới và Việt Nam đi theo hướng kiểm định tính đúng đắn của CSTT với công cụ LSCS, trong khi đó luận án của nghiên cứu sinh bên cạnh việc kiểm chứng sự phù hợp của quy tắc Taylor đối với chính sách lãi suất của Việt Nam còn nghiên cứu, tìm tòi sự vận dụng của quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Đây là hướng đi mới trong nghiên cứu.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí