Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 3


Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu về quy tắc Taylor trên thế giới và các mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong những nghiên cứu này theo thứ tự về mặt thời gian.

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về quy tắc chính sách từ rất sớm, trước khi quy tắc Taylor ra đời vào năm 1993. Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những CSTT có thể thực thi theo quy tắc nào đó và kết luận rằng CSTT nên được thực thi theo quy tắc tốt hơn là theo sự chủ động tùy ý. Hầu hết các nghiên cứu về quy tắc chính sách sử dụng phương pháp định lượng thông qua các mô hình kinh tế lượng để đưa ra các kết luận về hiệu quả của việc thực hiện chính sách quy tắc đến nền kinh tế.

Trong tác phẩm “Interest and Prices” (1898), Wicksell đưa ra khái niệm lãi suất (thực) tự nhiên là mức lãi suất chịu tác động của sự thay đổi về giá cả. Wicksell cho rằng NHTW có thể thực hiện việc ổn định giá cả về mặt lý thuyết nếu lãi suất luôn luôn bằng với mức lãi suất tự nhiên của nền kinh tế. Tuy vậy ông cũng thấy rằng khái niệm lãi suất tự nhiên là phạm trù trừu tượng, không thể quan sát được; tuy nhiên một CSTT đơn giản vẫn có thể đạt được sự hài lòng về bền vững giá dù không hoàn hảo. Quy tắc Wicksel (Δi = θπ) cho rằng “lãi suất là biến thay đổi theo mức giá”, khi giá cả tăng thì lãi suất tăng và ngược lại.

Milton Friedman (1960) đã đưa ra quy tắc về khối lượng tiền trong lưu thông được biết dưới tên gọi phương trình trao đổi nổi tiếng của Friedman (mv = pq). Trong đó, tổng lượng tiền trong nền kinh tế nhân với vòng quay của tiền sẽ cân bằng với tổng sản lượng của nền kinh tế. Quy tắc Friedman cho rằng với giả thiết khối lượng tiền m tăng một hệ số k không đổi tương ứng với tổng mức lạm phát mục tiêu kỳ vọng (π*) và tỉ lệ tăng tự nhiên của sản lượng tiềm năng của nền kinh tế (Δq*) và trừ đi xu hướng dài hạn của tốc độ vòng quay tiền Δv*, trong điều kiện tốc độ quay của tiền tương đối ổn định, nền kinh tế sẽ mang tính ổn định cao qua phương trình (Δm = π* + Δq* - Δv*).

Quy tắc McCallum năm 1988 đưa ra quan điểm về khối lượng tiền trong lưu thông, theo đó sự biến thiên của khối lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào sự


biến thiên của thu nhập danh nghĩa tự nhiên của một quốc gia (Δx*) tương ứng với sự biến thiên của sản lượng tiềm năng tại mức lạm phát mục tiêu2.

Tại Hội nghị mùa Thu năm 1992 ở Carnegie, Hà Lan, Giáo sư Taylor đã đưa ra quy tắc đề xuất mức LSCS trên cơ sở hai biến số kinh tế vĩ mô chính là lạm phát và mức tăng trưởng sản lượng. Quy tắc trên được trình bày trong bài viết “Discretion versus policy rules in practice” của Giáo sư Taylor năm 1993. Nội dung của bài viết giới thiệu quy tắc Taylor và sự phù hợp khi đối chiếu với lãi suất FFR của Fed trong giai đoạn 1987 – 1992, đồng thời Taylor (1993) cho rằng việc áp dụng một quy tắc hữu dụng hơn sự chủ động tùy ý trong việc ra quyết định về CSTT.

Orphanides (2002) trong bài viết “Historical Monetary Policy Analysis and the Taylor Rule” đã khái quát hóa tương đối chi tiết về lịch sử quá trình dẫn đến sự hình thành quy tắc Taylor từ phương trình trao đổi của nhà kinh tế học nổi tiếng Friedman đến các phát hiện của tập thể nghiên cứu của học viện Brookings vào năm 1992 và cuối cùng là quy tắc Taylor sau khi Giáo sư Taylor đã sử dụng hai biến số độ lệch sản lượng và độ lệch lạm phát cùng với quan điểm lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất dài hạn cân bằng thực cộng với lãi suất tự nhiên. Công trình nghiên cứu cung cấp cách nhìn bao quát về CSTT ở Mỹ thông qua lăng kính “quy tắc Taylor” để hiểu được các quyết định CSTT trong quá khứ và các sai sót nếu có. CSTT của Mỹ trong khoảng thời gian thập niên 1920 đến 1960 dường như phù hợp với khuôn khổ quy tắc Taylor. Chính sách thay đổi theo thời gian, do đó việc chấp nhận quy tắc Taylor làm công cụ hướng dẫn cho CSTT dường như mô tả hành vi mang tính hệ thống và cẩn trọng trong việc thực hiện, đòi hỏi phải đánh giá đúng đắn xu hướng thay đổi của nền kinh tế và nhận biết được nền kinh tế đang ở tình trạng “bình thường” hay “tiềm năng”. Kết luận cuối cùng của nghiên cứu là việc nhận diện một CSTT tốt nhất là điều không chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các ưu điểm, lợi thế của quy tắc Taylor được trình bày rò nét bởi Kahn (2010) trong bài viết „Taylor Rule Deviations & Financial Imbalances‟, đăng trên


Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 3

2 Quy tắc McCallum được biểu diễn qua phương trình Δmt = Δx* - Δvt*+ 0.5 (Δx* - Δxt-1) (McCallum 2000)


tạp chí Economic Review, quý II năm 2010. Trong khi đó các hạn chế của quy tắc Taylor được NHTW Châu Âu thể hiện trong Bản tin hàng tháng của mình vào tháng 10 năm 2001. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nghiên cứu việc vận dụng quy tắc Taylor trong kiểm định và hoạch định CSTT cho thấy các NHTW vẫn xem trọng quy tắc Taylor, minh chứng bởi các tác giả Asso, Kahn, và Leeson (2010) trong công trình nghiên cứu “The Taylor Rule & the Practice of Central Banking” vào năm 2010, đăng trên website của Fed, chi nhánh Kansas (The Federal Reserve Bank of Kansas City).

Kể từ sau 1993, rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra các biến thể của quy tắc Taylor gốc (1993) tiêu biểu như dạng quy tắc Taylor nhìn về quá khứ bởi Woglom (2003), dạng hướng về tương lai trình bày bởi Qin và Enders (2008), dạng hỗn hợp bởi Barnett và Duzhak (2008) và dạng kết hợp với các mô hình khác như kết hợp với mô hình về mức tăng cơ số tiền cơ sở được biết đến với tên quy tắc Taylor-McCallum (Mehrotra và Sánchez-Fung 2010), hoặc kết hợp với mô hình về mức tăng cơ số tiền cơ sở, vòng quay tiền, lạm phát và mức tăng sản lượng theo trình bày của Danfeng (2008).

Svensson (2003) trong bài báo “What is wrong with Taylor rules? Using judgment in monetary policy targeting rules” đăng trên tạp chí Journal of Economic Literature vào tháng 1 năm 2003 đã trình bày các đặc trưng cơ bản của quy tắc Taylor ở dạng nhìn về quá khứ và dạng hướng về tương lai trong cơ chế truyền dẫn CSTT, chỉ ra các ưu điểm cũng như hạn chế của việc sử dụng quy tắc Taylor đơn giản làm công cụ hướng dẫn ra quyết định CSTT. Thay vào đó, ông đã đề xuất sử dụng quy tắc mục tiêu (targeting rules) làm công cụ hướng dẫn thay cho quy tắc công cụ (instrument rules) do bởi các đặc tính tối ưu của quy tắc mục tiêu. Theo Svensson (2003) quy tắc mục tiêu chính là hàm tổn thất có giá trị nhỏ nhất và các NHTW nên cam kết thực hiện theo hàm tổn thất mục tiêu. Hàm tổn thất mục tiêu được tính toán theo các giá trị dự báo của mức lạm phát và độ lệch sản lượng theo một lộ trình LSCS ước tính và NHTW sẽ chọn lựa giải pháp nào có giá trị hàm tổn thất tối ưu (có giá trị nhỏ nhất). Theo ông, không có một NHTW nào cam kết một


cách rò ràng theo đuổi một quy tắc công cụ giản đơn do bởi nó không đầy đủ và còn mơ hồ khi áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên hàm tổn thất mục tiêu hay quy tắc mục tiêu là đầy đủ hơn do bởi chúng cho phép sử dụng các phán đoán, dự báo và các thông tin bên ngoài mô hình sử dụng. Nghiên cứu của ông đề xuất việc sử dụng các quy tắc công cụ gắn liền với hàm tổn thất để tạo ra quy tắc mục tiêu với giá trị nhỏ nhất của hàm tổn thất mục tiêu.

Bên cạnh các lý luận về quy tắc Taylor và các dạng phát triển mô hình dạng Taylor, có nhiều công trình nghiên cứu định lượng về quy tắc Taylor với các phương pháp hồi quy khác nhau và ở tại các quốc gia khác nhau. Để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu một số công trình tiêu biểu trên thế giới nghiên cứu về phân tích định lượng khả năng vận dụng, đánh giá hiệu quả của CSTT thông qua các mô hình có dạng quy tắc Taylor liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu.

Paul Soderlind, Ulf Soderstrom, và Anders Vredin (2004) trong công trình công bố “Dynamic Taylor and the Predictability of Interest rates” đã thực nghiệm phân tích quy tắc Taylor dạng làm phẳng lãi suất, hướng về tương lai ở bậc (t+1) và sử dụng kết hợp phương trình đường cung Phillips và phương trình đường cầu dạng IS theo mô hình New Keynesian của Rudebusch. Phương pháp hồi quy theo mô hình DSGE. Dữ liệu phân tích theo quý của Mỹ (1987Q4 – 1999Q4). Kết quả nghiên cứu kết luận mô hình trên có thể được sử dụng để dự đoán sự thay đổi về mức lãi suất.

Pierre L. Siklos và Mark E. Wohar (2004) trong công trình nghiên cứu “Estimating Taylor-Type Rules: An Unbalanced Regression” đã thực nghiệm phân tích quy tắc Taylor dạng làm phẳng lãi suất, nhìn về quá khứ ở bậc (t-1). Phương pháp hồi quy là OLS. Dữ liệu phân tích theo quý của Mỹ (1959Q1 – 2003Qq4). Kết quả nghiên cứu là đánh giá đặc trưng CSTT của Fed qua các thời kỳ, trong đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hồi quy như tính dừng, đồng liên kết, các điểm gẫy cấu trúc dữ liệu và hồi quy phi tuyến tính. Kết luận đề xuất sử dụng phương pháp điều chỉnh sai số (error correction) và phi tuyến tính khi ước lượng


quy tắc Taylor đối với mẫu dữ liệu dài khi các chế độ chính sách có thể thay đổi chính yếu. Ảnh hưởng của phương pháp ARCH trong số dư (sai số) của quy tắc Taylor là có chứng cứ.

John Driffill và Zeno Rotondi (2007) trong bài viết “Inertia in Taylor Rules” đã thực nghiệm phân tích quy tắc Taylor dạng làm phẳng lãi suất, nhìn về quá khứ bậc (t-1) kết hợp mô hình dự báo lạm phát và sản lượng của Svensson (1997) và đề cập đến hàm tổn thất. Phương pháp hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) để dự báo tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng. Dữ liệu phân tích theo quý của Mỹ (1961Q1 – 2004Q2). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính ì của CSTT theo quy tắc Taylor đối với mẫu thực nghiệm là 0,6 đến 0,77. Quy tắc lãi suất tối ưu đối với việc ổn định lạm phát và độ lệch sản lượng sẽ thừa kế một cách đặc trưng tính ì trong hệ thống kinh tế. Nếu sự thay đổi của độ lệch sản lượng và lạm phát phụ thuộc vào các giá trị trễ của chúng thì quy tắc lãi suất cũng có đặc trưng tương tự.

Cả ba công trình nghiên cứu trên đều sử dụng mô hình làm phẳng lãi suất với các biến ở bậc 1 để kiểm định CSTT của Fed và sử dụng mô hình New Keynesian để tính toán giá trị hàm tổn thất thông qua việc dự báo sản lượng và tỉ lệ lạm phát bằng các mô hình kinh tế lượng.

Số lượng nghiên cứu về quy tắc Taylor và hàm tổn thất đối với Việt Nam còn ít và phạm vi nghiên cứu cũng dừng lại ở việc phân tích và đánh giá CSTT. Một số nghiên cứu khá chi tiết về quy tắc Taylor bao gồm các bài viết như sau:

Tác giả Nguyễn Thị Hương Liên (2010) với đề tài “Taylor rule and Optimal monetary policy in Vietnam” đăng trên tạp chí Yokohama Journal of Social, quyển thứ 15 năm 2010 với dữ liệu quý ở giai đoạn 2000 – 2008 sử dụng các biến lãi suất công trái, độ lệch lạm phát, độ lệch sản lượng và chênh lệch tỉ giá hối đoái danh nghĩa với phương pháp hồi qui OLS, đã kết luận không có bằng chứng cho thấy NHNN tuân theo quy tắc Taylor. Bên cạnh đó tác giả Liên đã sử dụng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên để tính toán hệ số tối ưu của CSTT theo giá trị hàm tổn thất nhỏ nhất và đã đưa ra kết quả từ phương pháp mô phỏng cho thấy CSTT tối ưu có


hệ số độ lệch sản lượng là 0,3 và hệ số lạm phát là 0,7. Nghiên cứu có đề cập đến hàm tổn thất để xác định hệ số tối ưu của quy tắc Taylor áp dụng cho một loại lãi suất là lãi suất công trái không phải là LSCS của NHNN.

Hai tác giả Nguyễn Đức Long và Lê Quang Phong trong bài viết “Nguyên tắc Taylor trong điều hành chính sách tiền tệ” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12/2012 đã so sánh các loại lãi suất của Việt Nam (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay bình quân) với quy tắc Taylor gốc trong giai đoạn quý 1 năm 2001 đến quý 3 năm 2012 bằng phương pháp tính thông thường không hồi quy với các giả thiết hệ số độ lệch lạm phát (α) là 0,5 và hệ số độ lệch sản lượng (β) là 0,5 theo quy tắc Taylor gốc (1993), tỉ lệ lạm phát (CPI) tính theo phương pháp trung bình trượt 4 quý, GDP tiềm năng tính theo bộ lọc HP (Hodrick – Prescott) bằng phần mềm Eviews, mục tiêu lạm phát là 7%, lãi suất thực tự nhiên là 3%. Từ kết quả phân tích, hai tác giả đã kết luận rằng lãi suất đề xuất từ quy tắc Taylor có biến động cùng xu hướng với các loại lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, và lãi suất cho vay bình quân, trong đó lãi suất cho vay bình quân là sát nhất với lãi suất tính từ quy tắc Taylor. Kết quả nghiên cứu trên không đề cập đến lãi suất cơ bản và trần lãi suất của NHNN, các giả thiết tính toán lãi suất theo quy tắc Taylor đơn giản (chỉ có một cặp hệ số độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng, một mục tiêu lạm phát duy nhất) nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất và vai trò của các loại lãi suất điều hành của NHNN.

Allan Dizioli và Jochen M. Schmittmann trong công trình nghiên cứu về CSTT ở Việt Nam “A Marco-Model Approach to Monetary Policy Analysis and Forecasting for Vietnam” (IMF working paper WP/15/273) năm 2015 đã sử dụng mô hình dự báo và hệ thống phân tích chính sách (forecasting and policy analysis system – FPAS), một mô hình kinh tế vĩ mô dạng New Keynesian bao gồm hệ thống bốn phương trình (1) đường tổng cầu, (2) đường cầu Phillips, (3) ngang giá lãi suất không phòng ngừa (uncovered interest parity) và (4) quy tắc CSTT là quy tắc Taylor ở dạng làm phẳng lãi suất. Số liệu nghiên cứu là dữ liệu quý ở giai đoạn năm 2000 – 2014, tỉ lệ lạm phát tính theo CPI, lãi suất nghiên cứu là lãi suất liên


ngân hàng hàng tuần được quy đổi thành hàng quý, độ lệch sản lượng tính theo bộ lọc HP. Phương pháp ước tính là kỹ thuật Bayes để ước lượng phân phối hậu định (posterior distribution) đối với các hệ số của mô hình và đánh giá các dữ liệu thực tế cho trước về hệ số, mô hình và phân phối tiền định (prior distribution) của các hệ số. Kết quả nghiên cứu đề xuất quy tắc CSTT tối ưu nên chọn lựa độ lệch sản lượng là mục tiêu trung gian hơn là tỉ giá hối đoái để ổn định nền kinh tế. NHNN nên cải thiện rò rệt trong việc ổn định lạm phát. Việc đặt trọng tâm vào ổn định tỉ giá hối đoái danh nghĩa như là mục tiêu trung gian để kiểm soát lạm phát sẽ gây ra sự biến động nhiều hơn đối với lạm phát và sản lượng. Trong mô hình CSTT tối ưu, NHNN đã phản ứng nhanh với việc sản lượng giảm và lạm phát giảm bằng cách hạ lãi suất. Đồng thời NHNN đã tăng lãi suất mạnh mẽ để kiểm soát lạm phát. Các hệ số của quy tắc Taylor được ước lượng là hệ số tính ì CSTT γilag (tiền định (prior) là 0,5, hậu định (posterior) là 0,4909), hệ số độ lệch lạm phát γπ (tiền định: 1,8, hậu định: 1,527), hệ số độ lệch sản lượng γygap (tiền định: 0,45, hậu định: 0,4398), và hệ số độ lệch tỉ giá hối đoái γzgap (tiền định: 0,1, hậu định: 0,1158) cho thấy mức độ ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái lên lãi suất là nhỏ. Nghiên cứu của Allan Dizioli và Jochen M. Schmittmann đưa ra các phân tích chung về CSTT, các ảnh hưởng của sốc cung và sốc cầu trong mô hình. Nghiên cứu đề cập đến quy tắc CSTT tối ưu và các đề xuất liên quan đến lãi suất, tỉ giá hối đoái và sản lượng, nhưng không đề cập đến việc vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và nghiên cứu chỉ sử dụng một loại lãi suất là lãi suất liên ngân hàng không phải là LSCS của NHNN.

Qua ba nghiên cứu trên về quy tắc Taylor ở Việt Nam cho thấy các tác giả chỉ dừng lại ở công tác phân tích và đánh giá CSTT thông qua quy tắc Taylor với các loại lãi suất gián tiếp của NHNN, trong đó không đề cập đến LSCB và trần lãi suất là loại lãi suất đặc trưng của NHNN được sử dụng đặc biệt trong thời kỳ lạm phát cao. Do đó các nghiên cứu chưa thể hiện đầy đủ vai trò và tác dụng của chính sách lãi suất của NHNN. Ngoài ra, việc vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN còn bỏ ngỏ.


Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu về quy tắc Taylor trên thế giới và Việt Nam đều tập trung đánh giá tính đúng đắn của CSTT qua lăng kính quy tắc Taylor mà chưa đề cập nhiều đến hướng nghiên cứu khả năng vận dụng của quy tắc Taylor trong việc hoạch định và thực thi CSTT, cụ thể là chính sách lãi suất, đặc biệt ở Việt Nam. Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất là hướng đi mới mà nghiên cứu sinh mong muốn làm rò để có thể ứng dụng linh hoạt và phù hợp quy tắc Taylor trong việc hoạch định chính sách lãi suất trong điều kiện kinh tế Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Khả năng và cách thức vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu cơ bản của CSTT là ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN.

Câu hỏi thường trực đối với các nhà điều hành và hoạch định chính sách lãi suất tại Việt Nam hiện nay là loại lãi suất nào được chọn làm LSCS và mức lãi suất nào là tối ưu cho nền kinh tế nhằm đảm bảo ổn định lạm phát và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:

- Làm rò các vấn đề lý luận về quy tắc Taylor, các thành tố của quy tắc và tác nhân ảnh hưởng đến độ chính xác của các thành tố đó ảnh hưởng đến việc tính toán mức LSCS. Các mô hình dạng quy tắc Taylor.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phân tích và vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của một số NHTW trên thế giới, từ đó đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các điều kiện chính yếu để vận dụng quy tắc Taylor đối với các NHTW.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí