trương, đường lối của NHTW, tăng niềm tin của công chúng vào sự cam kết thực hiện mục tiêu CSTT của NHTW.
Bảng 4.2: Mục tiêu lạm phát của một số NHTW trên thế giới
Mục tiêu (%) | Chi tiết | Trung bình 10 năm (%) (2004–2014) | |
Australia | 2-3 | Bình quân của chu kỳ kinh tế | 2,7 |
Canada | 2 | Dãy mục tiêu là 1-3% | 5,4 |
Chile | 3 | Dãy cho phép +/- 1% qua 2 năm | 3,5 |
Colombia | 3 | Dãy cho phép +/- 1% | 3,9 |
Czech | 2 | Dãy cho phép +/- 1% | 2,2 |
Euro area | < 2 | Dưới nhưng gần mức 2% qua giai đoạn trung hạn, xét trên tổng thể khu vực Euro | 1,8 |
Hungary | 3 | Dãy cho phép +/- 1% qua một thời kỳ qua thời kỳ trung hạn | 3,9 |
Iceland | 2,5 | Dãy cho phép +/- 1,5% | 5,9 |
Japan | 2 | NHTW sẽ cố gáng đạt được mục tiêu sớm nhất có thể | 0,2 |
New Zealand | 1-3 | Bình quân ở thời kỳ trung hạn, tập trung giữ mức trung bình lạm phát tương lai gần 2% | 2,3 |
Norway | 2,5 | Gần với mức 2,5% | 1,9 |
Sweden | 2 | 1,2 | |
Switzerland | < 2 | Qua thời kỳ dài hạn | 0,4 |
UK (Anh) | 2 | Dãy cho phép +/- 1% | 2,6 |
US (Mỹ) | 2 | Mục tiêu lạm phát dài hạn | 1,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Chủ Động Của Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất
- Xây Dựng Một Khuôn Khổ Chính Sách Tiền Tệ Định Hình Rò Nét
- Hoàn Thiện Cơ Sở Pháp Lý Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Việc Thực Hiện Chính Sách Tiền Tệ
- February 2012 Version , Published By Bank Of England, 2012.
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 26
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
Nguồn: NHTW Úc (http://www.rba.gov.au/education/monetary-policy.html) Phụ lục 16 tổng hợp một số cách thức công bố thông tin về CSTT của các
NHTW lớn trên thế giới cho thấy các Hội đồng Thống đốc của các NHTW họp định
kỳ để xem xét sự cần thiết thay đổi công cụ CSTT và công bố ngay sau khi thay đổi. Một số NHTW công bố cả Biên bản họp sau khi kết thúc phiên họp. Thông thường các nhân viên của NHTW chuẩn bị các báo cáo, tham luận trình bày về tình hình kinh tế và công tác dự báo kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sắp tới, cũng như các đề xuất về CSTT để Hội đồng CSTT xem xét và ra quyết định. Phụ lục 17 trình bày quá trình ra quyết định của các NHTW theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu, sự minh bạch trong chính sách và công bố thông tin, trong đó các NHTW áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về cuộc họp định kỳ ra quyết định CSTT và tất cả các NHTW đều phát hành báo cáo lạm phát định kỳ. Phương thức ra quyết định về CSTT phổ biến là bỏ phiếu hoặc biểu quyết thông qua.
Qua nghiên cứu các NHTW trên thế giới cho thấy NHNN có thể xây dựng một Quy chế công bố thông tin về CSTT tương tự như các NHTW khác. Quy chế có thể thể hiện mức mục tiêu lạm phát và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến hàng năm, công cụ CSTT là LSCB (TLS, TLSCV hay LSCB tùy NHNN quy định), Hội đồng CSTT có thể bao gồm Thống đốc, 1 Phó Thống đốc, các thành viên từ Ủy ban Giám sát Tài chính và Bộ Tài chính họp định kỳ hàng tháng/quý để quyết định có thay đổi CSTT hay không và cơ sở để ra quyết định về CSTT, sau đó công bố quyết định về CSTT ra công chúng ngay sau khi họp. Bên cạnh đó, NHNN cũng có thể phát hành Bản tin hàng tháng về CSTT, các mô hình dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và Báo cáo lạm phát định kỳ mà tất cả các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu đều thực hiện (Phụ lục 17).
Hình thức của Bản công bố thông tin có thể tham khảo theo mẫu từ Ủy ban Nghiệp vụ Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) như sau:
“Hôm nay Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ quyết định duy trì mức mục tiêu lãi suất vốn điều hòa dự trữ FFR là 5¼ %.
Các chỉ tiêu kinh tế gần đây cho thấy sự tăng trưởng kinh tế đã chắc chắn thêm một chút và xuất hiện một vài dấu hiệu chớm lên về sự bền vững trong
thị trường nhà ở. Nhìn chung, nền kinh tế dường như mở rộng tại một mức khiêm tốn trong một vài quý sắp tới.
Số liệu về mức lạm phát cơ bản (core inflation) đã cải thiện đôi chút trong các tháng gần đây và áp lực lạm phát dường như giảm nhẹ qua thời gian. Tuy nhiên mức độ sử dụng tài nguyên cao ẩn chứa khả năng kéo dài áp lực lạm phát.
Ủy ban xét đoán rằng một vài rủi ro lạm phát vẫn còn. Mức độ và thời gian của bất kỳ sự khẳng định cộng thêm nào có thể cần để diễn tả các rủi ro này tùy thuộc vào sự tiến triển của viễn cảnh tăng trưởng kinh tế và mức lạm phát được bao gồm trong thông tin sắp công bố.
Bỏ phiếu cho quyết định CSTT của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC): Ben S. Bernanke, Chủ tịch; Timothy F. Geithner, Phó Chủ tịch; Susan S. Bies; Thomas M. Hoenig; Donald L. Kohn; Randall S. Kroszner; Cathy E. Minehan; Frederic S. Mishkin; Michael H. Moskow; William Poole; and Kevin M. Warsh.
Bản công bố của FOMC, ngày 31 tháng 01 năm 2007.”
Nguồn: Fed 2011
Để chuẩn bị nội dung cho cuộc họp xem xét CSTT, NHNN cần chuẩn bị và trình bày các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và công tác dự báo trong giai đoạn kế tiếp giúp cho Hội đồng CSTT xem xét ra quyết định về CSTT. Các bước thực hiện công tác chuẩn bị có thể căn cứ vào mô hình đề xuất ở Bảng 4.1 bao gồm:
Bước 1: Phân tích tổng thể nền kinh tế vĩ mô qua các chỉ số kinh tế trọng yếu như tỉ lệ tăng GDP, chỉ số CPI, tốc độ tăng việc làm, tỉ giá hối đoái, cán cân xuất nhập khẩu để đánh giá tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Đồng thời phân tích môi trường kinh tế thế giới và các biến động hiện tại ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ khu vực tài chính tiền tệ quốc tế.
Bước 2: Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô để dự báo tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng hoặc giá trị sản lượng tiềm năng làm cơ sở tính toán mức LSCS theo quy
tắc Taylor để tham chiếu, đồng thời kết hợp với kết quả phân tích ở bước 1 để nhận định và xác định vị thế của CSTT sắp tới.
Bước 3: Xác định vị thế của CSTT sắp tới: thay đổi hay không mức LSCS. Trong trường hợp thay đổi thì theo hướng nới lỏng hay thắt chặt dựa trên kết quả phân tích ở bước 1 và 2.
Bước 4: Sử dụng quy tắc Taylor gốc và/hoặc mô hình hồi qui để tính toán giá trị LSCS làm cơ sở tham chiếu ra quyết định về LSCS của NHNN.
Bước 5: Áp dụng mức LSCS theo cơ sở tham chiếu trong dãy giá trị (iTaylor –
độ lệch chuẩn ; iTaylor + độ lệch chuẩn). Bất kỳ sự lệch nào của LSCS được quyết định ra khỏi dãy giá trị tham chiếu cần được giải thích cụ thể với các minh chứng phù hợp.
Bước 6: Vận dụng chiến thuật điều chỉnh dần (gradual strategy), xây dựng lộ trình điều chỉnh LSCS phù hợp với mục tiêu lạm phát cần đạt, duy trì phát triển kinh tế bền vững và không gây sốc đối với nền kinh tế.
4.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật
4.3.2.1 Sử dụng quy tắc Taylor như là công cụ hướng dẫn ra quyết định về lãi suất chính sách
Quy tắc Taylor có tầm quan trọng đối với NHTW các nước trong việc làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với quyết định về LSCS như đã phân tích ở chương 3. NHNN nên sử dụng quy tắc Taylor là công cụ hướng dẫn ra quyết định về LSCS.
Một số vấn đề liên quan đến quy tắc Taylor đề cập ở chương 1 được đề xuất vận dụng tại Việt Nam như sau:
+ Về mô hình quy tắc Taylor
Quy tắc Taylor có thể ứng dụng tại Việt Nam theo mô hình gốc hoặc theo mô hình hồi qui.
Mô hình quy tắc Taylor gốc (1993) dạng tổng quát (1.4): it = π* + r* + βπ(πt – π*) + βy(yt)
Áp dụng mô hình (1.4) đối với Việt Nam ở thời kỳ năm 2000 – 2014 lần lượt
đối với các loại lãi suất LSCB, TLS, LSTCK, LSTCV với các cặp hệ số (βπ, βy)
nhận các giá trị cố định trong khoảng [0,5 , 1,5] cho thấy với cặp hệ số (βπ=0,5; βy=0,5) TLS sát nhất với lãi suất tính từ quy tắc Taylor. Khi ứng dụng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên để xác định CSTT tối ưu ở Việt Nam có giá trị hàm tổn thất nhỏ nhất, cặp hệ số (βπ=0,4, βy=0,6) là tối ưu.
Do vậy, quy tắc Taylor (1993) có thể áp dụng ở Việt Nam có dạng:
it = π* + r* + 0,4(πt – π*) + 0,6(yt) (4.1)
NHNN cũng có thể áp dụng mô hình Taylor hồi qui với dạng làm phẳng lãi suất theo kết quả kiểm định ở chương 3 như sau:
it = (1 – 0,5945)*(6,5855 + 0,3603*πt-1 + 1,9978*yt-1) + 0,5945*it-1 (4.2)
Trong đó it = TLS là biến trần lãi suất huy động, πt là biến tỉ lệ lạm phát 4 quý liền kề, yt là độ lệch sản lượng quý. Hệ số tính ì ρ=0,5945 phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Driffill và Rotondi (2007) cho thấy tính ì của CSTT theo quy tắc Taylor đối với mẫu thực nghiệm là 0,6 đến 0,77.
Mô hình (4.2) là quy tắc Taylor với phương pháp làm phẳng lãi suất sử dụng biến có độ trễ là 1. Khi phân tích hành vi của các NHTW so sánh với quy tắc Taylor, để đơn giản các nhà kinh tế thường sử dụng biến trễ là 1 do sự thuận lợi là biến sẵn có như NHTW Úc và NHTW Anh.
+ Về mặt chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
+ Cách thức đo lường tỉ lệ lạm phát:
Áp dụng quy tắc Taylor gốc (1993) với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời kỳ 2000 – 2014 lần lượt với chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giảm phát GDP cho thấy kết quả LSCS tính toán từ quy tắc Taylor đối với chỉ số CPI và chỉ số giảm phát GDP không khác biệt nhiều (Phụ lục 9, 10, 11). Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI được công bố hàng tháng bởi Chính phủ và được sự quan tâm của công chúng nhiều hơn. Dữ liệu được cập nhật và có sẵn hàng tháng. Chỉ số lạm phát theo CPI hàng năm được NHNN xây dựng trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội phê duyệt. Do đó tác giả đề xuất sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để tính toán LSCS theo quy tắc Taylor đối với Việt Nam là phù hợp với bằng chứng thực nghiệm trình bày ở chương 3.
+ Cách thức ước tính mức sản lượng tiềm năng:
Mức sản lượng tiềm năng được ước tính dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng mô hình state-space của Watson (1986), mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas hoặc dùng bộ lọc Hodrick-Prescott của các phần mềm kinh tế lượng để tách thành phần xu hướng ra khỏi chuỗi GDP được xem là đại diện cho sản lượng tiềm năng. Một phương cách đơn giản là lấy trung bình của tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trong khoảng thời gian dài hạn. Ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2000 – 2014 là khoảng 6,82%/năm.
+ Cách thức ước tính mức lãi suất thực tự nhiên:
Mức LSTN được ước tính mức dựa trên phương pháp của NHTW New Zealand theo Archibald and Hunter (2001) hoặc phương pháp sử dụng Kalman filter, tiêu biểu là Laubach và Williams (2001) và Bernhardsen và Gerdrup (2007) đã trình bày ở chương 1. Ngoài ra có thể dựa theo phương cách đơn giản tính bình quân mức lãi suất thực hàng năm trong một trong khoảng thời gian dài hạn (Svensson 2001). Ở Việt Nam, mức lãi suất thực bình quân trong giai đoạn 2000 – 2014 là 3,61%/năm. Khi chạy mô hình kinh tế lượng dạng (2.2) theo quý với biến phụ thuộc là TLS, mức lãi suất tự nhiên được tính là 3,42%/năm (gần với mức lãi suất thực bình quân 3,61%/năm) với tỉ lệ lạm phát mục tiêu là 5%/năm.
+ Hoàn thiện công tác thống kê chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, từng bước nâng cao độ chính xác của dữ liệu kinh tế vĩ mô; áp dụng các phương pháp thống kê tiên tiến trên thế giới nhằm đảm bảo số liệu kinh tế vĩ mô kịp thời, đủ độ chính xác và tin cậy để làm cơ sở hoạch định chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ.
4.3.2.2 Xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ cho việc ra quyết định chính sách tiền tệ
Trong quy tắc Taylor, hai biến số quan trọng quyết định sự thay đổi của LSCS là tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng. Để có được LSCS từ quy tắc Taylor phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, NHNN cần xây dựng các mô hình kinh tế để dự báolạm phát và độ lệch sản lượng. Có nhiều mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng được giới thiệu bởi các nhà kinh tế học trên thế giới, trong đó mô hình
của Rudebusch và Svensson (1998) tương đối đơn giản và dễ ứng dụng. Các mô hình này được giới thiệu như là các công cụ chính sách đối với các NHTW theo đuổi CSTT lạm phát mục tiêu.
4.3.2.3 Quan hệ giữa lãi suất chính sách và cung tiền
Các nhà hoạch định CSTT thường quan tâm cả hai chỉ tiêu hoạt động là LSCS và tỉ lệ tăng tổng lượng tiền hay tổng phương tiện thanh toán (M2). Một sự kết hợp hài hòa giữa tỉ lệ tăng tổng lượng tiền với mức LSCS giúp cho các nhà hoạch định ra các quyết định về CSTT dễ dàng hơn.
Phương trình kinh tế lượng giữa tỉ lệ tăng M2 (∆M) và it (TLS) được trình bày ở chương 3 là ∆M = 33,47 - 0.58*it (công thức 3.3), tương ứng với quy tắc Taylor được hồi qui là(công thức 3.4)
Mô hình (3.3) cho thấy khi NHNN quyết định tăng LSCS là TLS lên 1 đơn vị thì tổng phương tiện thanh toán M2 giảm 0,58% và ngược lại. Quy tắc Taylor ba biến hồi quy tương ứng với tỉ lệ tăng M2 có hệ số độ lệch lạm phát (βπ) là 0,37 và hệ số độ lệch sản lượng (βy) là 0,78 tương ứng với dữ liệu tổng phương tiện thanh toán M2 ở Việt Nam giai đoạn 2000Q1 – 2015Q4. Các hệ số này cũng gần sát với cặp hệ số tối ưu là (βπ=0,4, βy=0,6).
Kết luận chương 4:
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Chính Phủ giai đoạn năm 2010 – 2020 và định hướng chiến lược CSTT đến năm 2020, từ kết quả nghiên cứu lý luận về quy tắc Taylor và vai trò quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHTW để rút ra các điều kiện vận dụng quy tắc Taylor ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự vận dụng thực tế quy tắc Taylor của NHTW các nước, cùng với các bằng chứng thực nghiệm về tính hiệu quả của quy tắc Taylor qua việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất của Việt Nam với các dữ liệu kinh tế vĩ mô thời kỳ năm 2000 – 2015 cho thấy Việt Nam có thể ứng dụng quy tắc Taylor, tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản để vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Theo đó, Việt Nam nên đi theo hướng áp dụng chế độ CSTT lạm phát mục tiêu với việc tiếp tục xác định công cụ LSCS là
LSCB và xây dựng một khung pháp lý để thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu, đồng thời có chiến lược hướng đến mục tiêu lạm phát dài hạn ở mức 2%- 3%/năm. Quy tắc Taylor được đề xuất sử dụng để xác định mức LSCS tham chiếu giúp NHNN ra quyết định chính sách lãi suất theo một quy trình chủ động trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thời kỳ ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh đó, việc xây dựng qui chế công bố thông tin cũng quan trọng góp phần minh bạch hóa CSTT và gia tăng niềm tin của công chúng vào sự cam kết kiểm soát lạm phát của NHNN, góp phần ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. Luận án đã đóng góp một số giải pháp cơ bản với mong muốn hoàn thiện chính sách lãi suất của NHNN, nâng cao tính hiệu quả, khoa học và minh bạch của cơ chế điều hành lãi suất, thông qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề ra.