PHẦN KẾT LUẬN
Lãi suất là giá cả tiền cho vay, là khoản lợi nhuận đầu tư bằng tiền. Hơn nữa lãi suất là công cụ điều hành của các NHTW trong việc điều tiết hoạt động cung cầu vốn trong nền kinh tế. Việc hiểu rò và vận dụng đúng công cụ lãi suất trong CSTT sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. LSCS là công cụ CSTT của các NHTW. Để có được một công cụ chính sách hiệu quả các NHTW sử dụng các phương pháp khác nhau để tính toán mức lãi suất hợp lý. Quy tắc Taylor là một quy tắc phổ biến trên thế giới để xác định mức LSCS được nhiều nhà kinh tế và học giả nghiên cứu và ứng dụng để phân tích CSTT. Luận án đã đi sâu vào nghiên cứu nội hàm của quy tắc Taylor làm công cụ định hướng đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện chính sách lãi suất của NHNN. Luận án phân tích thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam qua việc sử dụng quy tắc Taylor gốc và các mô hình kinh tế có liên quan với số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn năm 2000-2015 bao gồm thời kỳ phát triển kinh tế ổn định là 2000-2007 và thời kỳ lạm phát cao và kinh tế tăng trưởng chậm từ năm 2008-2015.
Trên cơ sở tính toán dữ liệu, kết quả cho thấy mức LSCS theo quy tắc Taylor rất gần với mức trần lãi suất huy động ngắn hạn của NHNN. Điều này có ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng quy tắc Taylor ở Việt Nam và được minh chứng qua thực tế Việt Nam đã kiểm soát lạm phát cao rất tốt ở năm 2008 và 2011 trở đi.
Luận án nghiên cứu áp dụng kinh tế lượng để phân tích hồi qui quy tắc Taylor trong điều kiện kinh tế Việt Nam ở giai đoạn năm 2000 – 2015 ở mô hình hồi qui ba biến và mô hình vector tự hồi qui (VAR). Kết quả hồi qui cho thấy quy tắc Taylor theo công thức của Woglom (2003) với độ trễ bằng 1 sử dụng phương trình làm phẳng lãi suất phù hợp với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn năm 2000 - 2015. Dự báo lãi suất qua các mô hình thể hiện ở chương 3 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá công tác dự báo lãi suất đều nhỏ, gần với 0, cho thấy mô hình sử dụng có độ tin cậy cao.
Việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất bằng công cụ hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho thấy mặc dù hai yếu tố lạm phát và trần lãi suất có tác động qua lại tương đối mạnh, sự tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc nội tại vào chính các yếu tố sản xuất và là nền tảng cơ bản để kiểm soát lạm phát và thực hiện chính sách lãi suất ổn định một cách hiệu quả. Lạm phát và lãi suất tác động mạnh lẫn nhau trong vòng ba quý đầu tiên, cho thấy việc nâng lãi suất góp phần làm giảm lạm phát cao ở Việt Nam trong hai năm 2008 và 2011.
Kết quả dự báo năm 2016 cho thấy NHNN áp dụng trần lãi suất huy động ngắn hạn sát với trần lãi suất dự báo. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát NHNN cần quan tâm đến diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng GDP từng quý để có sự điều chỉnh phù hợp. Việc kiểm soát lạm soát qua trần lãi suất có hiệu quả nhanh ở ngay quý đầu tiên và hai quý sau đó, và tiếp theo ổn định dần trần lãi suất để duy trì mức tăng trưởng kinh tế, tránh rơi vào suy thoái.
Trên cơ sở nghiên cứu sự vận dụng của quy tắc Taylor của các NHTW trên thế giới và phân tích chính sách lãi suất của Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2015, nhằm thỏa mãn các điều kiện vận dụng quy tắc Taylor đối với một NHTW, luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm mong muốn góp phần nâng cao tính hiệu quả, khoa học và minh bạch của cơ chế điều hành lãi suất nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất của NHNN, nâng cao vị thế và vai trò của NHNN trong quá trình xây dựng và phát triển nước Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Một Khuôn Khổ Chính Sách Tiền Tệ Định Hình Rò Nét
- Hoàn Thiện Cơ Sở Pháp Lý Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Việc Thực Hiện Chính Sách Tiền Tệ
- Mục Tiêu Lạm Phát Của Một Số Nhtw Trên Thế Giới
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 26
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 27
- Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu xác định, luận án đã trả lời các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài “Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN” với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế điều hành lãi suất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, hội nhập toàn diện và vững chắc vào nền kinh tế thế giới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Nguyễn Trần Ân 2012, „Vận dụng mô hình năm tác lực trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại khi có trần lãi suất‟, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 73, tháng 4 năm 2012.
2. Nguyễn Trần Ân 2012, „Kiểm chứng công thức Taylor trong chính sách lãi suất ở Việt Nam‟, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 77, tháng 8 năm 2012.
3. Nguyễn Trần Ân 2016, „Quy tắc Taylor và chính sách tiền tệ tối ưu tại Việt Nam‟, Tạp chí Ngân hàng số 17, tháng 9 năm 2016.
4. Nguyễn Trần Ân 2016, „Bàn về lãi suất cơ bản ở Việt Nam‟, Tạp chí Ngân hàng số 21, tháng 11 năm 2016.
5. Nguyễn Trần Ân 2016, „Phân tích chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng quy tắc Taylor gốc‟, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 128, tháng 11 năm 2016.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Châu Anh 2014, TS Lê Đăng Doanh: Tính vống GDP để nhóm lợi ích lung đoạn, đăng ngày 12/08/2014, truy cập tại
Danh Đức 2008, „Người trí thức “không trùm mền” ‟, Tuổi trẻ cuối tuần, số 41- 2008 ngày 17/10/2008.
Đỗ Hà 2012, „Bất cập CPI‟, đăng ngày 22/01/2012 tại Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu, truy cập tại
Hoàng Ngọc Nhậm và ctg 2007, Giáo trình kinh tế lượng, Khoa Toán Thống Kê, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.
Lê Kim Sa 2011, „Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2011: Khó khăn tích lũy và tương lai ảm đạm‟, Bài nghiên cứu NC-26, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lý Hoàng Ánh 2013, „Bàn thêm về lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng hiện nay‟, Tạp chí Ngân hàng số 12, tháng 6/2013.
Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận và ctg 2012, Chính sách Tiền tệ, Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh trang 95 - 99.
Minh Đức 2016a, Ngân hàng Nhà nước có đỡ nổi “đơn hàng” đa mục tiêu?, đăng ngày 27/05/2016, truy cập tại
Minh Đức 2016b, Chính sách tiền tệ “lách” giữa muôn trùng vây, đăng ngày 30/05/2016, truy cập tại
Minh Trí 2014, Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ngày 16/01/2014, truy cập tại
N. Trần Tâm 2013, „Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt‟, đăng ngày 15/07/2013 trên Báo Thanh Niên, truy cập tại
Nghị quyết Quốc hội số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011.
Nguyễn Đức Long và Lê Quang Phong 2012, „Nguyên tắc Taylor trong điều hành chính sách tiền tệ‟, Tạp chí Ngân hàng số 23, tháng 12/2012.
Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh 2015, „Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử‟, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 22(32), Tháng 05-06/2015, Trường Đại học Kinh tế và Tài chính thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trần Ân 2012, „Kiểm chứng công thức Taylor trong chính sách lãi suất ở Việt Nam‟, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 77, tháng 8/2012.
SGTT 2010, Thay lãi suất cơ bản bằng lãi suất chính sách, đăng ngày 31/05/2010, truy tập tại
Thời Báo Tài Chính Việt Nam 2016, Số liệu GDP địa phương: Sẽ không còn 'dở khóc, dở cười, đăng ngày 23/06/2016, truy cập tại
Trần Trí Dũng 2010, „Nhìn lại cơ chế điều chỉnh lãi suất ở Việt Nam‟, Tạp chí Cộng sản, 4/5/2010.
Trung tâm thông tin tư tưởng Thành phố Hồ Chí Minh 2016, Định hướng và triển vọng chính sách tiền tệ giai đoạn 2016-2020, đăng ngày 30/05/2016, truy cập
tại
Văn kiện Đại Hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội 2011-2020.
Văn Tạo 2009, „Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp‟, Tạp chí Ngân hàng số 19/2009, truy cập tại
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Amato, J. D. 2005, „The role of the natural rate of interest in monetary policy‟, BIS working paper, No. 171, Bank for International Settlements.
Archibald, J. and Hunter L. 2001, „What is the neutral real interest rate, and how can we use it?‟, Bulletin Vol.64 no.3, Reserve Bank of New Zealand.
Asso, P. F., Kahn, G. A., and Leeson, R. 2010, The Taylor Rule & the Practice of Central Banking, RWP 10-05, The Federal Reserve Bank of Kansas City.
Ball, L. 1999, „Policy Rules for Open Economies‟, Monetary Policy Rules, University of Chicago Press, January 1999.
Bank Indonesia, „Introduction to BI rate‟, available from http://www.bi.go.id/en/ moneter/bi-rate/penjelasan/Contents/Default.apx [accessed on 18 May 2017].
Bank Indonesia, „Monetary Policy Objectives‟, available from http://www.bi.go.id/ en/moneter/tujuan-kebijakan/Contents/Default.apx[accessed on 18 May 2017]. Bank Indonesia, „Setting the BI rate‟, available from http://bi.go.id/en/monetor/bi-
rate/penetapan/Contents/Default.apx [accessed on 18 May 2017].
Bank Indonesia, „The Inflation Target‟ available from http://www.bi.go.id/en/ moneter/inflasi/bi-dan-inflasi/Contents/Penetapan.apx [accessed on 18 May 2017].
Bank of England, „Explanatory Notes–Wholesale‟, available from http://www. bankofengland.co.uk/statistics/pages/iadb/notesiadb/wholesale_baserate.aspx, [accessed on 23 July 2014].
Bank of England 2001, The transmission mechanism of monetary policy, Monetary Policy Committee.
Bank of England 2006, The Framework for the Bank of England‟s Operations in the Sterling Money Markets.
Bank of Japan 2013, The “Price Stability Target” under the Framework for the Conduct of Monetary Policy, Bank of Japan.
Barnett, W.A. & Duzhak, E.A. 2008, „Non-robust dynamic inferences from macroeconometric models: Bifurcation stratification of confidence regions. Physical A: Statistical Mechanics and Its Applications 387(15), 3817-3825.
Batini, N., Harrison, R., and Millard P. S. 2001, Monetary Policy Rules for an Open Economy, January 2001.
Belingher, D., B. and Bodislav D-A. D.D. 2012, „The Optimal Interval for the Taylor rule – Appliance in Romania‟, International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, Issue 2, Volume 6.
Bernhardsen, T. and Gerdrup, K. 2007, „The neutral real interest rate‟, Economic Bulletin, 2/2007, Norges Bank.
Billi, R. M. 2011, Output Gaps and Monetary Policy at Low Interest Rates, Federal Reserve Bank of Kansas City.
Canova F. 2007, Methods for Applied Macroeconomic Research, Princeton University Press.
Central Bank of Iceland 2002, „The inflation outlook has improved, but the economic contraction seems to be deepening‟, Monetary Bulletin 2002/2.
Central Bank of Iceland 2005, „Calculating the output gap‟, Monetary Bulletin 2005.1, Appendix 2.
Danfeng, K. 2008, „Monetary rule for China: 1994-2006‟, East Asia Economic Research Group Discuss Paper No.14, Feb 2008.
De Brouwer, G. and O‟Regan, J. 1997, „Evaluating Simple Monetary-policy Rules for Australia‟, Monetary Policy and Inflation Targeting, Proceedings of a Conference, Reserve Bank of Australia, Sydney, pp. 244-276.
Dizioli, A. and Schmittmann, J. M. 2015, „A Macro – Model Approach to Monetary Policy Analysis and Forecasting for Vietnam‟, IMF Working Papers, WP/15/273, © 2015 International Monetary Fund.
Driffill J., and Rotondi Z. 2007, “Inertia in Taylor Rules”, Birkbeck Working Papers in Economics & Finance, BWPEF 0702, November 2007.
ECB 2001, Monthly Bulletin, October 2001, pp. 40-43.
Enders W. 1995, Applied Econometric Time Series, 1st Edition, Wiley New York, 1995, pp. 312-316.
Fed 2011, The Federal Reserve Today, 16th Edition, published by Federal Reserve
System.
Fed 2014, Federal Reserve statistical release H.15 Selected Interest Rates, released on 28 July 2014.
Federal Open Market Committee (FOMC) 1995-2009, Transcripts of FOMC meetings, http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomc_historical.htm.
Friedman, M. 1960, A Program for Monetary Stability, Fordham University Press, New York.
Hammond, G. 2012, „State of the art of inflation targeting‟”, CCBS Handbook No.
29 – February 2012 version, published by Bank of England, 2012.
Hang T. N. 2011, Exports, Imports, FDI and Economic Growth, WP no. 11-03, University of Colorado at Boulder.
IMF (International Monetary Fund) 2015, World Economic Outlook, An Update of the Key WEO Projections, release on 20 January 2015.
Ivanov V. and Kilian L. 2005, „A Practitioner‟s Guide to Lag Order Selection for VAR Impulse Response Analysis‟, Studies in Nonlinear Dynamics and Econometrics, Volume 9, Issue 1, The Berkeley Electronic Press.
Jahan, S. and Mahmud, A. S. 2013, „What is the Output gap?‟, Back to Basic, Finance & Development, September 2013.
Judd, J. P. and Rudebusch, G. D. 1998, „Taylor‟s Rule and the Fed 1970-1997‟,
FRBSF Economic Review 1998, number 3.