Hoàn Thiện Cơ Sở Pháp Lý Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Việc Thực Hiện Chính Sách Tiền Tệ


- Các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và các quốc gia thu nhập thấp không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu đều có sự giảm mạnh về tỉ lệ lạm phát và cải thiện mức tăng trưởng kinh tế bình quân. Mặc dù các quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tiếp tục có mức lạm phát thấp hơn và mức tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu có sự cải thiện hơn hẳn về mức biến động trong tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát.

- Cả hai quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và quốc gia thu nhập thấp không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu đều có sự giảm đáng kể về mức biến động của sản lượng và lạm phát, các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu có mức giảm biến động lớn hơn, đặc biệt là biến động về tỉ lệ lạm phát.

- Trong số các quốc gia thu nhập cao, quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu chỉ ra ít thay đổi trong thành quả hoạt động kinh tế, xét bình quân, giữa hai giai đoạn. Ngược lại, các quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu có sự giảm sút về tăng trưởng kinh tế. Tương tự, các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ít có sự biến động về lạm phát và sản lượng giữa hai giai đoạn, còn các quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu có sự biến động lớn hơn về sản lượng.

Bên cạnh đó, Roger (2010) cũng chỉ ra các dự đoán kinh tế vĩ mô cho thấy các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu có thể ít chịu ảnh hưởng khắc nghiệt từ khủng hoảng tài chính. Việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu cho thấy sự cam kết công khai rò ràng về việc kiểm soát lạm phát và nhấn mạnh sự minh bạch trong chính sách và trách nhiệm thực hiện. Sự minh bạch về chính sách và công bố thông tin là phương tiện chính yếu cung cấp các giải trình trước công chúng làm nền tảng cho sự độc lập về hoạt động của các NHTW và trợ giúp ổn định các kỳ vọng lạm phát.


4.3.1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ

Để đảm bảo vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất một cách hiệu quả, NHNN cần có sự độc lập trong việc hoạch định và thực thi CSTT. Ngày 11 tháng 11 năm 2013 Chính phủ đã ra nghị định số 156/2013/NĐ-CP khẳng định NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, NHTW của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4 Nghị định số 156/2013/NĐ-CP xác định NHNN được quyền sử dụng các công cụ thực hiện CSTT quốc gia bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỉ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện CSTT quốc gia.

Về mặt lý thuyết, trong khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu, NHTW cần được trao sự độc lập thực tế nhiều hơn trong việc thực thi CSTT nhằm đảm bảo duy trì mục tiêu ổn định giá cả. Taylor (2013) khảo sát sự thay đổi theo quá trình lịch sử của kinh tế Mỹ qua các yếu tố (i) thành quả kinh tế, (ii) việc gắn liền với CSTT theo quy tắc (rule-based) và (iii) mức độ độc lập của NHTW; thành quả kinh tế được đo lường qua hai chỉ số là ổn định giá cả và bền vững sản lượng và mức độ độc lập của NHTW Mỹ (Fed) trên hai phương diện độc lập theo lý thuyết (de jure) và theo thực tế (de facto) và kết luận rằng các thay đổi trong thành quả kinh tế ở nửa thế kỷ sau của Mỹ có liên hệ mật thiết với các thay đổi gắn liền với CSTT theo quy tắc và theo mức độ độc lập thực tế về CSTT. Tuy nhiên, thành quả kinh tế không gắn liền với sự độc lập của NHTW về mặt lý thuyết. Taylor (2013) nhấn mạnh rằng sự độc lập thực tế (de factor) của NHTW nên đi đôi với khuôn khổ CSTT theo quy tắc trên quan điểm luật hóa một chính sách theo quy tắc. Mục tiêu của việc luật hóa chính sách quy tắc là để các nhà quản lý NHTW ra các quyết định về lãi suất ít theo xu hướng chủ động tùy ý và nghiên nhiều về quy tắc hơn; và do đó đạt được mục tiêu ổn định giá cả và bền vững về kinh tế. Taylor (2011) đã nêu các ưu điểm của việc luật hóa quy tắc CSTT:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

- Một quy tắc chính sách được luật hóa có thể thay đổi hoàn toàn việc tập trung ngắn hạn của CSTT và phục hồi niềm tin vào các CSTT vững chắc phù hợp với sự ổn định giá cả dài hạn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

- Một quy tắc chính sách được luật hóa có thể làm tăng sự chắc chắn rằng qui mô của Bảng tổng kết tài sản (của NHTW) sẽ giảm đúng lúc và có thể đoán trước được, do đó làm giảm rủi ro của việc Bảng tổng kết tài sản được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách để tài trợ cho các đợt khó khăn tài chính đột xuất.

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 23

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

+ NHNN cần phải chủ động xây dựng các văn bản pháp lý về khuôn khổCSTT cụ thể với công cụ chính sách là LSCB (biến thể là trần lãi suất) nhằm đảmbảo đạt được mục tiêu lạm phát hàng năm do Quốc hội và Chính phủ phê duyệt. Để LSCB trở thành công cụ CSTT với vai trò thực sự là lãi suất chủ đạo, định hướng cho nền kinh tế, cần phải thực hiện đồng bộ:

- Xây dựng mối quan hệ giữa LSCB và các loại lãi suất khác của NHNN như LSTCK, LSTCV. Do LSCB tác động trực tiếp đến đối tượng gửi tiền (hoặc vay vốn) và LSTCK, LSTCV tác động gián tiếp đến hoạt động tín dụng của các NHTM nên cần thiết phải xây dựng nguyên tắc xác lập các loại lãi suất này để có thể điều hành một cách hiệu quả chính sách lãi suất. Hiện nay NHNN đang sử dụng đồng thời cả hai loại TLS và TLSCV ngắn hạn. Giải pháp đề xuất là NHNN nên xác định LSCB là LSCS mang giá trị bình quân giữa TLS và TLSCV. Giả sử TLS là 5,5%/năm và TLSCV là 8,5%/năm (độ lệch 3% đảm bảo cho các TCTD/NHTM thực hiện các nghiệp vụ huy động và cho vay vốn), LSCB được công bố sẽ là 7%/năm và bình quân lãi suất huy động và cho vay vốn của các TCTD/NHTM trong một thời kỳ sẽ không được vượt mức 7%/năm. Nếu một TCTD/NHTM huy động vượt mức 5,5%/năm, ví dụ 6%/năm, họ sẽ phải điều tiết để giảm mức lãi suất cho vay nhỏ hơn hoặc bằng 8%/năm để đảm bảo bình quân lãi suất của họ không vượt quá mức LSCB là 7%/năm. Trong trường hợp một TCTD/NHTM huy động và cho vay dưới mức TLS và/hoặc TLSCV ngầm định bởi NHNN, điều đó chứng tỏ TCTD/NHTM đó quản lý và tổ chức hoạt động tín dụng tốt, phần chênh lệch giữa


hai loại lãi suất nhỏ hơn 3% cho phép khả năng cạnh tranh của các TCTD/NHTM. Việc quy định LSCB là LSCS theo phương cách này có những lợi ích sau:

i. Sự truyền dẫn của LSCB với vai trò là LSCS được thể hiện rò nét hơn thông qua cơ chế truyền dẫn lãi suất do chỉ có một loại LSCS cố định.

ii. Các TCTD/NHTM chủ động trong việc quyết định lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn cũng như trung, dài hạn trên cơ sở năng lực quản lý và kinh doanh, qua đó nâng cao tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.

iii. Nâng cao vai trò giám sát của NHNN qua công tác thường xuyên kiểm tra hoạt động huy động và cho vay vốn của các TCTD/NHTM, góp phần hạn chế các rủi ro của TCTD/NHTM trong hoạt động cho vay vốn.

iv. Việc công bố thông tin về CSTT dễ dàng hơn khi đã xác định loại LSCS và cơ sở ra quyết định.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát được thị trường liên ngân hàng làm cơ sở nghiên cứu ban hành lãi suất tái cấp vốn. Khi NHNN thay đổi LSTCK, LSTCV thì chúng sẽ tác động đến lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng nên được kiểm soát trong khung lãi suất giữa lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất để tránh trường hợp các NHTM đi vay lẫn nhau bằng mọi giá, ảnh hưởng đến tính lành mạnh của thị trường và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do NHNN đã và đang áp dụng cơ chế điều hành trực tiếp có giới hạn đối với lãi suất huy động vốn và cho vay của các NHTM (ở thời kỳ ngắn hạn nhỏ hơn 1 năm) nên các lãi suất NHTM áp dụng sẽ chịu tác động của cơ chế điều hành này và khó phản ánh đúng thực chất quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường và ảnh hưởng vai trò của lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn.

- NHNN thực hiện đồng bộ các công cụ điều hành CSTT như nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỉ giá, hạn mức tín dụng và khối lượng tiền cung ứng. Khi có biến động về tỉ giá hay cung – cầu ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ và tác động đến tỉ lệ lạm phát, do đó NHNN phải can thiệp mua bán ngoại tệ kịp thời để ổn định thị trường, ổn định tỉ giá trong giới hạn cho phép, điều này sẽ làm cho CSTT phải điều chỉnh không còn độc lập.


Vì lẽ đó, thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT là cần thiết. Bên cạnh đó NHNN cần có các qui định pháp lý cụ thể về nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu theo hướng vận hành linh hoạt, thông thoáng về điều kiện vay và hạn mức vay đối với các NHTM.

+ NHNN thường xuyên tiến hành phân tích tình hình kinh tế thế giới qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đặc biệt tỉ lệ lạm phát của các nền kinh tế mạnh, tỉ giá hối đoái, xu hướng LSCS của các NHTW lớn trên thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính thế giới để LSCS của Việt Nam phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đồng thời bắt nhịp cùng với xu hướng của thế giới do Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế tài chính toàn cầu hóa.

+ CSTT cần phải phối hợp với chính sách tài chính trong hoạt động điều hànhkinh tế nhằm thực thi tốt mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. Tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế là các biến số chính để xác định LSCS trong quy tắc Taylor và cũng là các biến số trong công thức tính giá trị hàm tổn thất. NHNN thực hiện CSTT thông qua các công cụ lãi suất, công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ nghiệp vụ thị trường mở, công cụ tỷ giá hối đoái, v.v. để điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến lãi suất trong nền kinh tế. Chính phủ thực hiện chính sách tài chính thông qua chi tiêu của chính phủ, thuế và thu chi ngân sách gây tác động ảnh hưởng đến lãi suất. Chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, giảm thuế làm gia tăng thu nhập dẫn đến tăng tổng sản phẩm do dân chúng và doanh nghiệp tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Mức tăng tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền tệ, làm lãi suất tăng. Những khoản mục thu chi ngân sách là những yếu tố hình thành nên cung cầu quỹ cho vay, do đó thu chi ngân sách là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất (Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận và ctg 2012). Do đó việc phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính về mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách tài chính – tiền tệ là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững mà Quốc hội và Chính phủ giao phó từng thời kỳ.


+ Đẩy mạnh các giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế và nâng cao vị thế củaViệt Nam đồng. Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, ổn định tỉ giá hối đoái gópphần ổn định CSTT, nâng cao hiệu quả của công cụ LSCS

Khi nền kinh tế còn tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt, việc điều hành CSTT sẽ trở nên khó khăn do bởi khó đo lường chính xác tổng phương tiện thanh toán M2 khi không thể tính toán được khối lượng tiền mặt ngoại tệ tham gia lưu thông với chức năng làm phương tiện thanh toán; cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất bị hạn chế. Khi NHNN giảm LSCS nội tệ truyền dẫn tác động làm giảm lãi suất thị trường đồng nội tệ nhằm kích thích tiêu dùng, đầu tư mở rộng sản xuất, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng nếu dân chúng kỳ vọng tỉ giá hối đoái sẽ tăng (giá trị đồng ngoại tệ tăng) trong tương lai hoặc nếu gửi ngoại tệ vào NHTM sẽ có lợi hơn, họ hoặc sẽ mua ngoại tệ để tích trữ hoặc chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất cao nếu có lợi hơn so với nội tệ; lãi suất thị trường nội tệ giảm thay vì vay vốn để tiêu dùng và đầu tư, người dân có thể vay vốn mua ngoại tệ gây áp lực gia tăng tỉ giá hối đoái, giảm giá trị đồng nội tệ tác động đến lãi suất nội tệ chịu áp lực gia tăng trở lại thay vì mục đích ban đầu của việc hạ LSCS nội tệ là kích thích tiêu dùng, phát triển mở rộng sản xuất.

Để LSCS nội tệ thực sự là công cụ CSTT hiệu quả, NHNN nên duy trì vị thế của nội tệ (Việt Nam đồng) với tư cách là phương tiện thanh toán bằng tiền mặt duy nhất trong lãnh thổ Việt Nam nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ và triệt tiêu phương thức thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ trong lãnh thổ Việt Nam. Tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Xem xét mối quan hệ giữa LSCS nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Ngày 17/12/2015 NHNN đã ra quyết định số 2589/QĐ-NHNN qui định trần lãi suất tiền gửi Đôla Mỹ (USD) đối với tổ chức và cá nhân tại các TCTD là 0%/năm nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa nền kinh tế của Chính phủ, chuyển từ quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ. Đây là một trong những biện pháp quyết liệt của NHNN trong bối cảnh Fed quyết định tăng


LSCS lên 0,25%/năm trong tháng 12 năm 2015 sau một thời gian dài không tăng, gây áp lực tăng tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.

- Sử dụng hạn mức tín dụng ngoại tệ đối với các TCTD/NHTM trong việc kiểm soát hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân; cho vay đúng nhu cầu và mục đích để loại bỏ tâm lý chuyển sang vay ngoại tệ do lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay nội tệ.

- Nâng cao tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với dự trữ ngoại tệ.

- Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch và thanh toán bằng ngoại tệ.

4.3.1.3 Hướng tới mục tiêu lạm phát dài hạn ở mức 2-3%/năm nhằm đảm bảo ổn định giá cả và tăng trưởng bền vững

Lạm phát cao gây ra các ảnh hưởng có hại đến hoạt động kinh tế. Các ảnh hưởng đặc thù có thể nhận biết là:

Thứ nhất, khi lạm phát cao, hệ thống thuế có xu hướng phóng đại giá trị thực của việc nhận và trả lợi tức. Hậu quả là thu nhập lợi tức bị đánh thuế nặng hơn so với dự tính và chi phí đi vay của doanh nghiệp giảm đi nhiều hơn so với dự tính do sự giảm của thuế. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn trong năm 1980 và vì thế gây ra sự mất ổn định cho nền kinh tế trong giai đoạn đó (http://www.rba.gov.au/education/monetary-policy.html).

Thứ hai, lạm phát cao làm cho giá cả và tiền lương trở nên biến động, không chắc chắn bởi vì công chúng mơ hồ về mức giá chung tăng nhanh như thế nào và giá cả là bao nhiêu thì thích hợp với hàng hóa và dịch vụ. Điều này khiến cho hệ thống giá cả kém hiệu quả với chức năng là cơ chế phân bổ nguồn lực.

Thứ ba, lạm phát tác động đến hiệu quả chức năng phân phối. Do lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền, nó tái phân phối sự giàu có từ những người sở hữu tài sản tiền tệ đến những người vay mượn tiền. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của tiền tệ nhưng lại làm tăng giá cả tài sản. Những người thắng cuộc là những người có thể lợi dụng hệ thống thuế và các phi vụ tận dụng lợi thế của lạm phát cao. Sự kỳ vọng về lạm phát có xu hướng tạo ra hành vi cá nhân để tối thiểu hóa các ảnh hưởng


của nó hoặc để khai thác nó, ví dụ như đầu tư vào các tài sản mà có xu hướng tăng giá trị nhiều nhất khi lạm phát cao.

Theo NHTW Úc (http://www.rba.gov.au/education/monetary-policy.html), tỉ lệ lạm phát bằng không (0) không thể được đảm bảo mà một mức tỉ lệ lạm phát thấp tương đối có thể là phù hợp do bởi:

- Nền kinh tế là chủ thể của cái gọi là “sự cứng nhắc danh nghĩa giảm dần”, đó là giá cả và tiền lương thường không giảm ngay cả khi sự cân bằng nền kinh tế yêu cầu điều đó. Nhưng với một mức nhỏ lạm phát trong hệ thống kinh tế, giá cả và tiền lương có thể giảm tương đối bởi việc không tăng so với mức giá cả chung ngay cả khi chúng không giảm về số tuyệt đối.

- Có thể có những sai số trong việc đo lường lạm phát mà mức độ trung bình của lạm phát thực tế bị nói quá lên.

- Có thể tốn nhiều chi phí để làm giảm lạm phát, do đó sự phán đoán là cần thiết phải thực hiện xem cần phải giảm mức độ lạm phát là bao nhiêu và chi phí và lợi ích của việc đạt được mục đích này.

Ở Việt Nam, tỉ lệ lạm phát mục tiêu giai đoạn năm 2011 – 2015 là 5-7%/năm (Nghị quyết Quốc hội số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011) và năm 2016 là dưới 5% (Nghị quyết Quốc hội số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015) cho thấy chính sách phát triển kinh tế đang hướng tới mục tiêu nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát thấp. Do vậy để ổn định giá cả và phát triển bền vững, NHNN nên áp dụng khuôn khổ chế độ CSTT lạm phát mục tiêu và kiên định với việc kiểm soát lạm phát nhằm ngày càng giảm mức lạm phát mục tiêu và tiến đến duy trì mức mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2-3%/năm. Đây là mức lạm phát mục tiêu mà các NHTW lớn trên thế giới đã và đang áp dụng, thể hiện ở Bảng 4.2.

4.3.1.4 Xây dựng qui chế công bố thông tin chính sách tiền tệ hiệu quả

Hiện nay các NHTW đã và đang thực hiện việc công bố định kỳ thông tin về CSTT đến công chúng làm cơ sở các tổ chức kinh tế và tài chính ra các quyết định tài chính tiền tệ phù hợp. Việc công bố định kỳ CSTT góp phần minh bạch hóa chủ

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí