Phát Huy Tính Chủ Động , Tích Cực, Sáng Tạo Của Học Viên Trong Việc Tự Giáo Dục Lý Luận Mác - Lênin


tưởng, tư tưởng đúng thì hành động đúng, học để tin tưởng vào công cuộc đổi mới của đất nước, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, để đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào có hiệu quả cao cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Với quan điểm coi người học là trung tâm, đổi mới phương pháp thuyết trình truyền thống. Thuyết trình là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tác

động mạnh mẽ tới thực tiễn xã hội... làm cho phương pháp thuyết trình ngày càng bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Như vậy, cần phải kết hợp với các phương pháp dạy khác như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại trực tiếp... kết hợp với sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại để phát huy tính sáng tạo của học viên và cũng có thể áp dụng phương pháp học trực tuyến qua mạng, học trên truyền hình...

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học viên thông qua thi trắc nghiệm, viết tiểu luận.

- Gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học chính khóa với các hình thức ngoại khóa, giúp cho học viên kiểm chứng lý luận trong thực tiễn.

- Đối với phương pháp thảo luận theo hướng mỗi học viên là một nhà hùng biện thông thái, tự đứng ra chủ trì thảo luận theo nhóm, nêu vấn đề cuối giờ giảng viên giải đáp.

Dạy và học là hai mặt nằm trong một thể thống nhất trong một quá trình, đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với việc tìm ra những biện pháp để tăng cường khả năng tự học, khả năng tư duy, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn của học viên, dù cho giảng viên có dùng phương pháp hiện đại, tích cực đến đâu mà không được sinh viên hưởng ứng thì hiệu quả cũng không cao. Do đó, học viên phải tự trang bị cho mình ý thức chủ động, tích cực trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

học tập, quan tâm những vấn đề liên quan đến môn học, theo dõi những vấn

đề chính trị - xã hội của đất nước và thế giới để mở mang kiến thức thực tiễn, thường xuyên rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát kiến thức trong khi nghiên cứu tài liệu và trong thực tiễn.

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 18

Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là tất yếu. Mặc dù là một quá trình rất phức tạp,

đa dạng đòi hỏi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, song việc vận dụng phương pháp cụ thể nào là hết sức mềm dẻo, bởi vì không có phương pháp nào là vạn năng cho mọi bài giảng. Phải chú trọng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp thích hợp với từng môn học, với đối tượng người học, mục tiêu, chương trình, kế hoạch nội dung kiến thức, điều kiện vật chất, phải đảm bảo theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn với yêu cầu cuộc sống.

- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất.

Trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các cấp, các ngành của tỉnh, huyện và địa phương, các Trường Chính trị và Hành chính Lào trong giai

đoạn hiện nay, thực tế cho thấy, một trong những vấn đề tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói chung, dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin hiện nay nói riêng là sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện hỗ trợ. Do vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin một cách có hiệu quả cần đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ của học viên.

Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện dạy và học có liên quan đến tổ chức và quản lý các quá trình giảng dạy và học, thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các phương pháp dạy và


học cho các đối tượng học cũng như vấn đề cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của giảng viên và học viên.

Trong những năm vừa qua về cơ bản các Trường Chính trị và Hành chính Lào cũng được tăng cường nâng cấp các phòng học, thư viện, bổ sung trang thiết bị. Tuy vậy, vẫn chưa đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, vẫn phải quan tâm hơn nữa việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các trường để xứng đáng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về chính trị và hành chính.

Theo chúng tôi, để đảm bảo cơ sở vật chất cho quá trình giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay, cần tập trung vào các vấn đề sau:

Cần phải cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình giảng dạy. Trước hết các trường phải xây dựng phòng học hiện đại, đúng tiêu chuẩn, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở những mức độ nhất định. Khắc phục tình trạng thiếu phòng học, phải bố trí lớp học với số lượng hợp lý. Phòng học phải được trang bị đầy

đủ các phương tiện hiện đại như: hệ thống âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu...

đảm bảo điều kiện học tập của học viên cả mùa hè và mùa mưa. Xây dựng phòng phương pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, giảng dạy, hội thảo, học tập của học viên và sinh hoạt chuyên môn.

Xây dựng phòng thư viện và phải có đủ giáo trình chuẩn, nội dung hiện

đại, làm sao để mỗi học viên có đầy đủ giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin. Đồng thời, thư viện phải có đủ các tài liệu tham khảo hỗ trợ môn học, như các tạp chí và các bài báo… Nếu học viên không có tài liệu, giáo trình sẽ không thể phát huy được tính độc lập, sáng tạo, ý thức tự học, tự nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức cho môn học. Cần xây dựng thư viện điện tử hiện đại kết nối internet, giúp học viên có điều kiện truy cập thông tin, nắm bắt những dữ liệu khoa học để minh chứng cho những tri thức của các môn khoa học Mác - Lênin.


Cần đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính có nối mạng để học viên có điều kiện cập nhật thông tin.

Ngoài ra, cần có kinh phí của nhà nước hợp lý cho các hoạt động dạy và học của giảng viên và học viên như: đi tham quan, đi thực tế, hội thảo cũng như các hoạt động khác để nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Để thực hiện tốt vấn đề này, cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, Ban ngành trong việc tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế đầu tư thích hợp cho việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác này, cần phân định rõ chủ thể tiến hành đầu tư, phương thức tổ chức đấu thầu xây dựng, phương án khai thác hiệu quả công trình trước khi tiến hành đầu tư. Cần phải có chế độ chính sách của các trường và nhà nước phù hợp hơn, thực hiện các chế độ cho giảng viên kịp thời và đầy đủ.

Xây dựng ký túc xá cho học viên ở tập trung. Xây dựng hệ thống nhà

ăn, phòng tập thể dục, thể thao,v.v… để học viên có điều kiện rèn luyện sức khỏe thể chất.

Như vậy, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho giảng viên và học viên là nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt cho hoạt động dạy và học, có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.

4.2.4. Phát huy tính chủ động , tích cực, sáng tạo của học viên trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin

Giáo dục lý luận Mác - Lênin là một bộ phận rất quan trọng của quá trình giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường Chính trị và Hành chính Lào. Đây là một luận đề mà xuất phát từ mục tiêu giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận cho các cơ quan


đoàn thể trong tỉnh và địa phương mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra. Đây cũng là một phần rất quan trọng của sự biểu hiện đường lối chính sách và nhiệm vụ của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa để nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng cho các chuyên gia, tri thức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào thì không thể không nói đến

đối tượng học viên và đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục đào tạo và bồi dưỡng ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào. Trong quá trình tự học tập các môn khoa học Mác-Lênin có hệ thống của học viên sẽ dần dần hình thành ở họ những kỹ năng phân tích các vấn đề, các hiện tượng, các mặt khác nhau của đời sống xã hội một cách vững chắc. Tự nghiên cứu và phân tích những tài liệu lý luận và thực tiễn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển một cách tự giác và có chủ đích những kỹ năng vững chắc của lao động học tập. Dĩ nhiên, nó góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng, góp phần phát triển những phẩm chất của cá nhân học viên như: tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, ý chí sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là biểu hiện cụ thể của năng lực, tự giáo dục của học viên, là tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Có thể nói, những tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục chỉ có ý nghĩa khi đối tượng giáo dục tự nhận thức, lĩnh hội những giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành nguyên tắc chi phối sự suy nghĩ và hành

động của chính mình.

Tính chủ động của học viên trong việc tự giáo dục và rèn luyện không phải là cái gì có sẵn, mà nó chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục, sự phấn đấu, rèn luyện trong quá trình tự giáo dục của học viên và không chỉ dừng lại ở việc nhận thức chung chung, cảm tính của mỗi học


viên mà phải từng bước cụ thể hiện thực hóa nó trong cuộc sống thông qua những hoạt động thực tiễn chính trị của mình. Chính vì vậy, việc tiếp thu những tri thức Mác - Lênin một cách tự nguyện, thẩm thấu thành niềm tin và hun đúc thành hành động thực tiễn trong mỗi học viên. Với bất cứ một môn khoa học nào thì vấn đề tự học của học viên là khâu quyết định để biến những kiến thức từ giáo trình, từ bài giảng của giảng viên thành kiến thức của chính bản thân mình.

Tuy nhiên, quá trình giảng dạy và quá trình tự học tập là một quá trình biện chứng. Bên cạnh vai trò cực kỳ quan trọng của giảng viên thì việc tự chủ

động, tự giác rèn luyện, học tập của các học viên là yếu tố quyết định chất lượng học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Sửa đổi lối làm việc” đã từng căn dặn: “Việc học phải lấy tự học làm cốt”. Nếu không có sự chủ động, tích cực sáng tạo trong tự giáo dục, tự đào tạo trong mỗi cá nhân thì quá trình giáo dục chỉ giống như tiếng nói giữa sa mạc mênh mông mà thôi. Để nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin, cần thực hiện một sống biện pháp chủ yếu sau:

Một là, giáo dục, động viên, thuyết phục để mỗi học viên hiểu rõ rằng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, mỗi học viên phải khẳng định mình bằng chính trí tuệ, tài đức chứ không thể dựa vào bất kỳ sự may rủi nào. Học viên tự học, tự thu nạp những tri thức truyền từ các giảng viên cho chính họ để phục vụ công tác chuyên môn.

Hai là, bên cạnh động viên, khuyến khích cần có một cơ chế kiểm tra,

đánh giá và quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Mỗi Trường Chính trị và Hành chính phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá để học viên tăng cường tinh thần tự học tập, phát triển tư duy sáng tạo chứ không chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc lòng.

Khi thực hiện tốt việc tự học tập, tự rèn luyện mỗi học viên dần hình thành những khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện theo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đang hướng đến xây dựng. Đây chính là quá


trình con người tự biểu hiện, tự khẳng định. Khi mỗi học viên có ý thức tự giác trong học tập thì việc tiếp thu tri thức và lựa chọn những giá trị sẽ nhanh chóng chuyển thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng và cao hơn hết là xây dựng trong mình một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ ngĩa.

Ngoài ra, tính tự giáo dục, rèn luyện của học viên còn được thể hiện rõ trong việc tích cực tham gia vào hoạt động phong trào do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức, thông qua những hoạt động thực tiễn này học viên sẽ

được rèn luyện bản thân, qua đó xây dựng niềm tin và bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi thử thách của cuộc sống.

Kết luận chương 4

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp chủ yếu sau: Những phương hướng đó là: Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào; gắn liền với giáo dục các môn khoa học khác ; bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Các giải pháp là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp; từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học viên hệ cao cấp trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin. Những phương hướng và giải pháp ấy phải được tiến hành đồng bộ và nhất quán, nếu không thì khó có thể đạt được chất lượng và hiệu quả cao trên thực tế. Tuy nhiên cần thấy rằng, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra ấy cũng mới chỉ tạo ra


những điều kiện khách quan, những tiền đề cơ bản cần thiết cho giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp mà thôi. Thiếu sự nỗ lực cố gắng, sự học tập, rèn luyện, và tu dưỡng của mỗi học viên, thì không thể nâng cao

được thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, phương pháp luận khoa học cho họ. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, động viên, giáo dục mỗi học viên không ngừng học tập, trau dồi năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo

đức, thì còn phải có được cơ chế trên thực tế để hướng được tất cả học viên vào quĩ đạo học tập và rèn luyện, trong đó, tự học tập, tự rèn luyện là quan trọng để nâng cao năng lực và trình độ trong việc vận dụng lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn.

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí