Sự Tác Động Của Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội - Văn Hoá Trong Nước


công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin ở CHDCND Lào.

3.1.1.2. Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá trong nước

Xuất phát từ những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến các trường đại học... trong nước nói chung, các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói riêng trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, trong đó có giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên chính là những yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường. Sự tác động của những yếu tố này đến giáo dục lý luận Mác - Lênin ở những mức

độ khác nhau, sự tác động đó có thể thuận chiều, cũng có thể không thuận chiều. Nhưng nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa tác động rất mạnh đến việc nâng cao hiểu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Sự tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội đối với công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào có một ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta đề ra những định hướng, những giải pháp, nội dung thích hợp cho quá trình hoạt động giảng dạy các môn khoa học đó. Đồng thời những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần của các học viên luôn tác động vào nhà trường. Bởi vì mức sống và điều kiện sống của học viên ở mức độ khác nhau, một số học viên ở các huyện còn gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa còn nhiều hạn chế. Một số địa phương còn tồn tại các phong tục tập quán cũ, giữa các cộng đồng, thành thị và nông thôn có sự chênh lệch về mức sống, từ điều kiện sống đó nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội. Học viên hệ cao cấp vốn là một lực lượng rất nhạy cảm với những vấn đề kinh tế - xã hội. Sau

đó sự tác động này bao giờ cũng nhanh chóng lan tỏa trong môi trường giáo dục, trong đời sống tư tưởng và tinh thần của học viên.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên thì phải quan tâm đến sự tác động này. Bởi vì, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa là biểu hiện cho mối liên hệ giữa nhà trường và đời


sống xã hội. V.I.Lênin viết: “ Chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi”[50, tr.372]. Cơ chế thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh những yếu tố tiêu cực đến giáo dục, tư tưởng của sinh viên, cán bộ, giảng viên ở các trường đảng, đại học, trường dạy nghề... Một mặt, kinh tế phát triển sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để trang bị, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, mặt khác, nền kinh tế đó làm cho thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên, đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắc lực cho nó, phải kịp thời điều chỉnh cơ cấu và qui mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Trong các lĩnh vực khác, đã có người cho rằng không nên đề cao các môn lý luận Mác - Lênin, chỉ nên coi đó là một học thuyết trong các trường phái chính trị, để từ đó học viên tự rút ra những điều cần thiết cho họ. Hoặc có người cho rằng trong nền kinh tế thị trường các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp khi tuyển dụng lao động không cần đến phẩm chất chính trị - tư tưởng, vì vậy, chỉ cần đào tạo để giỏi về chuyên môn là đủ.

Sự phát triển của kinh tế - xã hội -văn hóa của đất nước những năm qua

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 10

đã góp phần làm giảm tâm lý ngại học các môn khoa học Mác - Lênin, học viên có phần tập trung, học với tinh thần vừa chấp hành quy chế đào tạo, vừa có ý thức tìm hiểu lý luận, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước hơn. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa phát triển sẽ góp phần thúc đẩy giáo dục lý luận Mác - Lênin phát triển. Ngược lại, những điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa không phát triển sẽ cản trở công tác giáo dục giáo dục lý luận Mác - Lênin, làm cho nó phát triển theo hướng tiêu cực.

3.1.1.3. Sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào và yếu tố của thời đại

Thứ nhất, sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến giáo dục lý luận Mác - Lờnin cho học viên

Từ năm 1986 nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tiến hành đổi mới


về cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh những yếu tố tiêu cực, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực giáo dục. Một mặt, kinh tế phát triển sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết

để trang bị, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến giáo dục nói chung, giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng.

Nền kinh tế thị trường do chịu sự tác động của quy luật giá trị, động lực của nó là lợi nhuận. Xét về bản chất, giáo dục xã hội chủ nghĩa lao động vì lợi nhuận. Kinh tế thị trường đã làm thay đổi quan niệm về giá trị, lối sống của học viên, giảm đi tác dụng của giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức và giáo dục lý luận Mác - Lênin. Đảng nhân dân cách mạng Lào khẳng định: kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo, làm tâm lý sùng bái đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm.

Đồng thời, dưới sự tác động của kinh tế thị trường một số giá trị mới đang hình thành và phát triển như tính độc lập, tự chủ, khả năng quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình. “Bản chất cạnh tranh cao độ của nền kinh tế thị trường đề cao các phẩm chất linh hoạt, chính xác, do đó đòi hỏi sự gia tăng trí thông minh, chất trí tuệ trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của từng người lao động”[33, tr. 10]. Điều này có tác động tích cực đến việc bài trừ thói dựa dẫm, ỷ lại vốn tiềm ẩn trong mỗi người. Nó khắc phục quan niệm giản đơn và ấu trĩ trước đây về chủ nghĩa xã hội khi hòa tan cá nhân vào tập thể. Con người bị cào bằng trong các mối quan hệ dẫn đến tê liệt sự phát triển cá nhân. Bên cạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì nền kinh tế thị trường cũng dẫn đến sự phân hóa sâu sắc về thu nhập trong nhân dân, dẫn đến sự chênh lệnh về hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. Trước diễn biến thực tế đó, tác động đến học


viên làm ảnh hưởng đến niềm tin đối với lý tưởng công bằng, bình đẳng, nhân ái của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, giáo dục cần phải định hướng quan niệm về các giá trị, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập của mọi người.

ë nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, nền kinh tế thị trường đang ở giai đoạn sơ khai, mang nhiều yếu tố tự phát. Hiện nay, nhà nước khuyến khích kinh tế nhiều thành phần và đang phát huy vai trò của các thành phần kinh tế bằng việc xác định vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế trong xã hội một cách đúng đắn và rõ ràng; tạo điều kiện môi trường cho các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, cạnh tranh lành mạnh. Tất cả những

điều này đã có tác động tích cực tới giáo dục nói chung, giáo dục lý luận Mác

- Lênin nói riêng.

Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và những tệ nạn xã hội khác đang phát triển đã kéo theo sự biến đổi trong tâm lý và nếp nghĩ của con người. Con người chạy theo lợi nhuận trước mắt, không quan tâm đến lợi ích lâu dài, nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, không quan tâm đến lợi ích của người khác. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo thị hiếu tầm thường của không ít người làm nảy sinh các tệ nạn xã hội... đã có tác động xấu đến dư luận xã hội, làm cho nhiều người dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức không đúng về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, với đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của

Đảng. Những mặt trái của kinh tế thị trường này đã tác động tiêu cực đến công tác giáo dục nói chung, giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng.

Thứ hai, sự tác động của yếu tố thời đại

Trong thế kỷ XXI đã có nhiều biến động, nhất là khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Sự hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu sắc và diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nước cộng hòa Dân


chủ Nhân dân Lào với những thành tựu kinh tế to lớn do hội nhập quốc tế đem lại đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Lào, thực hiện tốt hội nhập, nhưng không hòa tan.

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế cùng với việc phát triển các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng diễn ra cuộc đấu tranh để bảo vệ bản sắc dân tộc. Sự bùng nổ của kinh tế tri thức đã thể hiện bản lĩnh của mỗi quốc gia dân tộc không còn căn cứ vào những chỉ số thuần túy tăng trưởng kinh tế mà còn thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc trước cộng đồng quốc tế. Toà n cầu hóa kinh tế một dòng chỉ tác động tích cực mà còn tác động tiêu cực tới việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ và nhân dân ở Lào nói chung. Bởi lẽ, những lực lượng phản động lợi dụng việc mở cửa về kinh tế của Lào đã xâm nhập, truyền bá văn hóa phẩm, sách báo, tài liệu cũng như tư tưởng không lành mạnh; ca ngợi chủ nghĩa thực dụng, lối sống phương Tây, v.v... Nhưng tình hình quốc tế ảnh hưởng lớn nhất

đến giáo dục lý luận Mác - Lênin vẫn là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến sự khủng hoảng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Điều này đã phần nào làm cho một cán bộ và nhân dân dao động, giảm lòng tin vào CNXH và chủ nghĩa Mác - Lênin. Đã vậy, các thế lực thù địch lại tìm mọi cách và không từ một thủ đoạn xấu xa nào xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ,v.v... chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên Đảng NDCM Lào nói chung, cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói riêng càng phải được quan tâm đổi mới, thiết thực, hiệu quả.

Trong hoạt động hội nhập quốc tế, CHDCND Lào đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc anh hùng khi chủ động trong hội nhập quốc tế. Chính sự tự tin, năng động đó đã tạo cơ sở nền tảng cho những thắng lợi to lớn có ý nghĩa quyết định tới cục diện của cách mạng Lào. Năm 2012 Nước CHDCND Lào


chuẩn bị hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến tháng 2 năm 2013 Lào chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, đặc biệt cuối năm 2012 Lào đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh

đạo ¸ - Âu lần thứ 9 (ASEM 9) tại Viêng Chăn, đã trực tiếp giới thiệu với bạn bè trong khu vực và các quốc gia trên thế giới hình ảnh một đất nước Lào thân thiện, tươi đẹp, giàu bản sắc dân tộc, quyến rũ và năng động với tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Chính sự hội nhập và giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... đã làm cho nền kinh tế của Lào có bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân được nâng cao, chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

Đứng trước những biến đổi của thế giới, các cán bộ đảng viên, học viên hiện nay có ý thức hơn về tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và ổn định, của môi trường, dân số, trăn trở với cái nghèo của đất nước, ý thức được về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong sự mở cửa với quốc tế, biết tiếp thu những văn hóa của nhân loại, có ý thức vươn lên để nắm được khoa học và công nghệ hiện đại. Nhưng đứng trước sự khủng hoảng của các nước XHCN cũng đã tác động đến lòng tin vào CNXH dẫn đến dao động về định hướng chính trị trong một bộ phận cán bộ đảng viên, cán bộ trẻ tương lai của đất nước. Nhất là những tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề lợi ích cá nhân được đẩy lên đến mức tuyệt đối hóa, làm cho một bộ phận cán bộ,

đảng viên trong đó không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt bị tha hóa, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào.

Như vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác, tận dụng tối đa các cơ hội thuận lợi do hội nhập quốc tế đem lại để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những tệ nạn xã hội, những ảnh hưởng tiêu cực nảy


sinh trong quá trình hội nhập.

Chính vì vậy, bối cảnh của thời đại vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức; vừa có những ảnh hưởng tích cực, vừa có những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên, nhất là học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

3.1.2. Những nhân tố bên trong nhà trường

3.1.2.1. Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, đội ngũ giảng viên trước hết phải là những người có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp tư duy biện chứng, có đạo đức, lối sống trong sáng, có quan điểm đúng đắn, điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới học viên. Với vai trò là chủ thể trực tiếp trong quá trình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học, hướng dẫn người học nâng cao nhận thức tư tưởng và năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, người giảng viên không những truyền đạt mà còn làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và hơn thế nữa còn hướng dẫn người học cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nói đến đội ngũ làm công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, trước hết phải nói tới đội ngũ giảng viên Mác - Lênin. Họ là lực lượng cơ bản quyết

định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng, giác ngộ lý tưởng cho học viên. Khi giảng viên có trình độ chuyên môn, có phương pháp sư phạm và có nghệ thuật giao tiếp tốt sẽ làm cho học viên hào hứng với bài giảng, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, củng cố niềm tin vững chắc vào những tri thức khoa học Mác - Lênin, tạo động lực tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên mà tác động đến tư tưởng, tình cảm, lôi cuốn học viên say mê học tập các môn khoa học này.


Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cao của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho học viên, giảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc của Đảng. Do vậy, người giảng viên Mác - Lênin phải là người có tinh thần cách mạng, không ngừng bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng và góp phần bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho người học. Giảng viên Mác - Lênin phải là người có kiến thức chuyên môn sâu và kiến thức tổng hợp rộng và có khả năng gắn lý luận với thực tiễn. Người thầy có trí tuệ và đạo đức sẽ là mẫu mực để người học vươn tới, người học không chỉ tiếp thu tri thức qua bài giảng mà đó còn qua tấm gương của người giảng. Đó không chỉ là yêu cầu đối với người học mà cũng là yêu cầu đối với người dạy, là phương châm của công tác đào tạo cán bộ. Điều

đó đòi hỏi giảng viên phải là tấm gương sáng cho học viên noi theo.

Do đó, công tác tổ chức trong nhà trường tập trung vào đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên Mác - Lênin nói riêng, để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào cho họ trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Có thể nói rằng đội ngũ giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là những giảng viên khoa học và chính trị góp phần quyết định nội dung và chất lượng đào tạo của các nhà trường. Đúng như V.I.Lênin đã từng nói: “Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên quyết định”[50, tr.248].

Như vậy, đội ngũ giảng viên của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, trong đó có giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là một trong những nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ kế cận của

Đảng và Nhà nước Lào nói chung, cán bộ các tỉnh, huyện hiện nay nói riêng.

Đội ngũ giảng viên này phải là những cán bộ lý luận giỏi, am hiểu thực tiễn,

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí