Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 17


- PV. Một số nhà báo khi tiếp cận thông về chính sách BHXH đều cho rằng: “Họ bị từ chối hoặc trì hoãn cung cấp thông tin”, quan điểm của Chị về vấn đề này như thế nào

Bản thân tôi thấy việc mình tiếp cận với BHXH rất thuận lợi. Tuy nhiên thực tế thì có quá nhiều báo đài nên nhiều cán bộ BHXH vẫn tâm lý phải ưu tiên cho các báo đài lớn được nhiều độc giả quan tâm.

- PV. Chị đánh giá như thế nào về thực trạng việc tiếp cận thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hiện nay

Các nhà báo hiện nay chủ yếu tiếp cận thông tin về chính sách BHXH dưới góc độ tuyên truyền, chưa thực sự xem đây là mảng báo chí thu hút độc giả.

- PV. Những thuận lợi và khó khăn khi Chị tiếp cận thông tin về chính sách BHXH ?

Thuận lợi:

+ Có nhân viên phụ trách mảng truyền thông.

+ Có Website, Báo BHXH, các văn bản được thông báo rộng rãi.

+ Lãnh đạo BHXH luôn quan tâm đến truyền thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khó khăn: Chính sách BHXH thường xuyên có sự thay đổi, thiếu tính ổn định, lâu dài.

- PV. Theo Chị, đâu là giải pháp cho việc nâng cao khả năng tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH với nhà báo hiện nay

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 17

+ Cơ quan BHXH cần chủ động hơn nữa trong việc giới thiệu những tấm gương điển hình trong công tác BHXH.

+ Cung cấp các trường hợp sai phạm, chậm đóng BHXH để báo chí lên tiếng nhiều hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn Chị!


PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI NHÀ BÁO

Phi u phỏng vấn số 3


Người phỏng vấn: Vũ Văn Chức

Người trả lời phỏng vấn: Lê Công Minh Đức Đơn vị công tác: Tạp chí Bảo hiểm xã hội Vị trí công tác: Thư ký tòa soạn

Địa điểm phỏng vấn: Tại Hà Nội Thời gian phỏng vấn: Tháng 11.2019

Xin chào Anh, hiện tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài "Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo”. Rất mong Anh vui lòng trả lời phỏng vấn sau để tôi có thêm tư liệu tham khảo nhằm hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam kết chỉ sử dụng thông tin này vào mục đích nghiên cứu.

- PV. “Bên cạnh những bài báo chính xác về chính sách BHXH, vẫn còn nhiều bài viết vội do nhà báo chưa tìm hiểu kỹ hoặc thông tin chưa được xác minh nên còn có sai sót đáng tiếc”. Quan điểm của Anh như thế nào

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình tác nghiệp của phóng viên, trong đó xu hướng cạnh tranh thông tin từ mạng xã hội, sự phát triển công nghệ khiến áp lực tin bài với phóng viên phải nhanh hơn, quy trình vì vậy thiếu sự bảo đảm chặt chẽ. Tính trách nhiệm, đạo đức của người làm báo cũng là vấn đề cần nhắc tới. Ngoài ra có không ít người làm báo hiện nay thiếu sự đào tạo bài bản cả về nghiệp vụ và đạo đức làm nghề. Tính chất phức tạp của của chính sách pháp luật BHXH, BHYT là yếu tố cần nhắc tới.


- PV. Theo Anh, nguyên nhân có phải do những bất cập trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hay không

Việc tiếp cận và xử lý thông tin với mọi lĩnh vực, với các cơ quan, cũng như ở các quốc gia khác nhau luôn có bất cập ở một mức độ nhất định, dù ít hay nhiều đây là yếu tố mang tính đặc thù của nghề báo và không phải là nguyên nhân để bao biện cho những sai sót về mặt thông tin. Việc khó khăn trong quá trình tiếp cận và xử lý thông tin càng đòi hỏi sự năng động, sáng tạo từ những người làm báo, nền tảng của sáng tạo là bản lĩnh đạo đức và tư duy k năng nghiệp vụ qua đào tạo bài bản.

- PV. Một số nhà báo khi tiếp cận thông về chính sách BHXH đều cho rằng: “Họ bị từ chối hoặc trì hoãn cung cấp thông tin”, quan điểm của Anh về vấn đề này như thế nào

Việc từ chối hoặc trì hoãn cung cấp thông tin có ở mọi lĩnh vực, không riêng gì với BHXH,. Đây là yếu tố đặc thù của nghề báo và đòi hỏi người làm báo sáng tạo để đảm bảo tính đa chiều, tiếp cận nhiều nguồn tin khác nhau, bình luận đánh giá vấn đề từ đa dạng góc nhìn. Với đặc thù là chính sách mang tính dài hạn ảnh hưởng đông qua nhiều thế hệ, việc công bố thông tin BHXH cần thận trọng.

- PV. Anh đánh giá như thế nào về thực trạng việc tiếp cận thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hiện nay

Nhìn chung nhu cầu thông tin về BHXH sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên hầu hết là những vấn đề mang tính khoa học, bàn luận sâu. Nguồn thông tin các chuyên gia trong lĩnh vực này còn rất hạn chế (chẳng hạn như bàn luận về tuổi nghỉ hưu… . Với các thông tin mang tính sự vụ (ở BHYT nhiều hơn , việc đưa tin, xử lý thông tin đã được nhanh hơn dù vậy hiệu quả tác động như thế nào cần đánh giá cụ thể.


- PV. Những thuận lợi và khó khăn khi Anh tiếp cận thông tin về chính sách BHXH ?

Đây là chính sách phức tạp bao hàm trong đó nhiều quy định chế độ. Việc hiểu và đưa tin cũng như bình luận hay cân nhắc mức độ phản ánh là không dễ dàng. Người làm báo không có nhiều thời gian để đọc hiểu k càng, trong khi cơ quan cung cấp thông tin không phải lúc nào cũng có sự chủ động, (bao gồm cả cơ quan xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện .

- PV. Theo Anh, đâu là giải pháp cho việc nâng cao khả năng tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH với nhà báo hiện nay

Cần sự đầu tư chuyên nghiệp từ 3 phía:

+ Sự chủ động của cơ quan cung cấp thông tin.

+ Sự đầu tư chú trọng của tòa soạn, cơ quan báo chí, chú trọng xây dựng đội ngũ biên tập viên, phóng viên chuyên trách.

+ Người làm báo chủ động trau dồi kiến thức chuyên ngành tích cực sáng tạo trên nền tảng tư duy, k năng nghiệp vụ tốt và nhất là đạo đức làm nghề.

Xin chân thành cảm ơn Anh!


PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI NHÀ BÁO

Phi u phỏng vấn số 4


Người phỏng vấn: Vũ Văn Chức

Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Thái Dương Đơn vị công tác: Cổng TTĐT BHXH Việt Nam Vị trí công tác: Phóng viên

Địa điểm phỏng vấn: Tại Hà Nội Thời gian phỏng vấn: Tháng 12.2019

Xin chào Anh, hiện tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài "Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo”. Rất mong Anh vui lòng trả lời phỏng vấn sau để tôi có thêm tư liệu tham khảo nhằm hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam kết chỉ sử dụng thông tin này vào mục đích nghiên cứu.

- PV. “Bên cạnh những bài báo chính xác về chính sách BHXH, vẫn còn nhiều bài viết vội do nhà báo chưa tìm hiểu kỹ hoặc thông tin chưa được xác minh nên còn có sai sót đáng tiếc”. Quan điểm của Anh như thế nào

Nhận định trên đúng ở một khía cạnh, bên cạnh đó việc nhà báo còn hạn chế trong kiến thức về lĩnh vực BHXH, chỉ tiêu định mức cao nên chưa đi sâu vào chất lượng mà chủ yếu chạy theo số lượng.

- PV. Theo Anh, nguyên nhân có phải do những bất cập trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hay không

Nhà báo là nhân tố chính quyết định việc khai thác thông tin làm nên chất lượng bài viết. Do vậy, nguyên nhân chính là do việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH còn hạn chế. Một phần nữa là do các nhà


báo chưa thực sự được cung cấp đầy đủ thông tin...đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bài viết còn chưa sâu về chính sách.

- PV. Một số nhà báo khi tiếp cận thông về chính sách BHXH đều cho rằng: “Họ bị từ chối hoặc trì hoãn cung cấp thông tin”, quan điểm của Anh về vấn đề này như thế nào

Tôi đồng ý quan điểm này. Do một số nhà báo chạy theo chuyên đề riêng, không theo sự kiện khi đó, muốn tiếp cận, liên hệ nguồn cung cấp thông tin là rất khó, vì vậy cần có đường dây nóng để nhà báo được đề xuất nội dung triển khai, có bộ phận tiếp nhận của Ngành, giúp nhà báo tiếp cận thông tin chính thống, bảo đảm phỏng vấn đúng người, đúng chủ đề khai thác.

- PV. Anh đánh giá như thế nào về thực trạng việc tiếp cận thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hiện nay

Hiện nay nhiều nhà báo còn chạy theo số lượng, định mức, chưa có nhiều bài báo chuyên sâu về BHXH. Nhiều bài còn hời hợt chỉ dừng ở mức đưa tin. Thực trạng này do người cung cấp thông tin chậm, chưa cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp, do vậy khi nhà báo cần thông tin thì bị chậm hoặc qua sự kiện.

- PV. Những thuận lợi và khó khăn khi Anh tiếp cận thông tin về chính sách BHXH ?

Do chưa có người phát ngôn chính thống, kiểm duyệt thông tin chặt chẽ là cái khó của phóng viên khi tiếp cận thông tin.

- PV. Theo Anh, đâu là giải pháp cho việc nâng cao khả năng tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH với nhà báo hiện nay

- Cần có người phát ngôn chính thức của Ngành, xây dựng đường dây nóng tiếp nhận, xử lý và giúp phóng viên tiếp cận, phỏng vấn đúng người cần phát ngôn.


- Có bộ phận xử lý thông tin, cung cấp thông tin những sự kiện nóng của Ngành.

- Tăng cường tập huấn, đào tạo k năng, kiến thức cho phóng viên, biên tập viên về BHXH.

Xin chân thành cảm ơn Anh!


PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI NHÀ BÁO

Phiếu phỏng vấn số 5


Người phỏng vấn: Vũ Văn Chức Người trả lời phỏng vấn: Trần Hải Hòa Đơn vị công tác: Báo Phụ nữ Việt Nam Vị trí công tác: Phóng viên

Địa điểm phỏng vấn: Tại Hà Nội Thời gian phỏng vấn: Tháng 12.2019

Xin chào Anh, hiện tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài "Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo”. Rất mong Anh vui lòng trả lời phỏng vấn sau để tôi có thêm tư liệu tham khảo nhằm hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam kết chỉ sử dụng thông tin này vào mục đích nghiên cứu.

- PV. “Bên cạnh những bài báo chính xác về chính sách BHXH, vẫn còn nhiều bài viết vội do nhà báo chưa tìm hiểu kỹ hoặc thông tin chưa được xác minh nên còn có sai sót đáng tiếc”. Quan điểm của Anh như thế nào

Đúng như nhận định. Những thông tin thiếu chính xác, còn sai sót đã được đăng tải phần lớn nguyên nhân từ hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Trước áp lực thời sự, hạn chót nộp bài khiến phóng viên phải khai thác thông tin nhanh và viết vội, hoặc thiếu kiểm chứng của nhiều nguồn tin khác nhau như của cơ quan quản lý, cơ quan liên quan, nên dễ xảy ra “tai nạn nghề nghiệp”.

- PV. Theo Anh, nguyên nhân có phải do những bất cập trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo hay không

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí