Đối Tượng Và Phạm Vi Điều Chỉnh Của Luật Quyền Tác Giả

bang khác nhau của Hoa Kỳ cũng đã ban hành các đạo luật có liên quan đến quyền tác giả để bảo vệ cho các tác giả sinh sống, cư trú và sáng tác tại các Bang của mình. Cụ thể, ngày 08 tháng 01 năm 1783, bang Connecticut ban hành Đạo Luật Quyền tác giả, đây được coi là đạo Luật Quyền tác giả sớm nhất tại Hoa Kỳ. Sau đó lần lượt các bang khác cũng ban hành Luật Quyền tác giả cho bang của mình, bang Massachusettes ban hành Luật Quyền tác giả ngày 17 tháng 3 năm 1783, Bang Maryland ban hành Luật Quyền tác giả ngày 21 tháng 4 năm 1783...

Quyền tác giả theo Luật Quyền tác giả năm 1790 chỉ dành cho công dân, người đang cư trú tại Hoa Kỳ và bảo hộ cho các tác phẩm Bản đồ, biểu đồ và sách (maps, charts and books). Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 14 năm, có thể gia hạn lần hai 14 năm tiếp theo nếu tác giả vẫn còn sống sau khi hết thời hạn bảo hộ 14 năm lần 1. Hơn nữa, để được bảo hộ quyền tác giả, cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phải nộp một bản in trước khi phát hành tại Văn phòng tòa án cấp quận tại địa phương;

- Việc nộp bản in phải trong thời hạn 6 tháng trước khi phát hành;

- Đăng thông báo về bản quyền tác giả trong 4 tuần trên báo.

Tác phẩm đầu tiên được đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Hoa Kỳ là cuốn sách "The Philadelphia Spelling Book" của tác giả John Barry được đăng ký bảo hộ tại Tòa án quận Pennsylvania vào ngày 09 tháng 6 năm 1790.

Ngày 29 tháng 4 năm 1802, đạo luật bổ sung Luật Quyền tác giả 1790 mở rộng các đối tượng được bảo hộ gồm: các bản in lịch sử, bản vẽ thiết kế, bản điêu khắc.

Ngày 3 tháng 2 năm 1831, đối tượng mở rộng bao gồm cả các tác phẩm âm nhạc. Thời hạn bảo hộ lần 1 được kéo dài lên 28 năm, nhưng thời gian gia hạn lần 2 vẫn chỉ là 14 năm.

Ngày 30 tháng 6 năm 1834, luật sửa đổi cho phép chuyển nhượng bản quyền tác giả.

Sau một số lần sửa đổi, ngày 4 tháng 3 năm 1909, tổng thống Theodore Roosevelt ký thông qua Luật Quyền tác giả năm 1909. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 1909, so sánh với Luật Quyền tác giả năm 1790, Luật mới này có những điểm ưu việt hơn như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Quyền tác giả được bảo hộ bởi việc phát hành tác phẩm cùng với thông báo về bản quyền tác giả;

- Quyền tác giả được bảo hộ đối với các tác phẩm chưa được xuất bản được thiết kế cho triển lãm, biểu diễn, diễn văn;

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 5

- Thời hạn gia hạn bảo hộ quyền tác giả là 14 năm, thời hạn bảo hộ tối đa được mở rộng tới 56 năm;

- Người sở hữu các tác phẩm âm nhạc có quyền ghi âm các tác phẩm âm nhạc, tùy thuộc vào các qui định về giấy phép bắt buộc.

Luật Quyền tác giả năm 1909 sau đó được sửa đổi vào ngày 01 tháng 01 năm 1973.

Năm 1976, Thượng nghị sĩ Mc Clellan đưa ra dự thảo Luật Quyền tác giả mới trình Thượng nghị viện Hoa Kỳ thay thế cho Luật Quyền tác giả cũ. Với 100% số phiếu thông qua (97 phiếu thuận / 0 phiếu chống), Thượng nghị viện thông qua Luật Quyền tác giả vào ngày 19 tháng 2 năm 1976. Ngày 22 tháng 9 năm 1976, Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua dự luật với một vài sửa đổi. Ngày 30 tháng 9 năm 1976, cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều chấp thuận thông qua Luật Quyền tác giả. Ngày 19 tháng 10 năm 1976, Tổng thống Ford ký lệnh ban hành Luật Quyền tác giả, Luật Quyền tác giả mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1978.

Luật Quyền tác giả năm 1976 được sửa đổi bổ sung năm 1998. Sau đây, chúng tôi xin trình bày khái quát nội dung các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về quyền tác giả.

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ


Những quy định chung về bảo hộ quyền tác giả được đề cập đến trong phần này bao gồm các quy định của Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về: đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, các quyền được bảo hộ của quyền tác giả, hạn chế quyền tác giả và thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

2.2.1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Phù hợp với quan điểm về đối tượng và nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả của pháp luật quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ quy định đối tượng là các sáng tác văn học, nghệ thuật được thể hiện một cách hữu hình. Điều 102, điểm (a) Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ quy định:

Luật Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị [6].

Đối tượng được pháp luật Hoa Kỳ bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật có đặc tính được định hình dưới dạng vật chất. Thể hiện tính định hình được giải thích tại Điều 101 như sau:

Tác phẩm được định hình trên một vật chất thể hiện hữu hình khi mà sự thể hiện tác phẩm trên bản sao hoặc bản ghi thông qua hoặc trên cơ sở sự cho phép của tác giả, phải hoàn toàn ổn định hoặc chắc chắn là cho phép tác phẩm được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến khác tới công chúng một khoảng thời gian dài hơn là một khoảng thời gian chuyển tiếp [6].

Như vậy thể hiện cơ bản của tính định hình là có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến.

Pháp luật Hoa Kỳ không bảo hộ các ý tưởng, nguyên lý, biện pháp.

Điều đó được khẳng định ngay ở điểm (b) Điều 102 Luật Quyền tác giả:

Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh họa hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó [6].

Trên nguyên tắc chung đó, Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ quy định cụ thể các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả:

Về thể loại, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm (theo Điều 102 và các giải thích ở Điều 101):

(1) Tác phẩm văn học.

Tác phẩm văn học là các tác phẩm không phải là tác phẩm nghe nhìn được diễn đạt bằng từ ngữ, số hoặc các hình thức chữ viết khác hoặc các biểu tượng số hoặc ký hiệu không phân biệt bản chất của vật liệu sử dụng như là sách, tạp chí, sổ tay, bản ghi âm, phim, băng, đĩa, thẻ ghi mà trong đó các tác phẩm được biểu hiện.

(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào.

(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào.

(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê.

(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc.

Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc bao hàm các tác phẩm hai và ba chiều về mỹ nghệ, mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng, ảnh, bản in, bản phục chế nghệ thuật, bản đồ, địa đồ, biểu đồ, đồ thị, mẫu và bản vẽ kỹ thuật, bao gồm cả sơ đồ kiến trúc. Các tác phẩm đó chỉ bao gồm các tác phẩm thủ

công mỹ nghệ trong phạm vi hình thức của nó nhưng không đề cập đến khía cạnh sản xuất máy móc hoặc khuôn mẫu; kiểu dáng của các sản phẩm hữu dụng như được định nghĩa trong điều này được coi như là một tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc chỉ khi nếu và chỉ trong phạm vi là những kiểu dáng đó mang đường nét về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc mà có thể phân biệt rõ ràng với, và có khả năng tồn tại một cách độc lập với khía cạnh hữu dụng của sản phẩm đó.

(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác.

Tác phẩm điện ảnh là các tác phẩm nghe nhìn bao gồm một loạt các hình ảnh liên quan, khi được chiếu một cách liên tục, chúng gây ấn tượng về sự chuyển động, cùng với các âm thanh, nếu có.

Tác phẩm nghe nhìn là tác phẩm bao gồm một loạt các hình ảnh liên tiếp có mục đích chủ yếu là đưa ra trình chiếu thông qua việc sử dụng các máy móc, thiết bị như là máy quay phim, máy chiếu phim hoặc các thiết bị điện tử khác, đồng thời với các âm thanh, nếu có, không phân biệt bản chất của vật liệu sử dụng như là phim hoặc băng mà trên đó tác phẩm được thể hiện.

(7) Bản ghi âm.

Bản ghi âm là các tác phẩm có được nhờ việc ghi âm một loạt các âm thanh âm nhạc, lời hát, và các âm thanh khác nhưng không bao gồm các âm thanh được ghi kèm theo các tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác không phân biệt bản chất của vật liệu như là đĩa, băng hoặc các dạng bản ghi khác mà trên đó chúng được thể hiện.

(8) Tác phẩm kiến trúc.

Tác phẩm kiến trúc là thiết kế của một công trình xây dựng được thể hiện dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, công trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các không gian, yếu tố trong thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hóa.

Về nguồn gốc, tác phẩm được bảo hộ theo luật Hoa Kỳ không chỉ có các tác phẩm nguyên thủy mà còn bao gồm các tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn.

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ nhạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hóa, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung.

Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được hình thành thông qua việc tập hợp và sắp xếp các tài liệu và dữ liệu đã có được lựa chọn, kết hợp hoặc biên soạn theo cách thức mà kết quả của công việc đó về tổng thể tạo nên một tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh của tác giả. Thuật ngữ biên soạn bao hàm cả các tác phẩm tuyển tập (định nghĩa theo Điều 101).

Tác phẩm phái sinh và tác phẩm biên soạn chỉ được bảo hộ khi nó được hình thành trên cơ sở khai thác các tư liệu sẵn có (từ tác phẩm nguyên thủy) một cách hợp pháp. Nguyên tắc này được khẳng định tại điểm (a) Điều 103 Luật Quyền tác giả: "Việc bảo hộ đối với một tác phẩm dựa trên sự khai thác các tư liệu đã có mà đối với chúng quyền tác giả đang tồn tại sẽ không được mở rộng đến bất kỳ phần nào của tác phẩm đó nếu trong tác phẩm này các tư liệu đã được sử dụng bất hợp pháp" [6].

Việc bảo hộ đối với tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn độc lập với tác phẩm nguyên thủy. Điểm (b) Điều 103 xác định về tính độc lập đó như sau:

Quyền tác giả đối với các tác phẩm biên soạn hoặc tác phẩm phái sinh chỉ mở rộng đến các phần đóng góp của tác giả của tác phẩm đó như là một phần độc lập với các tư liệu đã được khai thác trong tác phẩm đó, và không ảnh hưởng tới bất kỳ một quyền độc quyền nào đối với các tư liệu đã có. Quyền tác giả đối với các tác phẩm này là độc lập, không bị ảnh hưởng hoặc chi phối về phạm vi,

thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu, hoặc sự tồn tại của nó với bất kỳ sự bảo hộ quyền tác giả nào đối với các tư liệu đã có [6].

Như vậy có nghĩa nội dung, phạm vi, thời hạn, chủ thể được bảo hộ của tác phẩm biên soạn, tác phẩm phái sinh hoàn toàn độc lập với sự bảo hộ tác phẩm gốc.

2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả

Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả được giải thích tại Điều 101 Luật Quyền tác giả như sau: "Chủ sở hữu quyền tác giả, đối với bất kỳ một quyền độc quyền nào được quy định trong Luật Quyền tác giả, chỉ người chủ sở hữu của quyền cụ thể đó". Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả là người sở hữu các quyền tác giả được ghi nhận, bảo hộ bởi Luật Quyền tác giả.

Theo quy định tại Chương 2 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ, Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

Thứ nhất, chủ sở hữu gốc là tác giả (các tác giả) - người sáng tạo ra tác phẩm được bảo hộ.

Điểm (a) Điều 201 quy định: "Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ theo Điều luật này trước hết thuộc về tác giả hoặc những tác giả của tác phẩm. Các tác giả của một tác phẩm đồng tác giả là những đồng sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm". (Tác phẩm đồng tác giả được giải thích là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh - Điều 101).

Theo quy định này, tác giả (các tác giả) là chủ sở hữu trước tiên và đương nhiên của quyền tác giả.

Thứ hai, chủ sở hữu là người mà tác phẩm được tạo ra cho họ.

Người chủ sở hữu này không sáng tác ra tác phẩm được bảo hộ nhưng tác phẩm đó được tạo cho họ bằng cách thuê mướn hoặc các phương thức khác.

Điểm (b) Điều 201 quy định về trường hợp này như sau:

Đối với tác phẩm được tạo ra do thuê mướn, người sử dụng lao động hoặc những người khác mà đối với những người này tác phẩm được sáng tạo cho họ thì được coi là tác giả trong phạm vi Điều luật này, và, trừ phi các bên có thỏa thuận rõ ràng khác bằng văn bản đã được ký, những người đó sở hữu tất cả các quyền thuộc quyền tác giả tác phẩm [6].

Theo định nghĩa ở Điều 101, tác phẩm được sáng tạo do thuê mướn là:

- Những tác phẩm được sáng tạo bởi người làm công trong phạm vi nhiệm vụ của người đó; hoặc

- Những tác phẩm được đặt hàng hoặc được thanh toán tiền cho việc sử dụng như là một phần của tác phẩm tuyển tập, như một phần của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác, như là bản dịch, như là tác phẩm bổ sung, biên soạn, các tài liệu hướng dẫn, bài kiểm tra, các đáp án kiểm tra, tập bản đồ, nếu như các bên đồng ý rõ ràng bằng văn bản được ký bởi họ là tác phẩm đó được coi là tác phẩm được đặt hàng.

Theo quy định này thì người thuê mướn, sử dụng lao động hoặc được người khác tạo ra tác phẩm cho mình là chủ sở hữu quyền tác giả trừ khi giữa họ có thỏa thuận khác.

Thứ ba, chủ sở hữu là người được chuyển nhượng quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền này cho người khác theo phương thức chuyển nhượng hợp pháp nào đó hoặc bằng cách để lại thừa kế. Vấn đề này được quy định tại điểm (d) Điều 201 như sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền tác giả thông qua bất kỳ một phương thức chuyển nhượng nào hoặc thông qua pháp luật hiện hành và có

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí