Lược Sử Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Luật Quyền Tác Giả Hoa Kỳ

Kinh nghiệm xưa nay cho thấy, sự giàu có của di sản văn hóa quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào mức độ và chất lượng bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Số lượng các sáng tạo trí tuệ của quốc gia càng nhiều thì uy tín và vị thế của quốc gia ấy trên trường quốc tế càng cao. Số lượng các tác phẩm văn học và nghệ thuật càng tăng thì càng có thêm cơ hội và điều kiện để phát triển ngành công nghiệp bản quyền. Những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan rất quan tâm bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra. Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng "với các mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn".

Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng có liên quan rất nhiều tới việc nâng cao mức sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, Ấn Độ đã không thể giữ được các kỹ sư và chuyên gia máy tính hàng đầu của mình vì thiếu các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ đã dẫn đến tình trạng các chuyên gia này di cư sang những quốc gia nơi mà thành quả lao động của họ được bảo vệ và những đối thủ cạnh tranh không được phép khai thác trái phép những tiến bộ khoa học. Sau đó vào năm 1999, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm trí tuệ của các chuyên gia máy tính. Kết quả là Ấn Độ đã có ngành công nghiệp công nghệ cao sản xuất những phần mềm tiên tiến nhất thế giới và sử dụng hàng ngàn nhân công mà lẽ ra đã rời Ấn Độ để sang những nước giàu có hơn.

Thứ hai, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến tác phẩm tới công chúng và là cầu nối cho việc tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, tạo tiền đề cho việc thiết lập hệ thống bảo hộ quốc tế đối với quyền tác giả trong phạm vi toàn cầu.

Lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đã mở rộng rất nhanh chóng với tiến bộ công nghệ trong vài thập kỷ gần đây, đã mang lại các cách thức mới về việc phổ biến các sáng tạo đó theo hình thức liên lạc toàn cầu như phát sóng qua vệ tinh và đĩa quang. Phổ biến các tác phẩm thông qua internet là bước phát triển mới nhất đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quyền tác giả. WIPO tham gia sâu vào cuộc tranh luận đang diễn ra liên quan đến việc xác định các tiêu chuẩn bảo hộ bản quyền trong môi trường số. Tố chức này (WIPO) quản lý Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hai Hiệp ước này được gọi chung là Hiệp ước internet của WIPO, trong đó thiết lập các chuẩn mực quốc tế nhằm ngăn chặn truy cập và sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm sáng tạo trên internet hoặc các mạng lưới số khác.

Sự phát triển của khoa học, công nghệ làm cho quyền tác giả trở thành vấn đề toàn cầu. Nhờ có hệ thống viễn thông hiện đại, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có thể được chuyển tải từ phía bên này sang phía bên kia của thế giới. Công nghệ thông tin giúp con người khai thác hiệu quả những thành quả sáng tạo thể hiện dưới dạng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đồng thời chính công nghệ thông tin cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sự vi phạm quyền tác giả. Bởi vậy, lĩnh vực quyền tác giả đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ trên phạm vi quốc tế. Kết quả nhiều công ước quốc tế về quyền tác giả đã ra đời, đó là: Công ước Berne năm 1886, bổ sung lần cuối cùng tại Paris năm 1979 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Công ước Rome năm 1961 về bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình; Công ước Geneva năm 1971 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm; Hiệp ước toàn cầu về quyền tác giả (Universal Copyright Treaty-UCC) năm 1971; Công ước Brussels năm 1974

liên quan đến tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Hiệp định TRIPs năm 1994 về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WIPO Copyright Treaty- WCT); Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WIPO Performances and Phonograms Treaty-WPPT), năm 1996.

Quá trình hội nhập quốc tế làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về mọi lĩnh vực, trong đó có pháp luật. Tiến trình hội nhập đòi hỏi mỗi quốc gia phải hài hòa các vấn đề của quốc gia mình cho tương thích với những chuẩn mực chung đã được hầu hết các quốc gia khác thừa nhận. Việt Nam đang chủ động và tích cực tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, bởi vậy, việc xem xét tính tương thích, sự hài hòa giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế rất cần thiết. Điều này được thể hiện thông qua thông điệp mà Tổng Giám đốc WIPO gửi tới tất cả các nước thành viên. Năm 2006, ông viết: "Các ý tưởng tạo nên hình hài của thế giới chúng ta. Đó là nguyên liệu để tạo ra của cải và di sản mai sau của chúng ta. Điều này cắt nghĩa tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường mới trong đó các ý tưởng sáng tạo được khuyến khích và được thưởng công xứng đáng. Và đó cũng là lý do để sở hữu trí tuệ tồn tại". Vào ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2007, ông phát đi thông điệp với chủ đề "Khuyến khích sáng tạo - khích lệ các tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta - đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí tuệ đang phụng sự". Còn chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2008 là: "Tôn vinh sự đổi mới, sáng tạo và khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Thông điệp năm 2008 đặc biệt nhấn mạnh tới "quyền sở hữu trí tuệ" khi nêu: "Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, chúng ta không chỉ tôn vinh sức mạnh vĩ đại của sự sáng tạo của nhân loại mà còn tôn vinh cả các quyền sở hữu trí tuệ đã giúp nuôi dưỡng và mở đường cho sức sáng tạo, làm cho nó trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và: "Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới chúng ta hãy bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với tất cả các nhà sáng tạo, các tác giả và các nghệ sĩ, dù lớn hay nhỏ, vì họ đã

làm giàu cho cuộc sống của chúng ta bằng những thành quả của tư tưởng đổi mới và tầm nhìn sáng tạo của họ. Chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, các quyền sở hữu trí tuệ mà họ đã có được bằng tài năng cá nhân và tập thể của họ đáng được chúng ta khâm phục, tôn trọng và bảo vệ". Rõ ràng, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng phải bằng các hành động cụ thể, thực tế, chứ không thể chỉ bằng lý thuyết suông, phải đi từ nhận thức đúng đắn đến ý thức thực thi nghiêm chỉnh.

Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản cho thấy, một quốc gia hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ mà không nhất thiết phải có nguồn lực vật chất dồi dào, mà vấn đề là nhận thức được giá trị thực sự của tài sản trí tuệ và việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đó. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Tanzan Ishibashi đã từng nói: "Tôi tin chắc rằng, đây là bí quyết phát triển công nghiệp của chúng tôi từ thời Meiji. Chỉ trong một nước đã nhận ra giá trị thực sự của hệ thống bảo hộ sáng chế và quyết tâm dùng mọi sức lực của nó để xây dựng hệ thống đó, người ta mới có thể hy vọng công nghiệp phát triển".

Một khi cơ sở hạ tầng và khả năng kỹ thuật cho việc cải tiến công nghệ đã được thiết lập ở một nước, nhất là ở các nước đang phát triển, hệ thống bảo hộ sáng chế sẽ thành một yếu tố thúc đẩy sự nghiệp cải tiến kỹ thuật. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho các nước đang phát triển không phải là có thiết lập hệ thống bảo hộ quyền tác giả - tức là thiết lập cơ chế bảo đảm quyền tác giả được bảo vệ một cách hiệu quả nhất hay không, mà phải là thiết lập như thế nào và vào lúc nào trong quá trình phát triển kinh tế, kỹ thuật của đất nước sẽ là phù hợp cho việc áp dụng một hệ thống bảo hộ toàn diện và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả dù ở cấp độ quốc gia hay quốc tế cũng sẽ góp phần vào việc bảo đảm một cơ chế bảo hộ quyền tác giả ngày càng có hiệu quả hơn.

Những người có năng khiếu nghệ thuật hoặc sáng tạo có quyền ngăn chặn việc sử dụng hay mua bán trái phép những sáng tạo của mình, giống như

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 4

người sở hữu những tài sản hữu hình như xe hơi, nhà ở, cửa hàng. Tuy nhiên, so với những người làm ra ghế, tủ lạnh hay những hàng hóa hữu hình khác thì những người sở hữu các sản phẩm vô hình gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiếm sống nếu như khiếu nại của họ về các sáng tạo của họ không được tôn trọng. Nghệ sĩ, tác giả, nhà phát minh và những người khác không thể dùng khóa hay hàng rào để bảo vệ tác phẩm của họ hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn những người khác kiếm lợi từ thành quả lao động của họ.

Thông qua các quy định pháp luật đã tạo được cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực thi quyền tác giả. Pháp luật quyền tác giả bao gồm những nội dung cơ bản và thiết yếu cho việc thực thi quyền tác giả, cụ thể là: các quy định về hành vi vi phạm quyền tác giả; các biện pháp thực thi quyền tác giả; hệ thống các cơ quan bảo đảm thực thi quyền tác giả. Chính những quy định này đã góp phần hình thành một cơ chế bảo đảm thực thi quyền tác giả không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Các thiết chế bảo đảm thực thi quyền tác giả theo pháp luật của các nước được tiến hành theo các phương thức:

- Phương thức dân sự, được quy định trong Luật Quyền tác giả hoặc Luật Sở hữu trí tuệ tùy từng cách tiếp cận trong việc xây dựng pháp luật của từng quốc gia;

- Phương thức hành chính, pháp luật của các nước đều quy định một hệ thống các cơ quan hành chính thực thi việc đăng ký, giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc xâm phạm bản quyền tác giả. Luật bản quyền tác giả của Hoa Kỳ dành một chương (Chương 7) quy định về Cục Bản quyền tác giả - cơ quan thực quyền tác giả tại Hoa Kỳ (Điều 701). Theo pháp luật Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả là Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả là các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả.

- Phương thức hình sự. Luật pháp của Hoa Kỳ cũng như Việt Nam đều quy định các tội phạm liên quan đến việc xâm phạm bản quyền tác giả.

1.2.2.2. Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo trợ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên của Công ước, tương tự như bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình.

- Nguyên tắc đương nhiên bảo hộ là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục hình thức nào như là thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự.

- Nguyên tắc độc lập bảo hộ việc hưởng và thực thi các quyền được đề cập theo công ước là độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.

- Nguyên tắc bảo hộ suốt đời. Thời hạn bảo hộ (Điều 7 Công ước) quy định nguyên tắc chung là bảo hộ cả cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên, có những ngoại lệ, như đối với các tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ là 50 năm tính từ khi tác phẩm được công bố hoặc từ khi tác phẩm được sáng tác nếu tác phẩm chưa được công bố. Đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và các tác phẩm nhiếp ảnh, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo. Đối với các quốc gia được coi là nước đang phát triển được miễn khỏi các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu này đối với quyền dịch thuật và quyền làm bản sao.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Quyền tác giả là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật của các quốc gia, các điều ước quốc tế đều đã quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền tác giả nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền có xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Quyền tác giả là quyền kiểm soát và khai thác tác phẩm của người sáng tạo ra một số loại hình tác phẩm nhất định. Các quyền đó bao gồm quyền

đối với việc sao chép, cải biên, tái bản, biểu diễn trước công chúng và phát thanh truyền hình tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, tác giả cũng có quyền được ghi tên tác phẩm của mình và chống lại việc xuyên tạc và xâm hại đến tác phẩm của mình. Hơn nữa, chủ sở hữu còn có quyền cho thuê các bản ghi âm, ghi hình và các chương trình máy tính, do đó việc khai thác tác phẩm này qua việc cho công chúng thuê có thể phải được chủ sở hữu bản quyền cấp li-xăng. Quyền tác giả, theo nghĩa chính xác của từ này là quyền chống việc sao chép tác phẩm, vì thế nếu có hai người sáng tạo ra cùng một tác phẩm một cách riêng lẻ và độc lập với nhau, thì tác phẩm gốc thứ hai thường không bi coi là xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc thứ nhất.

Trong bối cảnh chịu sức ép của tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hướng tới nền kinh tế tri thức thì bảo hộ quyền tác giả là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ sức sáng tạo của toàn xã hội nhằm tạo lập môi trường văn hóa của các quốc gia ngày càng nâng cao.

Những vấn đề lý luận về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả cũng như khái quát các công ước quốc tế về quyền tác giả được trình bày trong chương này sẽ là những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ cũng như gợi mở cho những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chương 2‌

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ


2.1. LƯỢC SỬ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ HOA KỲ

Việc ghi nhận quyền tác giả và các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đã được trang trọng ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ tại Điều I Mục 8 Khoản 8 "Quốc hội có quyền … nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học và nghệ thuật bằng cách đảm bảo quyền tối cao của tác giả và nhà phát minh trong một khoảng thời gian nhất định đối với những tác phẩm và phát minh của họ". Luật bản quyền Hoa Kỳ đặt ra các quy định liên quan tới quyền lợi cũng như giới hạn đối với các tác phẩm mỹ thuật và nghệ thuật trong phạm vi đất nước Hoa Kỳ. Bản luật này là một phần của bộ luật liên bang, có quyền được thực thi dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ. Trong đó (khoản I mục 8 điều 8) có nêu rằng nhà nước có quyền ban hành mọi luật quản lý quyền tác giả. Điều này đặt nên nền tảng cho mọi luật quản lý quyền tác giả Hoa Kỳ, vì nó đề cập tới các lĩnh vực khoa học, tác giả và viết lách (Science, Authors, Writings). Các luật quản lý bằng sáng chế cũng được đề cập tới với các từ kỹ thuật có ích, nhà phát minh phát minh mới (useful Arts, Inventors, Discoveries). Điều khoản này còn nhắc tới những vấn đề về khoảng thời gian áp dụng luật bản quyền cũng như những gì luật sẽ bảo vệ. Tại đất nước Hoa Kỳ, các vấn đề về bản quyền đều thuộc quyền xử lý của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (United States Copyright Office) trực thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress).

Luật Quyền tác giả đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được ban hành và thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1790. Đây được coi là văn bản luật liên bang đầu tiên điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước đó, các

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí