Cục Bản Quyền Tác Giả Và Ban Trọng Tài Nhuận Bút Quyền Tác Giả

- Phí hồ sơ không được hoàn trả cho mỗi mẫu đăng ký (như đối với đăng ký lần đầu). Mỗi phụ lục đăng ký cần được gửi kèm với bản tác phẩm lưu đang được xem xét. Xem thêm Thông tư 15, Gia hạn bản quyền.

Điền mẫu đăng ký bằng mực đen hoặc đánh máy. Tác giả có thể copy mẫu đăng ký. Tuy nhiên, mẫu đăng ký đệ trình cho Cục Bản quyền cần rõ ràng, dễ nhìn, sử dụng giấy chất lượng tốt cỡ 8.5x11" có thể dùng trong máy photocopy tự động. Mẫu đăng ký cần được in, tốt nhất là bằng mực đen, theo đúng thứ tự và chiều giấy để người xem có thể xem được đầu giấy trang thứ hai ngay sau đầu trang thứ nhất. Các mẫu không đáp ứng được những yêu cầu này có thể bị trả lại, gây ra sự chậm trễ trong việc đăng ký.

Đăng ký trước

Việc đăng ký trước là dịch vụ được thực hiện cho những tác phẩm đã từng có tiền lệ bị vi phạm trước khi phát hành hoặc đối với các tác phẩm đã bắt đầu được thực hiện nhưng chưa kết thúc. Để có thể đủ tiêu chuẩn cho việc đăng ký trước, một tác phẩm phải chưa được xuất bản và phải đang trong quá trình sáng tạo, đồng thời, tác phẩm chuẩn bị được phân phối nhằm mục đích thương mại và tác phẩm thuộc trong các loại hình sau: Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, bản ghi âm, chương trình máy tính, sách và tranh ảnh quảng cáo. Việc đăng ký trước không thay thế được việc đăng ký. Mẫu đơn đăng ký trước chỉ có sẵn trên mạng trực tuyến.

Yêu cầu bản lưu đặc biệt

Có những yêu cầu bản lưu đặc biệt cho các loại tác phẩm khác nhau. Sau đây là những ví dụ điển hình cho những ngoại lệ về yêu cầu bản lưu chung:

- Nếu tác phẩm là phim, yêu cầu bản lưu là một bản sao đầy đủ về phim đã xuất bản hoặc chưa xuất bản và có mô tả bằng bản viết riêng về nội dung, ví dụ như kịch bản, sách in hoặc bản tóm tắt.

- Nếu tác phẩm là tác phẩm văn học, kịch hoặc âm nhạc chỉ được xuất bản dưới hình thức ghi âm, yêu cầu bản lưu chỉ là một bản ghi âm hoàn chỉnh.

- Nếu tác phẩm là chương trình máy tính đã xuất bản hoặc chưa xuất bản, yêu cầu bản lưu là bản sao có thể thấy được bằng mắt thường của 25 trang đầu và 25 trang cuối mã nguồn của chương trình. Nếu chương trình có ít hơn 50 trang, bản lưu là bản sao toàn bộ chương trình. Để biết thêm thông tin về việc đăng ký cho chương trình máy tính, bao gồm bản lưu cho những chương trình sửa đổi và điều khoản bí mật thương mại, xem Thông tư 61, Đăng ký bản quyền cho chương trình máy tính.

- Nếu tác phẩm ở dạng CD-ROM, yêu cầu bản lưu là bản sao đầy đủ của tác phẩm đó, tức là CD-ROM, phần mềm tác nghiệp và hướng dẫn sử dụng đi kèm. Nếu là đăng ký cho chương trình máy tính trên CD-ROM, bản lưu cần có thêm bản in của 25 trang đầu và 25 trang cuối của mã nguồn chương trình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Trong trường hợp tác phẩm có bản sao dạng ba chiều, thông thường cần có tài liệu để nhận biết như ảnh hoặc bản vẽ. Một số ví dụ khác của yêu cầu bản lưu đặc biệt (nhưng chưa phải là danh sách đầy đủ) bao gồm tác phẩm nghệ thuật thị giác như thiếp chúc mừng, đồ chơi, vải sợi, vật liệu ngoại cỡ (xem Thông tư 40a, Yêu cầu bản lưu để đăng ký khiếu nại bản quyền đối với tác phẩm nghệ thuật tạo hình); trò chơi video và các tác phẩm nghe nhìn đọc được trên máy khác (xem Thông tư 61); cơ sở dữ liệu tự động (xem Thông tư 65, Đăng ký bản quyền đối với Cơ sở dữ liệu tự động); và các thành phần tạo nên một tác phẩm sưu tập. Đề biết thêm thông tin về yêu cầu bản lưu đối với các tác phẩm nhiều kỳ, xem Thông tư 62, Đăng ký bản quyền cho các tác phẩm nhiều kỳ.

Tác phẩm sưu tập chưa xuất bản

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 8

Theo những điều kiện sau, một tác phẩm có thể được đăng ký theo hình thức chưa xuất bản với tư cách là "tác phẩm sưu tập", cùng với đơn đăng ký và phí:

- Các yếu tố của tác phẩm sưu tập được tập hợp trong một mẫu hoàn chỉnh;

- Các yếu tố hợp thành được tập hợp có một tiêu đề duy nhất xác định tác phẩm sưu tập tổng thể;

- Người đứng tên yêu cầu bản quyền cho tất cả các tác phẩm thành phần và cho tác phẩm tổng thể là giống nhau;

- Các tác phẩm thành phần là của cùng tác giả, hoặc, nếu là của nhiều tác giả thì ít nhất một người phải có chung quyền tác giả của mọi tác phẩm thành phần.

Tra cứu dữ liệu quyền tác giả

Dữ liệu bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả luôn được mở để cho việc tự tra cứu và nghiên cứu của mọi công dân. Mọi công dân có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tiến hành việc tra cứu thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân của mình và phải trả phí tra cứu. Việc tra cứu có thể được thực hiện trên trang web của Cục Bản quyền.

Ngoài ra, Cục Bản quyền còn cung cấp Bản tin email định kỳ (Newsnet) trong đó cung cấp các thông tin về các phiên xử, thời hạn trả lời các khiếu nại, các qui định pháp luật mới liên quan đến bản quyền tác giả, các ấn phẩm mới, các tác phẩm được bảo hộ và các vấn đề khác liên quan đến bản quyền tác giả tại Hoa Kỳ.


2.5. CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BAN TRỌNG TÀI NHUẬN BÚT QUYỀN TÁC GIẢ

2.5.1. Cục Bản quyền tác giả (Copyright Office)

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc hội (Thượng nghị niện và Hạ nghị niện) có quyền ban hành các đạo luật liên quan đến quyền tác giả tại Hoa Kỳ. Bộ luật liên bang đầu tiên về quyền tác giả được ban hành năm 1790, theo đó việc đăng ký quyền tác giả được tiến hành tại Văn phòng thư ký của Tòa án địa phương cấp Quận. Đến năm 1870, các vấn đề liên quan đến quyền tác giả được tập trung quản lý bởi Thư viện Quốc hội (Library of Congress). Cục Bản

quyền tác giả (The United States of Copyright Office) chính thức tách ra thành bộ phận độc lập vào năm 1897, và ngài Thorvald Solberg được chỉ định là Cục trưởng (Register of Copyrights) đầu tiên của Cục Bản quyền tác giả Hoa Kỳ.

Ngày nay, Cục Bản quyền là đơn vị dịch vụ chủ yếu của Thư viện Quốc hội, có địa chỉ tại 101 Independence Avenue, S.E., Washington, D.C. Từ năm 1870 đến nay, đã có hơn 30 triệu đơn yêu cầu đăng ký bản quyền tác giả cho các tác phẩm sách, tranh, âm nhạc, bản thu âm, bản đồ, phần mềm máy tính,… Trung bình hàng năm, Cục Bản quyền tác giả nhận được hơn

607.000 yêu cầu đăng ký các đối tượng quyền tác giả.

Cục Bản quyền tác giả giữ vai trò lớn trong việc trợ giúp Quốc hội các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả, phân tích và dự thảo các dự luật có liên quan đến bản quyền tác giả, trợ giúp các quốc gia khác trong việc phát triển hệ thống bản quyền tác giả thông qua các hiệp định hợp tác quốc tế. Ngoài ra, Cục Bản quyền còn có chức năng hết sức quan trọng khác là nơi lưu giữ và đăng ký bản quyền tác giả, cung cấp các thông tin liên quan đến Luật Quyền tác giả, trình tự, thủ tục đăng ký, chuyển nhượng, cho phép sử dụng,... bản quyền tác giả tại Hoa Kỳ.

Chức năng chủ yếu của Cục Bản quyền tác giả Hoa Kỳ bao gồm:

- Thực hiện việc quản lý nhà nước về bản quyền tác giả: Thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định đơn đăng ký quyền tác giả, gia hạn thời gian bảo hộ, chuyển nhượng quyền tác giả,...

- Lưu trữ và duy trì các tác phẩm đăng ký bản quyền, các tài liệu có liên quan đến các tác phẩm đăng ký bản quyền;

- Cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho Quốc hội liên quan đến quyền tác giả: Tư vấn, soạn thảo luật, các chính sách có liên quan đến quyền tác giả, các Hiệp định quốc tế có liên quan đến quyền tác giả;

- Cung cấp các thông tin về quyền tác giả cho công chúng;

2.5.2. Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả

Để đưa ra quyết định liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ nhuận bút quyền tác giả hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: (A) Tối đa hóa việc đưa các tác phẩm sáng tạo tới công chúng; (B) Tạo cho chủ sở hữu quyền tác giả sự đền bù xứng đáng với tác phẩm sáng tạo của họ và người sử dụng quyền tác giả có một mức thu nhập hợp lý trong các điều kiện kinh tế hiện tại; (C) Cân bằng vai trò có liên quan của chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng quyền tác giả trong sản phẩm được cung cấp tới công chúng đối với các đóng góp sáng tạo, đóng góp công nghệ, đầu tư vốn, chi phí, rủi ro có liên quan và đóng góp trong việc mở ra một thị trường mới về sự thể hiện và phương tiện sáng tạo trong việc phổ biến tác phẩm. (D) Giảm thiểu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đối với cơ cấu của các ngành công nghiệp có liên quan và đối với việc cản trở nói chung các hoạt động thực tiễn công nghiệp. Thư viện Quốc hội, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả được phép bổ nhiệm và thành lập Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả.

Mục tiêu của Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả là:

- Để đưa ra quyết định liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ nhuận bút quyền tác giả hợp lý như quy định tại Điều 114, 115 và 116, và đưa ra quyết định về các điều khoản và tỷ lệ thanh toán nhuận bút hợp lý như quy định tại Điều 118.

- Đưa ra các quyết định về việc điều chỉnh các tỷ lệ nhuận bút quyền tác giả tại Điều 111 chỉ duy nhất phù hợp với các quy định của Luật Quyền tác giả.

- Để phân phối các khoản lệ phí nhuận bút được nộp tới cơ quan đăng ký quyền tác giả theo Điều 111, 116, 119(b) và 10003, và để quyết định, trong trường hợp có tranh chấp, sự phân phối các khoản lệ phí đó.

Thành phần của Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả: một Ban Trọng tài nhuận bút quyền tác giả sẽ gồm 3 trọng tài viên được chọn bởi Thư viện

Quốc hội. Phẩm chất của các trọng tài sẽ bao gồm kinh nghiệm trong việc tiến hành các thủ tục trọng tài và khả năng quyết định và giải quyết tranh chấp, và bất kỳ phẩm chất nào khác mà Thư viện Quốc hội theo đề nghị của Cơ quan đăng ký bản quyền sẽ chấp thuận theo quy chế.

Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài theo Điều 802, 803 Luật Quyền tác giả.


2.6. XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI


Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và tòa án. Đây chính là điểm khó nhất trong các quy định pháp luật về xác định hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

Một hành vi được coi là vi phạm bản quyền của một tác phẩm nếu:

i) Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền;

ii) Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu;

iii) Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).

Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết

quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm) [22].

Theo quy định tại Điều 501 Luật Quyền tác giả thì:

Bất kỳ người nào mà xâm phạm bất kỳ quyền độc quyền nào của chủ sở hữu quyền tác giả như quy định tại các điều 106 tới 118 hoặc của các tác giả như quy định tại Điều 106 A(a) hoặc người mà nhập khẩu các bản sao hoặc bản ghi vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vi phạm Điều 602, là người vi phạm bản quyền hoặc quyền của tác giả [6].

Thuật ngữ "bất kỳ người nào" được giải thích bao hàm bao hàm bất kỳ bang, các cơ quan nhà nước của bang, và công chức hoặc nhân viên nhà nước của bang hoặc cơ quan quản lý nhà nước của bang.

Trên cơ sở quy định này có thể hiểu: Xâm phạm quyền tác giả là hành vi của cá nhân, tổ chức xâm phạm tới bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả được bảo hộ bởi pháp luật Hoa Kỳ.

Chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng quyền độc quyền theo quyền tác giả tác phẩm được hưởng quyền, tùy thuộc vào các yêu cầu của Điều 411, có quyền tiến hành khiếu kiện đối với bất kỳ sự vi phạm quyền cụ thể đó bị phát

hiện trong khi người này sở hữu quyền đó. Tòa án có thể yêu cầu người này gửi thông báo bằng văn bản về khiếu kiện đó với bản sao đơn kiện cho bất kỳ người nào, thông qua hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả hoặc các tài liệu khác, chứng minh là có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó, và sẽ yêu cầu là thông báo này được gửi tới bất kỳ người nào mà lợi ích của họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong vụ việc đó. Tòa án có thể yêu cầu bị đơn liên quan, và cho phép can thiệp, của bất kỳ người nào có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó.

Ngoài ra, Luật bản quyền tác giả Hoa Kỳ còn quy định chi tiết các biện pháp thực thi chống vi phạm bao gồm:

Một là, các lệnh của Tòa án (Điều 502). Theo Điều luật này, bất kỳ Tòa án nào có thẩm quyền xét xử về kiện dân sự phát sinh theo điều luật này, tùy thuộc vào các quy định tại Điều 1498 của Điều luật số 28, có thể ra lệnh tạm thời hoặc cuối cùng về các điều khoản và điều kiện mà có thể được coi là hợp lý để ngăn chặn hoặc ngăn ngừa xâm phạm quyền tác giả. Bất kỳ lệnh này có thể được gửi tới bất kỳ nơi nào thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đến người có liên quan; lệnh này sẽ có hiệu lực trên toàn bộ phạm vi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và sẽ có khả năng thi hành thông qua các thủ tục thi hành đối với việc thiếu tôn trọng quyết định của tòa hoặc các trường hợp khác, bởi bất kỳ Tòa án nào của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thẩm quyền xét xử đối với người đó. Thư ký Tòa án ra lệnh, khi được yêu cầu của bất kỳ Tòa án nào khác mà sự thi hành lệnh đó đã được gửi, sẽ chuyển trực tiếp tới Tòa án này bản sao có xác nhận trên tất cả các trang trong hồ sơ của vụ án tại văn phòng của thư ký đó.

Hai là, tịch thu và xử lý đồ vật vi phạm (Điều 503). Luật bản quyền tác giả hoa Kỳ quy định rõ: vào bất kỳ thời điểm nào mà vụ việc kiện theo điều luật nào đang trong giai đoạn giải quyết, Tòa án có thể ra lệnh tịch thu, dựa trên những điều kiện và điều khoản mà có thể được coi là hợp lý, tất cả các bản sao hoặc bản ghi bị kiện là đã được làm hoặc đã được sử dụng xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu các quyền độc quyền, và tất các các khuôn in, khuôn đúc,

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí