với đợt mất bù cấp suy tim hoặc các bằng chứng rối loạn chức năng tim trên
siêu âm
(3) Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện với chẩn đoán chính là suy tim cấp và thời gian nằm viện của bệnh nhân kéo dài ít nhất 24 giờ
(4) Bệnh nhân cần thay đổi điều trị: bắt đầu hay tăng liều thuốc lợi tiểu đường uống, phối hợp thuốc lợi tiểu hay chuyển sang dùng thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch, cần dùng thuốc vận mạch hoặc cần can thiệp cơ học hoặc phẫu thuật.
Thời gian đến khi xuất hiện biến cố: thời gian từ lúc thu dung vào nghiên cứu đến khi xuất hiện một trong biến cố nhập viện do suy tim hay tử vong, đơn vị tính theo tháng. Thông tin để xác định dựa trên hồ sơ bệnh án, giấy ra viện, giấy chứng nhận nằm viện.
2.5.3 Một số tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá
Tuổi: tuổi được tính tròn theo năm, cách tính tuổi bằng cách lấy năm nhập viện trừ cho năm sinh.
Giới tính: được xác định theo ghi nhận các thông tin của giấy chứng minh nhân dân và của thân nhân bệnh nhân, giới tính gồm 2 nhóm nam và nữ.
Chỉ số khối cơ thể tính theo công thức:
𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑘ℎố𝑖 𝑐ơ 𝑡ℎể =
𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ơ 𝑡ℎể (𝑘𝑔) (𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚))2
phù.
Trọng lượng cơ thể không phù tính bằng kilogram (kg).
Được xác định bằng bàn cân, nếu bệnh nhân phù sẽ được xác định lại khi hết
Chiều cao tính bằng mét, với cách đo như sau: bệnh nhân đứng và đo từ gót
chân đến đỉnh đầu hoặc bệnh nhân nằm ngữa, mắt nhìn lên trần nhà, chân duỗi thẳng, hai gót chạm sát vào nhau, đỉnh đầu sát với một cạnh thước đo, đo từ gót chân đến đỉnh đầu.
Phân loại chỉ số khối cơ thể dựa theo phân loại của tiêu chuẩn châu Á- Thái
Bình Dương 218:
Bảng 2.1 Phân loại chỉ số khối cơ thể theo tiêu chuẩn châu Á – Thái Bình Dương
Phân loại Chỉ số khối cơ thể (kg/m2)
Gầy chỉ số khối cơ thể < 18,5
Bình thường 18,5 ≤ chỉ số khối cơ thể < 23
Quá cân và béo phì 23 ≤ chỉ số khối cơ thể
Các chỉ số chiều cao, cân nặng thực hiện khi thăm khám bệnh nhân để tuyển lựa vào nghiên cứu, nếu bệnh nhân có phù thì chờ đến khi hết phù hoặc là cân năng thấp nhất trong quá trình theo dõi.
Tăng huyết áp 219
Bệnh nhân được xác định có THA khi có một trong các tiêu chí sau:
- Đã được chẩn đoán tăng huyết áp bởi Bác sĩ hoặc đang dùng thuốc điều trị hạ áp xác nhận qua toa thuốc hoặc giấy ra viện hoặc giấy hẹn tái khám.
- Hoặc qua các lần khám lâm sàng xác định có THA khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
(1) đo ít nhất 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau tại phòng khám/bệnh viện có trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg
(2) trị số đo huyết áp tại nhà ≥ 135 mmHg với huyết áp tâm thu hoặc ≥ 85 mmHg
với huyết áp tâm trương
(3) đo huyết áp liên tục 24 giờ có huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg. Trong đó huyết áp liên tục ban ngày ≥ 135 mmHg với tâm thu và ≥ 85 mmHg với tâm trương, hoặc huyết áp liên tục ban đêm
≥ 120 mmHg với tâm thu hoặc ≥ 70 mmHg với tâm trương.
Rối loạn lipid máu 220,221
- Bệnh nhân hiện đang điều trị thuốc hạ lipid máu cho chẩn đoán rối loạn lipid
máu trước đó hoặc có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn xét nghiệm sau:
- Cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dL (5,18 mmol/L);
- LDL cholesterol ≥ 130 mg/dL (3,34 mmol/L);
- HDL cholesterol < 40 mg/dL (1,03 mmol/L);
- Triglyceride ≥ 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
Đái tháo đường type 2:
Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau 222: (1) HbA1C ≥ 6,5%,
(2) đường huyết tương buổi sáng lúc đói ≥ 126 mg/dL (sau 8 giờ không ăn),
(3) đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL,
(4) đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL ở bệnh nhân có triệu chứng ĐTĐ.
Trong trường hợp không có triệu chứng tăng đường huyết và mất bù chuyển hoá cấp thì phải lập lại xét nghiệm để xác định chẩn đoán.
- Hoặc đã được chẩn đoán ĐTĐ type 2 và hiện tại đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc điều trị tiết chế xác định qua toa thuốc hoặc giấy ra viện, giấy hẹn tái khám.
Độ lọc cầu thận ước đoán: được tính theo công thức MDRD-4 223: ĐLCTƯĐ (ml/ph/1,73m2) = 1,86 x (Creatinin huyết thanh)-1,154x (tuổi)-0,203 Nhân với 0,742 nếu là nữ;
Giảm độ lọc cầu thận khi ĐLCTƯĐ < 60 ml/phút/1,73m2 theo Hướng dẫn KDIGO 2012 224.
Thiếu máu mạn : theo tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu và đánh giá mức độ
nặng dựa trên nồng độ Hemoglobin của Tổ chức y tế thế giới (WHO):
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo Tổ chức Y tế Thế Giới 225
Không thiếu máu | Thiếu máu | |||
Nhẹ | Trung bình | Nặng | ||
Nữ | ≥120 g/L | 110-119 g/L | 80-109 g/L | <80 g/L |
Nam | ≥130 g/L | 110-129 g/L | 80-109 g/L | <80 g/L |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Hòa Và Truyền Tín Hiệu Theo Con Đường Il-33/st2
- Thực Hiện Xét Nghiệm Định Lượng Sst2 Trong Thực Hành Lâm Sàng
- Nghiên Cứu Vai Trò Của Sst2 Trên Nhóm Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp
- Điều Trị Sau Chẩn Đoán Và Theo Dõi Các Biến Cố Điều Trị Sau Chẩn Đoán:
- Đặc Điểm Cá Nhân (Tuổi, Giới Và Thể Trạng) Của Dân Số Nghiên Cứu
- Tỷ Lệ Nhập Viện Do Suy Tim Và Tử Vong Sau 1 Năm Theo Dõi
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Tiền căn nhồi máu cơ tim: khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
(1) bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ghi nhận trong giấy ra viện, toa thuốc hoặc giấy hẹn tái khám
(2) điện tâm đồ ghi nhận có hiện diện sóng Q hoại tử
(3) bệnh nhân khai có tiền căn đau ngực cấp tính được nhập viện điều trị và
được Bác sĩ thông báo là bị nhồi máu cơ tim trong đợt nhập viện đó.
Tiền căn đột quỵ: bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi máu não hoặc xuất huyết não dựa trên giấy ra viện, toa thuốc, giấy hẹn tái khám hoặc kết quả chụp cắt lớp vi tính não hay chụp cộng hưởng từ não.
Rung nhĩ: là rối loạn nhịp trên thất với đặc trưng mất đồng bộ điện học và sự co bóp cơ tâm nhĩ, chẩn đoán qua: Các đặc điểm trên điện tâm đồ: không xác định được sóng P, thay vào đó là sóng f lăn tăn, chiều dài chu kỳ nhĩ thường biến thiên và
< 200 mili giây (> 300 nhịp/ phút), khoảng RR hoàn toàn không đều, biên độ QRS trên cùng chuyển đạo không đều 226,227, hoặc
- Đã được chẩn đoán rung nhĩ qua hồ sơ y khoa.
X quang ngực thẳng ghi nhận các đặc điểm: bóng tim to, tái phân bố tuần hoàn phổi và tràn dịch màng phổi theo kết quả đọc X quang của chuyên viên X quang.
Nồng độ NT-proBNP định lượng được thực hiện tại Khoa Sinh hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kỹ thuật định lượng NT-proBNP theo quy trình sau:
– Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA. (Thời điểm lấy máu trong vòng 24 giờ và cùng thời điểm với lấy máu định lượng sST2 và các xét nghiệm sinh hóa khác)
– Bảo quản: ống nghiệm đựng bệnh phẩm cho vào hộp nước đá và đưa đến phòng xét nghiệm. Nếu chưa đưa được ngay đến phòng xét nghiệm thì để bệnh phẩm vào ngăn mát tủ lạnh.
* Máy xét nghiệm: Roche Cobas 6000. Thuốc thử của Roche
Các chỉ số siêu âm tim:
Phân suất tống máu thất trái, đường kính và thể tích thất trái cuối tâm thu, đường kính và thể tích thất trái cuối tâm trương, đường kính nhĩ trái: được đo bằng siêu âm tim theo khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa Kỳ 228.
Máy thực hiện siêu âm là máy Phillip HD 7. Siêu âm tim được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch có chứng chỉ hành nghề siêu âm tim và có thâm niên siêu âm tim tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 5 năm trở lên.
Siêu âm tim được thực hiện vào thời điểm khám sàng lọc và thực hiện theo đúng
quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Các chỉ số và kết quả siêu âm tim được xác nhận lại bởi chính nghiên cứu sinh với sự hỗ trợ kỹ thuật của Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy nên không tính phí với bệnh nhân.
Phân suất tống máu thất trái được xác định bằng phương pháp Simpson 2 bình
diện và được tính toán theo công thức sau:
𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑡â𝑚 𝑡𝑟ươ𝑛𝑔 − 𝑡ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑡â𝑚 𝑡ℎ𝑢
𝑃ℎâ𝑛 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ố𝑛𝑔 𝑚á𝑢 =
𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑡â𝑚 𝑡𝑟ươ𝑛𝑔
Đường kính thất trái cuối tâm thu, đường kính thất trái cuối tâm trương và đường kính nhĩ được thực hiện trên mặt cắt cạnh ức trục dài bằng cách tiếp cận M-mode có hướng dẫn của siêu âm tim hai chiều (2DE). Các giá trị được xác định theo đường khoảng cách vuông góc với trục dài thất trái và được đo ngang vị trí hoặc ngay dưới các mép lá van hai lá.
Thể tích thất trái được đo trên siêu âm tim 2 chiều (2D) với phương pháp tổng hợp đĩa kép (quy tắc Simpson sửa đổi). Thể tích thất trái được đo từ 2 bình diện là bốn buồng và hai buồng từ mỏm. Đường viền để đo thể tích thất trái thường dựa trên mặt phân cách giữa cơ tim và khoang thất trái. Ở vị trí van hai lá, đường viền được đóng lại bằng cách nối hai phần đối diện của vòng hai lá bằng một đường thẳng.
Điều trị nội khoa: ghi nhận “có”/“không” ở toa thuốc thứ nhất và thời điểm 6 tháng sau (sau khi đã điều chỉnh nội khoa tối ưu) sử dụng các thuốc: ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn beta, đối kháng thụ thể aldosterone, thuốc digoxin, nhóm thuốc nitrat, nhóm thuốc statin, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc kháng đông.
Các lần tái khám bệnh nhân sẽ được ghi nhận toa thuốc, các nhóm thuốc khác
không liên quan đến điều trị suy tim mạn không được ghi nhận.
2.5.4 Giá trị các biến số sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 2.3 Giá trị các biến số sử dụng trong nghiên cứu
Tên biến số | Loại biến | Giá trị, đơn vị | |
1 | Tuổi | Liên tục | Năm |
2 | Giới | Nhị phân | Nam, nữ |
3 | Chỉ số khối cơ thể | Liên tục | kg/m2 |
Phân loại theo chỉ số khối cơ thể | Thứ tự | Theo phân loại | |
4 | Tiền căn bệnh cơ tim dãn nở | Nhị giá | Có, không |
5 | Tiền căn bệnh van tim | Nhị giá | Có, không |
6 | Tiền căn nhồi máu cơ tim | Nhị giá | Có, không |
7 | Tiền căn tai biến mạch máu não | Nhị giá | Có, không |
8 | Tăng huyết áp | Nhị giá | Có, không |
9 | Đái tháo đường | Nhị giá | Có, không |
10 | Rối loạn lipid máu | Nhị giá | Có, không |
11 | Rung nhĩ | Nhị giá | Có, không |
12 | Phân độ NYHA | Thứ tự | I,II,II,IV |
13 | Nguyên nhân suy tim | Định danh | Theo nguyên nhân |
14 | Tần số tim lúc nhập viện | Liên tục | Lần/phút |
15 | Trị số huyết áp tâm thu lúc nhập viện | Liên tục | mmHg |
16 | Trị số huyết áp tâm trương lúc nhập viện | Liên tục | mmHg |
17 | Hemoglobin | Liên tục | g/L |
18 | Thiếu máu | Nhị giá | Có, không |
19 | Mức độ thiếu máu | Thứ tự | |
20 | Đường huyết | Liên tục | mg/dL |
21 | Creatinin huyết thanh | Liên tục | mg/dL |
22 | Độ lọc cầu thận ước đoán | Liên tục | ml/phút/1,73m2 |
23 | Giảm ĐLCTƯĐ < 60ml/phút/1,73m2 | Nhị giá | Có, không |
24 | Natri | Liên tục | mEq/L |
Kali | Liên tục | mEq/L | |
26 | Clorua | Liên tục | mEq/L |
27 | NT-proBNP | Liên tục | pmol/mL, pg/mL |
28 | sST2 | Liên tục | ng/mL |
29 | Phân suất tống máu thất trái | Liên tục | % |
30 | Đường kính thất trái cuối tâm thu | Liên tục | mm |
31 | Đường kính thất trái cuối tâm trương | Liên tục | mm |
32 | Thể tích thất trái cuối tâm thu | Liên tục | ml/m2 |
33 | Thể tích thất trái cuối tâm trương | Liên tục | ml/m2 |
34 | Thể tích nhĩ trái | Liên tục | ml/m2 |
35 | Bóng tim to (X quang ngực) | Nhị giá | Có, không |
36 | Tái phân bố tuần hoàn phổi (X quang) | Nhị giá | Có, không |
37 | Tràn dịch màng phổi (X quang) | Nhị giá | Có, không |
38 | Điều trị thuốc ức chế men chuyển | Nhị giá | Có, không |
39 | Điều trị chẹn thụ thể angiotensin II | Nhị giá | Có, không |
40 | Điều trị chẹn beta | Nhị giá | Có, không |
41 | Điều trị statin | Nhị giá | Có, không |
42 | Điều trị kháng kết tập tiểu cầu | Nhị giá | Có, không |
43 | Điều trị ĐKA | Nhị giá | Có, không |
44 | Điều trị thuốc kháng đông | Nhị giá | Có, không |
45 | Điều trị thuốc nhóm nitrat | Nhị giá | Có, không |
46 | Điều trị digoxin | Nhị giá | Có, không |
47 | Tử vong do mọi nguyên nhân | Nhị giá | Có, không |
48 | Tử vong do nguyên nhân tim mạch | Nhị giá | Có, không |
49 | Thời gian tử vong | Liên tục | Tháng |
50 | Nhập viện do suy tim xấu đi | Nhị giá | Có, không |
51 | Thời gian nhập viện lần 1 | Liên tục | Tháng |
52 | Tần suất nhập viện | Liên tục | Lần/năm |
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu
2.6.1 Xét nghiệm định lượng nồng độ sST2
- Thời điểm xét nghiệm: Thực hiện lấy máu xét nghiệm sST2 trong vòng 24 giờ sau khi nhận vào nghiên cứu.
- Cách lấy mẫu: Dùng bơm tiêm vô trùng rút 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông, chuyển đến phòng xét nghiệm.
- Nơi thực hiện xét nghiệm: Khoa Sinh Hoá, bệnh viện Chợ Rẫy
- Cách lưu trữ mẫu: Sau khi đưa đến phòng xét nghiệm, mẫu máu được quay li tâm với tốc độ 3500 vòng/phút trong 10 phút. Sau khi quay li tâm, 200 µl huyết thanh được trữ ở nhiệt độ ─2000C và được xét nghiệm khi có đủ mẫu. (Với nhiệt độ này,
mẫu huyết thanh ổn định trong 18 tháng).
- Phương pháp xét nghiệm: Định lượng nồng độ sST2 bằng bộ mẫu Presage® ST2 của công ty Critical Diagnostics trên máy ASPECT theo phương pháp ELISA.
- Phương pháp thực hiện cụ thể: Quy trình xét nghiệm và tính toán nồng độ
sST2 được trình bày trong phụ lục 3.
- Giá trị sST2 ở người Việt Nam có trung bình 16,3 ± 8,52 ng/mL, trung vị 13,68 ng/mL (10,46 - 19,16 ng/mL) 37.
- Giá trị ngưỡng tham chiếu xác định tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn theo Cục Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo là 35 ng/ml 188.
2.6.2 Thu thập dữ liệu
2.6.2.1 Thu dung bệnh nhân và thu thập dữ liệu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn thỏa các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có các tiêu chuẩn loại trừ, bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu được thu nhận vào nghiên cứu.
Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy có các triệu chứng nghi ngờ suy tim và các triệu chứng này kéo dài ít nhất 4 tuần trước khi đến khám tại bệnh viện sẽ được thăm khám cẩn thận và thực hiện siêu âm tim qua thành ngực, xét nghiệm định lượng NT-proBNP để chẩn đoán xác định suy tim mạn (với NT-proBNP > 125 pg/mL).