Thực Hiện Xét Nghiệm Định Lượng Sst2 Trong Thực Hành Lâm Sàng


Năm 2018, Pascual-Figal đã chỉ ra sự sản xuất sST2 tại nhu mô phổi. Có mối liên quan giữa tăng độ dày phế nang và tăng sST2 thể hiện mối liên quan giữa mức độ sung huyết phổi và sự sản xuất sST2. sST2 được phát hiện trong biểu mô phế nang và được tiết ra bởi các tế bào phế cầu loại II để đáp ứng với sức căng cơ học. Như vậy, phổi có liên quan đến sản xuất sST2 trong suy tim cấp và suy tim mạn 185.

Như vậy, nguồn sản xuất chính của sST2 không chỉ có cơ tim mà còn có sự đóng góp của phổi và nội mô mạch máu khi có suy tim và sung huyết phổi. Sự gia tăng sST2 không chỉ đáp ứng với tình viêm, xơ hóa, tái cấu trúc cơ tim mà còn đáp ứng với những thay đổi về huyết động trong bệnh cảnh suy tim (Hình 1.6).

Hình 1 6 Các nguồn sản xuất protein sST2 trong suy tim Nguồn Antonio Bayés Genis 2018 1

Hình 1.6 Các nguồn sản xuất protein sST2 trong suy tim

“Nguồn: Antonio Bayés-Genis, 2018” 181

1.3.4 Thực hiện xét nghiệm định lượng sST2 trong thực hành lâm sàng


1.3.4.1 Xét nghiệm sST2 trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng

Các xét nghiệm ELISA đầu tiên để định lượng sST2 được phát triển vào năm 2000 186. Có ba bộ mẫu xét nghiệm chính đã được phát triển là MBL ST2 ELISA (Medical & Biological Laboratories), Human ST2/IL-1 R4 DuoSet® (ST2 R & D Systems) và Presage ST2 Assay 187. Bộ kit xét nghiệm nhanh Aspect Plus assay (Critical Diagnostics, San Diego, CA, Hoa Kỳ) đã được phát triển gần đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Chưa có đánh giá để xác định bộ mẫu nào tốt hơn. Các bộ mẫu xét nghiệm

không tương thích và làm cho việc lý giải, so sánh trên lâm sàng khó khăn. Các bộ


mẫu xét nghiệm MBL ST2 và ST2 R & D chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu. Nồng độ sST2 được đo bằng xét nghiệm Presage ST2 là phương pháp duy nhất được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ cấp phép và được dán nhãn CE (Conformitée Européenne). Kết quả từ xét nghiệm nhanh Aspect Plus ST2 và xét nghiệm ELISA Presage ST2 có tương quan tốt ở giá trị ngưỡng được đề xuất là 35 ng/mL để tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn 188. Nồng độ sST2 của ba bộ mẫu xét nghiệm không tương quan với nhau do khác nhau về phương pháp và tiêu chuẩn 187.

1.3.4.2 Diễn giải kết quả sST2 trong thực hành lâm sàng

Nồng độ sST2 ở người Việt Nam có trung bình 16,3 ± 8,52 ng/mL, trung vị 13,68 ng/mL (10,46 - 19,16 ng/mL). Nồng độ sST2 ở nam cao hơn so với nữ 37.

ST2 hòa tan không chỉ phản ánh tình trạng viêm tại tim và hệ thống nhưng cũng liên quan tình trạng căng cơ học tim. Tình trạng viêm xảy ra đồng thời ở bệnh nhân suy tim có thể làm sST2 thay đổi. Do có liên quan đến cả viêm và sự căng cơ học tim, sST2 có thể là một yếu tố dự báo kết quả mạnh và độc lập trong bệnh cảnh có đồng thời suy tim mạn và các bệnh lý viêm 189. Sử dụng sST2 để tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn cần lưu ý các bệnh lý khác đi kèm có thể ảnh hưởng đến nồng độ sST2.

1.4 Các nghiên cứu của sST2 trong suy tim mạn

Dựa trên cơ sở nồng độ sST2 cao có liên quan đến gia tăng xơ hóa cơ tim, tái cấu trúc tim bất lợi và kết cục tim mạch xấu hơn 180, có nhiều nghiên cứu về vai trò tiên lượng của sST2 trong suy tim mạn có PSTM giảm. Các nghiên cứu cho thấy sST2 có vai trò tiên lượng độc lập và gia tăng khi kết hợp với các dấu ấn sinh học khác ở bệnh nhân suy tim mạn 190-195.

1.4.1 Liên quan sST2 với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trong suy tim mạn

Nồng độ sST2 trong các nghiên cứu Lori B. Daniels, Nils Kuster, İbrahim Gül, Wayne Miller, Bahuleyan có phân phối không chuẩn, nồng độ sST2 trong các nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim mạn có trung vị dao động từ 24 ng/ml đến 46,36 ng/ml

26,31,196-198.

Các nghiên cứu của Bonnie Ky (năm 2011, 1141 bệnh nhân), Michele Emdin (2018, 4268 bệnh nhân) cho thấy nhóm sST2 cao có tuổi, tỷ lệ nam giới, phân nhóm NYHA, có tỷ lệ bệnh đồng mắc THA và ĐTĐ và nồng độ NT-proBNP cao hơn199,


200. Hanna Gaggin (năm 2013, 151 bệnh nhân) thì chỉ cho thấy sự khác biệt về giới ở nhóm có sST2 cao và thấp, không có sự khác biệt về tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể, nồng độ NT-proBNP, phân suất tống máu thất trái và phân độ NYHA 32.

Về nguyên nhân gây suy tim, nghiên cứu của Jamshed J. Dalal, Hanna K. Gaggin, Lori B. Daniels cũng cho thấy không có sự khác biệt tỷ lệ suy tim mạn do bệnh mạch vành ở nhóm có và không có tăng sST2 31,32,201. Nghiên cứu của Lori B. Daniels cho thấy không có sự khác biệt tỷ lệ NMCT cũ ở nhóm có hay không có tăng sST2 31.

1.4.2 Mối liên quan giữa sST2 và các yếu tố lâm sàng và dấu ấn sinh học khác

Các nghiên cứu của Damien Gruson (2014), Zhang (2014), Yao (2015), Karolina (2014 và 2017), Sebastian Sobczak (2014), Dario Grande (2017) và Yucel (2018) cho thấy sST2 có liên quan với phân độ NYHA và tần số tim lúc nhập viện. Nồng độ sST2 cao hơn ở các nhóm có phân độ NYHA cao hơn, sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê. Tần số tim lúc nhập viện cũng tương quan thuận với nồng độ sST2 trong khi các chỉ số HA tâm thu và HA tâm trương thì không có sự liên quan

33-36,202-205.

Các nghiên cứu của Karolina (2014 và 2017) và Sebastian Sobczak (2014) cho thấy sST2 có liên quan với tình trạng suy tim nặng hơn, tăng độ NYHA và cần tăng liều hay bổ sung thuốc lợi tiểu trong thời gian theo dõi 1 năm 33,34,204.

Các nghiên cứu của Zhang (2014), Yao (2015) và İbrahim Gül (2017) cho thấy sST2 có có tương quan nghịch với natri máu, triglycerid, cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, độ lọc cầu thận và hemoglobin lúc nhập viện 35,36,197.

Các nghiên cứu của Zhang (2014), Yao (2015), Dario Grande (2017) và İbrahim Gül (2017) ghi nhận sST2 có tương quan nghịch với PSTMTT 35,36,197,202. Nghiên cứu của İbrahim Gül (2017) ghi nhận sST2 có tương quan thuận với kích thước nhĩ trái và sự hiện diện của giãn thất phải 197.

Các nghiên cứu của Damien Gruson (2014) Zhang (2014) Yao (2015) và Denise Traxler (2020) ghi nhận nồng độ sST2 lúc nhập viện tương quan thuận với NT-proBNP 35,36,203,206. Nghiên cứu của Damien Gruson (2014) ghi nhận sST2 tương quan thuận với BNP 203. Nghiên cứu của Yao ghi nhận nồng độ sST2 tương quan


thuận với hsCRP 35. Nghiên cứu của Denise Traxler ghi nhận sST2 tương quan thuận với GDF15 và không tương quan với hs-Troponin 206. Nghiên cứu của Ioannis Ventoulis (2015) ghi nhận sST2 không tương quan với NGAL ở bệnh nhân suy tim mạn 207.

Như vậy, các nghiên cứu khá tương đồng về mối liên quan giữa sST2 với các chỉ số lâm sàng như phân độ NYHA, tần số tim lúc nhập viện, PSTMTT. sST2 cũng có tương quan thuận với các dấu ấn sinh học như NT-proBNP, BNP, GDF15 ở bệnh nhân suy tim. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sST2 với nồng độ natri máu, triglycerid, cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, độ lọc cầu thận, hemoglobin lúc nhập viện, kích thước nhĩ trái, tình trạng suy tim nặng hơn, cần tăng liều hay bổ sung thuốc lợi tiểu trong thời gian theo dõi.

1.4.3 Vai trò tiên lượng của sST2 trong suy tim mạn

1.4.3.1 Các phân tích tổng hợp (phân tích gộp)

Vai trò tiên lượng độc lập của sST2 trong suy tim mạn được đánh giá qua phân

tích gộp của Alberto Aimo và phân tích tổng quan hệ thống của Guoqi Dong.

Alberto Aimo (năm 2017) đánh giá tổng hợp 7 nghiên cứu với 6372 bệnh nhân suy tim mạn tính cho thấy sST2 có vai trò tiên lượng đối với tử vong do mọi nguyên nhân (HR 1,75; KTC 95% 1,37–2,22) và tử vong do tim mạch (HR 1,79; KTC 95%: 1,22–2,63) (cả hai với p < 0.001) 192. Guoqi Dong (năm 2021) trong phân tích gộp/ tổng quan hệ thống khảo sát 11 nghiên cứu với 5121 bệnh nhân cho thấy nồng độ sST2 cao tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân dài hạn (HR 1,03; KTC 95% 1,02- 1,04), tử vong do mọi nguyên nhân kết hợp tái nhập viện do suy tim dài hạn (HR 1,42; KTC 95% 1,27-1,59) và tử vong do tim mạch kết hợp nhập viện do suy tim dài hạn (HR 2,25; KTC 95% 1,82-2,79) 208. Như vậy, qua 2 phân tích gộp cho thấy sST2 có vai trò tiên lượng độc lập với các biến cố tử vong do tim mạch hay do mọi nguyên nhân, nhập viện và tái nhập viện do suy tim.

Michele Emdin (2018) thực hiện phân tích gộp 6 nghiên cứu với 4268 bệnh nhân suy tim mạn nhằm đánh giá giá trị tiên lượng độc lập và phối hợp của sST2 trong suy tim mạn. Trong thời gian theo dõi trung bình 2,4 năm, có 1319 bệnh nhân (31%) tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó có 932 bệnh nhân (22%) tử vong do


tim mạch. Điểm cắt sST2 tốt nhất để tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim là 28 ng/ml với log-rank lần lượt là 117.6, 61.0 và 88.6; tất cả p <0.001) (Biểu đồ 1.3).

Biểu đồ 1 3 Giá trị tiên lượng của sST2 theo điểm cắt 28 ng ml Nguồn Michele 2

Biểu đồ 1.3 Giá trị tiên lượng của sST2 theo điểm cắt 28 ng/ml

“Nguồn: Michele Emdin, 2018” 199

Trong mô hình phối hợp các yếu tố lâm sàng cũng cho thấy nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim tăng lần lượt là 26%, 25% và 30% với mỗi mức sST2 tăng gấp đôi. sST2 có giá trị tiên lượng độc lập trên các phân nhóm dân số nghiên cứu. Nghiên cứu kết luận sST2 không những có giá trị tiên đoán mạnh mẽ, độc lập về tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim mà còn gia tăng giá trị khi kết hợp với NT-proBNP và troponin (Biểu đồ 1.4) 199.

Biểu đồ 1 4 So sánh tiên lượng của sST2 NT proBNP và troponin T Nguồn Michele Emdin 3

Biểu đồ 1.4 So sánh tiên lượng của sST2, NT-proBNP và troponin T

“Nguồn: Michele Emdin, 2018” 199


Alberto Aimo thực hiện phân tích gộp lần 2 (2020) 13 nghiên cứu với 5301 bệnh nhân khảo sát các dấu ấn sinh học sST2, NT-proBNP, hs-TnT với thời gian theo dõi lên đến 5 năm. Tiêu chí chính là tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim tại thời điểm 1 và 5 năm. Dân số nghiên cứu có PSTMTT trung bình 28%, NT-proBNP trung bình 1564 ng/L, hs-TnT 21 ng/L và sST2 29 ng/mL. Nghiên cứu cho thấy sST2 có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, PSTMTT, nhóm dân tộc và các biến số khác. sST2 kết hợp với NT-proBNP và hs-TnT cho phép phân tầng nguy cơ chính xác hơn so với NT-proBNP đơn lẻ hoặc kết hợp NT-proBNP và hs-TnT 209.

Bảng 1.1 Các phân tích gộp vai trò tiên lượng của sST2 trong suy tim mạn

Tác giả (năm)

n (N)

Dấu ấn sinh học


Tiêu chí đánh giá Kết quả

Alberto Aimo (2017)192

6372

(7) sST2

Tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tim mạch

sST2 tiên lượng độc lập tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tim mạch

Michele Emdin (2018) 199


Alberto Aimo (2020) 209


Guoqi

4268

(6)


5301

(13)


5121

sST2, NT-

proBNP, hs-TnT sST2, NT-

proBNP, hs-TnT

Tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim

Tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim

Tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim

sST2 tiên lượng mạnh mẽ và độc lập tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim

sST2 có giá trị tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện do suy tim và không phụ thuộc tuổi

sST2 tiên lượng dài hạn tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim

Dong

(2021) 208

(11) sST2

mạch, nhập viện do suy tim.

mạch kết hợp nhập viện do suy tim,

tử vong do mọi nguyên nhân kết hợp tái nhập viện do suy tim

n (N): số bệnh nhân (số nghiên cứu) trong phân tích gộp

Như vậy, cả 4 phân tích gộp được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021 về vai trò của sST2 trong suy tim mạn đều cho thấy sST2 là yếu tố tiên lượng mạnh mẽ, độc lập các biến cố tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và nhập viện trong suy tim (Bảng 1.4).


1.4.3.2 Các nghiên cứu đánh giá vai trò của sST2 trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm

Bảng 1.2 Các nghiên cứu vai trò tiên lượng sST2 trong suy tim

Tác giả năm

n BN

PSTMTT


Theo dõi Tiêu chí chính Kết quả

Antoni

2010

146


Daniels

2010

31


Gaggin


48


588

Tây Ban Nha

II-IV ≤40%

Hoa Kỳ II-IV <50%

sST2, NT-

proBNP

1 năm

sST2, BNP 1

năm

sST2, GDF-

Tử vong do tim mạch, nhập viện do suy tim, cần ghép tim khẩn

Tử vong do mọi nguyên nhân

Suy tim xấu đi, nhập viện

sST2 tiên lượng tử vong do tim mạch, nhập viện do suy tim, cần ghép tim khẩn

sST2 tiên lượng tử vong do mọi

nguyên nhân trong 1 năm

sST2 có vai trò tiên lượng và dự

2014

32


Karolina

151 Hoa Kỳ II-IV ≤40%


Phần Lan

15, hsTnT, NT-proBNP 10 tháng sST2, NT-

do suy tim, rối loạn nhịp thất, hội chứng vành cấp, tử vong do tim mạch

Tử vong –Tổng hợp tái

đoán thay đổi chức năng thất trái. sST2 có giá trị tiên lượng phối hợp với lâm sàng và NT-proBNP sST2 có giá trị tiên lượng ngắn

2014

34


Sebastian

2014

33


Zhang

2014

36


Yao

167


145


1244

I-III

≤ 45%

Phần Lan II-IV

<30%

Trung Quốc II-IV

proBNP

1 năm

sST2, NT-

proBNP

1 năm

sST2, NT-

proBNP

1 năm

sST2, NT-

nhập viện do suy tim,

tăng độ NYHA

Tử vong do tim mạch, tái nhập viện, tăng độ NYHA, tăng liều lợi tiểu

Tử vong do mọi nguyên nhân

hạn TV và tổng hợp các biến cố trong thời gian theo dõi 1 năm sST2 có giá trị phân tầng nguy cơ ngắn hạn, gia tăng giá trị khi kết hợp với NT-proBNP

sST2 tiên lượng tử vong do mọi

nguyên nhân trong 1 năm


sST2 tiên lượng tử vong do mọi

2015

35


Karolina

126 Trung Quốc

II-IV <40%


Phần Lan

proBNP, hsCRP 1 năm sST2,

Tử vong do mọi nguyên nhân

nguyên nhân độc lập hay kết hợp với NT-proBNP, hsCRP, PSTM


sST2 tiên đoán nhập viện do suy

2017

204


Gül

167

I-III≤ 45%

Thỗ Nhĩ Kỳ

Glucose

1 năm

sST2

Nhập viện do suy tim

tim trong 1 năm


sST2 tăng cao dự đoán nguy cơ

2017

197

130

II-IV

<40%

1 năm Tử vong do tim mạch

cao các kết cục bất lợi

Dalal

2018

201


Bahuleyan


150

Ấn Độ

II-IV

Ấn Độ

sST2

1-2 năm


sST2

Tử vong hay cần ghép tim


Tử vong do tim mạch và

sST2 tiên lượng độc lập tử vong do tim mạch, sST2 có giá trị tốt hơn NT-proBNP và BNP

sST2 tiên lượng tử vong do tim

2018 196 141

Kurlians-

II-IV

<50%

Nga

1 năm

NT-proBNP,

nhập viện do suy tim


Nhập viện do suy tim,

mạch và nhập viện do suy tim

sST2 tiên lượng nhập viện do suy

kaya 210

2020

132

II-IV

sST2,gal-3

1 năm

cần ghép tim hay tử vong.

tim, cần ghép tim hay tử vong ở

bệnh nhân suy tim NYHA III-IV.



Tóm lại, các nghiên cứu lâm sàng về vai trò tiên lượng của sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn có PSTM giảm đều ghi nhận sST2 là yếu tố tiên lượng độc lập biến cố nhập viện do suy tim, tử vong do mọi nguyên nhân hay tử vong do tim mạch với thời gian theo dõi 1 năm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra giá trị ưu thế của sST2 trong tiên lượng các biến cố ở bệnh nhân suy tim, sST2 gia tăng giá trị tiên lượng khi kết hợp với các yếu tố lâm sàng hay các dấu ấn sinh học khác như NT-proBNP, BNP.

1.4.3.3 Các nghiên cứu so sánh sST2 và các dấu ấn sinh học khác trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn

Nghiên cứu của Hanna Gaggin (2014), Jamshed Dalal (2018) so sánh các dấu ấn sinh học sST2 với Troponin, GDF-15, BNP và NT-proBNP cho thấy sST2 có vai trò tiên lượng vượt trội so với các dấu ấn còn lại về tử vong và nhập viện do suy tim trên bệnh nhân suy tim mạn 32,201. Hơn nữa, giá trị tiên lượng của sST2 trong suy tim mạn không phụ thuộc vào NT-proBNP và hs-TnT 199 và ít bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hơn so với hai dấu ấn sinh học này 209. sST2 cũng cho thấy vai trò tiên lượng vượt trội so với một dấu ấn sinh học khác về xơ hóa cơ tim là Gal-3 146,211.

Các nghiên cứu của Hanna Gaggin (2014), Sebastian Sobczak (2014) và Heng- Chen Yao (2015) cho thấy sST2 gia tăng giá trị tiên lượng các biến cố trên bệnh nhân suy tim mạn khi phối hợp với NT-proBNP, hs-CRP hay các yếu tố lâm sàng 32,146, 33,

35. Nghiên cứu Manon Barutaut (2020) cho thấy sST2 gia tăng giá trị tiên lượng khi phối hợp với Gal-3 212.

Như vậy, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy giá trị tiên lượng của sST2 vượt trội so với Troponin, GDF-15, BNP và NT-proBNP. Giá trị tiên lượng các biến cố của sST2 trong suy tim mạn gia tăng khi phối hợp với NT-proBNP, hs-CRP, Gal-3 hay các yếu tố lâm sàng.

1.4.4 Các nghiên cứu về sST2 tại Việt Nam

Cho tới tháng 5 năm 2022, có 5 nghiên cứu về sST2 tại Việt Nam.

1.4.4.1 Nghiên cứu về khoảng tham chiếu của sST2 trên người bình thường

Lê Ngọc Hùng (2015, n = 151) thực hiện nghiên cứu đánh giá tính chuẩn hóa của bộ kit xét nghiệm Presage™ ST2 ELISA và xác định khoảng tham chiếu ở người Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy bộ kit xét nghiệm Presage™ ST2 ELISA đạt các tiêu

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí