Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX thực chất là vấn đề đi tìm một phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp nhất với các bên liên quan trên con đường tiến lên hiện đại. Trong quá trình đó, cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu đã lần lượt trải qua nhiều hình th ức tổ chức nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một hình thức tổ chức cộng đồng nào đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của người Đức trước năm 1871. Bối cảnh đó buộc các cư dân nói tiếng Đức phải liên tục đấu tranh cho một phương thức tổ chức nhà nước phù hợp hơn. Tuy nhiên, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) gặp phải trở lực từ nhiều phía. Các bên tham gia đều có các mục tiêu, tiềm lực, và biện pháp khác nhau tuỳ theo diễn biến thực tế của tình hình.

Vương quốc Phổ, mặc dù là một thành viên của LB Đức 1815-1866 được hưởng nhiều quyền lợi của một nước thắng trận trong Hội nghị Viên năm 1815 và đang cùng Áo làm chủ thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u, nhưng vẫn chưa hài lòng với trật tự hiện có do Áo đứng đầu và vị trí th ứ hai đáng mơ ước đối với nhiều nhà nước khác. Điều đó khiến Phổ trở thành một trong những lực lượng ráo riết và nhiệt tình nh ất trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc lật đổ trật tự hiện tồn và thiết lập một thể chế mới có lợi nhất cho Phổ.

Tuy nhiên, quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một vấn đề vừa mang tính giai c ấp và dân tộc, nhưng đồng thời vừa mang tính qu ốc tế và thời đại. Phổ không phải là lực lượng duy nhất muốn thay đổi trật tự hiện tồn bằng một trật tự mới có lợi hơn cho các bên tham gia tạm thời thất thế. Phổ ngay từ đầu cũng là lực lượng không phải có thể tự quyết được mọi vấn đề có liên quan đến vận mệnh của chính mình cũng như của các dân tộc khác. Vậy, tại sao từ chỗ không còn gì để mất trong Hiệp ước Tilsit năm 1807, Phổ lại trở thành lực lượng không chỉ đã đảm đương và hoàn thành sứ mệnh lịch sử thống nhất nước Đức năm 1871, mà còn thay

đổi bản đồ chính tr ị châu Âu và đưa nước Đức trở thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới đầu thế kỷ XX?

Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) xét cho cùng là một nhiệm vụ cụ thể trong một thời điểm lịch sử nhất định của chiến lược phát triển dài hơi và tham vọng vô biên của vương triều Phổ. Tuy nhiên, tại sao cùng tham gia vào quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX không chỉ có Phổ, nhưng cuối cùng chỉ có họ thực hiện được tham vọng thời đại, trong khi các lực lượng có liên quan khác lần lượt bất lực nhìn Ph ổ qua mặt giành lấy mục tiêu của mình? Trong tiến trình lịch sử phức tạp ấy, tất cả các bên tham gia đều có các mục tiêu, biện pháp, và vai trò khác nhau. Vậy mục tiêu và biện pháp của Phổ là gì và vai trò c ủa họ ra sao trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) trong so sánh với các lực lượng chính trị khác cùng tham gia giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX? Trả lời các câu hỏi đó chính là lý do tại sao việc nghiên cứu Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) trở nên hết sức cấp thiết hiện nay.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- Tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ.

- Làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức trong những năm 1848-1871.

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 2

- Đưa ra những kết luận mang tính so sánh v ề vai trò của Vương quốc Phổ cũng như đặc điểm và tác động của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các bên liên quan.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan góp phần quyết định vị trí lãnh đạo của Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX.

- Giải thích t ại sao trong bối cảnh có nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia, nhưng chỉ có Vương quốc Phổ đạt được mục tiêu cuối cùng như mong muốn.

- Đánh giá vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức, giải thích đặc điểm, và phân tích tác động của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế XIX đối với các bên liên quan.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức những năm 1848-1871.

- Các nhân tố chủ quan và khách quan quy định vai trò lãnh đạo của Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX.

- Thực tiễn lịch sử quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) dưới sự lãnh đạo của Otto von Bismarck cũng như mối quan hệ giữa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX với các quá trình l ịch sử có liên quan khác.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Thời gian

Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có thể được chia thành nhiều giai đoạn và cũng trải qua nhiều cung bậc phát triển khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ chọn thời kỳ từ năm 1848 đến năm 1871 làm giới hạn nghiên cứu chủ yếu của mình. Mặc dù quá trình th ống nhất nước Đức có thể bắt đầu từ sau khi Hội nghị Viên năm 1815 kết thúc, nhưng thực tế chỉ có các diễn biến từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 mới có tính ch ất quyết định trực tiếp đối với quá trình hoàn thành th ống nhất nước Đức. Chính vì v ậy, đề tài này lấy cuộc Cách mạng 1848-1849 làm mốc mở đầu và việc Wilhelm I lên ngôi Hoàng đế Đức ngày 18 tháng 1 năm 1871 làm mốc kết thúc của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) theo con đường của Vương quốc Phổ.

3.2.2. Không gian

Các diễn biến của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) có một phạm vi không gian không chỉ trong các vùng lãnh thổ của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u, mà còn ở các nước có liên quan khác ở châu Âu. Tuy nhiên, đề tài này về cơ bản chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến lịch sử có liên quan trực tiếp đến quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của

Vương quốc Phổ thường diễn ra trong phạm vi biên giới lãnh thổ của các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 và Đế chế Đức thứ hai (1871-1918) sau đó.

3.2.3. Nội dung

Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một vấn đề phức tạp, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số nội dung như sau:

- Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-

1871).

- Bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có ảnh hưởng đến quá trình th ống

nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX.

- Quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường chiến tranh cách mạng của Vương quốc Phổ từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871.

4. Các nguồn tài liệu

- Các tài liệu kinh điển: gồm các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

- Các nguồn tài liệu gốc ở các trung tâm lưu trữ liên bang, quốc gia, tiểu bang, thành phố, địa phương, các trường đại học của CHLB Đức về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói chung và Vương quốc Phổ nói riêng.

- Các nghiên cứu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đã được công bố bằng nhiều hình th ức khác nhau.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài này được triển khai trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và các quá trình cách m ạng ở các nước tư bản chủ nghĩa thời cận đại và vai trò của giai cấp tư sản trong quá trình hình thành các quốc gia nhà nước mang màu sắc tư bản chủ nghĩa cũng như các quan điểm của Việt Nam về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) được tiếp cận, nghiên cứu, và giải quyết bằng phương pháp lịch sử và

phương pháp logic trong sự kết hợp với các phương pháp chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác . Tiêu biểu nhất trong số này là các phương pháp định tính, định lượng, phân tích, và so sánh.

6. Đóng góp của luận án

Thứ nhất, đề tài đã đặt ra và góp phần giải quyết một trong những vấn đề có tính b ản chất nhất của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói riêng và quá trình ti ến lên hiện đại của nước Đức thời cận đại nói chung.

Thứ hai, đề tài cung cấp thêm một góc nhìn m ới rất có hệ thống về diễn trình cũng như bản chất của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) theo con đường của Vương quốc Phổ.

Thứ ba, đề tài cung cấp thêm một hệ thống các thuật ngữ khoa học về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX để giới nghiên cứu Việt Nam có thể tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn trong các công trình nghiên cứu có liên quan về sau.

Thứ tư, đây là công trình khoa học đầu tiên của Việt Nam đi sâu nghiên cứu và tập trung làm rõ vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX.

Thứ năm, đề tài là một nguồn tư liệu tham khảo chuyên sâu cho những người có quan tâm về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói riêng và lịch sử châu  u cận đại nói chung. Trong đó, có rất nhiều thông tin tư liệu và kết luận khoa học lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án được cấu trúc thành bốn chương chính như sau:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước quy định vai trò lãnh đạo của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871)

Chương 3. Vương quốc Phổ với quá trình th ống nhất nước Đức (1848-

1871)

Chương 4. Một số nhận xét về vai trò của Vương quốc Phổ trong quá

trình th ống nhất nước Đức (1848-1871)

B. PHẦN NỘI DUNG


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌN H NGHIÊN CỨU


1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Việc nghiên cứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX ở Việt Nam đã được đặt ra một cách nghiêm túc bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và điều kiện lịch sử phức tạp, quá trình nghiên c ứu này ở Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn chủ yếu. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ lúc có các thông tin đầu tiên về nước Đức thời trung đại cho đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 ở Việt Nam. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1945 cho đến khi Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ lúc đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của mục này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình vào một số thành tựu chủ yếu của Việt Nam trong việc nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong ba giai đoạn chính .

Giai đoạn những năm 1945-1975, ở miền Bắc Việt Nam dưới chính th ể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quá trình nghiên c ứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện trong khoảng 20 tác phẩm. Tiêu biểu nhất trong số này là các giáo trình đại học và tài liệu hướng dẫn học tập của khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Đặc biệt, cuốn Lịch sử cận đại của Khu học xá Trung ương giới thiệu chương trình gi ảng dạy lịch sử thế giới cận đại của học sinh trung học ở Liên Xô cho đọc giả Việt Nam [15].

Năm 1960, Phân khoa Sử, Trường ĐHSP Hà Nội xuất bản cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1: 1640-1870 và xem quá trình th ống thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử [30]. Trong khi đó, Q. 2: 1870-1914 của bộ sách này lại chủ yếu đặt nó trong mối quan hệ với Chiến tranh Pháp-Phổ và Công xã Paris [31]. Quá trình th ống nhất nước Đức trong bộ sách trên gần như được tóm tắt lại

trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Ban Sử, Trường ĐHSP Hà Nội được xuất bản cùng năm [1].

Năm 1963, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong bối cảnh phục hồi của các nền quân chủ Đức những năm 1815-1848 được phác thảo phần nào trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1, T. 1 (1690-1850) của Phân khoa Sử, Trường ĐHSP Hà Nội [32], trong khi Q. 1, T. 2 (1850-1870) của bộ sách lại nhấn mạnh bối cảnh kinh tế, chính tr ị, và xã hội của quá trình th ống nhất nước Đức [33]. Cũng trong năm đó, Q. 2: 1870-1914 của bộ sách xem quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc ở Đức thời kỳ 1871-1914 [34].

Bổ sung cho bức tranh trên là cuốn Tài liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại của Đặng Bích Hà, Nguy ễn Văn Đức, Phan Ngọc Liên, Lê Văn Trinh năm 1967 [7]. Hai năm sau (1969), Tổ Sử thế giới cận đại, Khoa Sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội xem cuộc khủng hoảng kinh tế, chính tr ị, và xã hội nửa đầu thế kỷ XIX chính là các tiền đề cơ bản cho quá trình th ống nhất nước Đức sau đó trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại: Giáo trình dùng cho h ọc sinh năm thứ hai ngành Sử, P. 2, T. 1 [39] và bản chất giai cấp của quá trình đó trong T. 2 (P. 3) [40, tr. 155-319].

Một năm sau (1970), tính ch ất cách mạng của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được khẳng định trong cuốn Giáo trình l ịch sử thế giới cận đại, P. 1, T. 1 của Vũ Dương Ninh và Hồ Gia Hường [23]. Năm 1971, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải giới thiệu lại các tiền đề của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1, T. 1: 1640-1870 [3], còn quyền 1,

T. 2: 1640-1870 của Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị lại xem bối cảnh quốc tế của nước Đức đầu thế kỷ XIX là nhân tố không thể thiếu của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) [9], trong khi cuốn Giáo trình lịch sử thế giới cận đại, P. 1, T. 2 của Tổ Lịch sử thế giới, Khoa Sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội lại đánh giá tính chất quyết định của các nhân tố hình kinh t ế, chính tr ị, và xã hội của nước Đức trong cùng thời gian [38].

Trong thời kỳ này, ở miền Nam Việt Nam, vấn nước Đức thế kỷ XIX không phải là một câu hỏi lớn trong cuốn Lịch sử thế giới do Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang Nguyễn Kim Bảng biên soạn những năm 1954-1955 ở Sài Gòn. Đến năm

1975, Hoàng Ngọc Thành xem các mối quan hệ ngoại giao của Áo và Phổ là nhân tố quyết định cho quá trình thống nhất nước Đức năm 1871 trong cuốn Lịch sử chính trị và bang giao quốc tế Âu châu: giai đoạn 1848-1914 từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến đệ nhất thế chiến [34].

Tóm lại, nhìn vào danh sách các tà i liệu được xuất bản và lưu hành phổ biến ở Việt Nam nói về nước Đức trong thời kỳ 1945-1975 có thể thấy rằng không có một tài liệu nào trực tiếp và tập trung bàn về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Thay vào đó, các thông tin về quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chỉ được đề cập khái quát như là một bộ phận của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Phần lớn các tài liệu đó đều do các học giả của Tổ Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội biên soạn và giới thiệu trên cơ sở các nguồn tư liệu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Chính vì v ậy, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong các tài liệu này chịu ảnh hưởng về cả phương pháp lẫn tư liệu của các nước xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn những năm 1976-1986, việc nghiên cứu về nước Đức ở Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan điểm xã hội chủ nghĩa giờ càng được quát triệt một cách sâu sắc và triệt để hơn nữa. Trong bối cảnh đó, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được đề cập ở những mức độ khác nhau trong các tác phẩm dưới đây:

Trong khi cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 1 của Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên năm 1978 có miêu tả sơ qua tình hình chính tr ị nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX [4], cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 2 của Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị lại xem xét vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong bối cảnh quốc tế của châu Âu đương thời [10]. Một năm sau (1979), Phạm Gia Hải, Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Đức tiếp tục cho ra mắt cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 3, P. 1 và xem cuộc Cách mạng 1848-1849 ở Đức là mùa xuân của các dân tộc [11]. Một năm sau nữa (1980), Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên giới thiệu lại quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1670), Q. 1, T. 3, P. 2 của bộ sách [8].

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí