Vai Trò Của Vương Quốc Phổ Trong Quá Trình Thống Nhất Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix Qua Các Vấn Đề Nội Bộ Của Lb Đức 1815-1866

Đến năm 1985, Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết cho ra mắt cuốn Lịch sử cận đại thế giới, Q. 3 [12], nhưng không chú trọng vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, trong khi lại xem quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) là một phần của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Hai năm sau (1987), cuốn Lịch sử cận đại thế giới, Q. 2 của Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết xem lịch sử nước Đức giai đoạn 1871-1914 nằm trong chuỗi dây chuyền chuyển hoá của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước [13].

Đó là những nỗ lực rất đáng trân trọng trong những ngày đầu hoà bình c ủa đất nước. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian rất dài hơn bốn thập kỷ, nhưng về số lượng chỉ có hơn 20 xuất bản về lịch sử thế giới giới cận đại. Các thông tin về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX tương đối sơ lược. Phần lớn trong số này do hai đơn vị chuyên môn cấp tổ bộ môn của khoa Lịch sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐHSP Hà Nội, biên soạn. Cả nội dung, phương pháp, và tài liệu của các ấn phẩm này đều kế thừa cơ bản các thành tựu nghiên cứu của các học giả Liên Xô và Đông  u. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), chính vì th ế, được xem như là một cuộc cách mạng tư sản nằm trong xu thế vận động chung của nhân loại như một bước chuyển giao hoặc quá độ từ các xã hội có giai cấp, bóc lột giai cấp, và đấu tranh giai cấp tiến lên các xã hội phi giai cấp và bình đẳng tuyệt đối.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX chủ yếu vẫn được trình bày m ột cách ngắn gọn và tóm lược trong các giáo trình l ịch sử thế giới cận đại dùng cho sinh viên các chuyên ngành l ịch sử của các trường đại học và sách giáo khoa của học sinh phổ thông. Mặc dù số lượng các giáo trình nhi ều hơn và được chỉnh sửa, bổ sung cũng như cập nhật các thông tin chi tiết để tái bản nhiều lần, nhưng bản chất của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX về cơ bản vẫn được nhìn nh ận như một cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

Cuộc cách mạng tư sản này được khẳng định nhất quán trong cuốn Đại cương Lịch sử thế giới cận đại, T. 1 của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng năm 1995 [24] và tái bản năm 1997 [25]. Cũng năm đó (1997), bản chất tư sản của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) lại được hai tác giả trên củng cố thêm trong

tập hai của cuốn Đại cương Lịch sử thế giới cận đại [26]. Một năm sau (1998), tính chất cách mạng từ trên xuống của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được hai tác giả trên nhấn mạnh hơn trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại [27] và sau đó được tái bản thường niên cho đến hiện nay [28, tr. 108, 146-158].

Năm 2005, vai trò của Bismarck trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) được nhìn nh ận trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn Trung [21, tr. 100-103, 124-127] và trong lần tái bản măm 2007 [20]. Năm 2008, bản chất tư sản của quá trình th ống nhất nước Đức gần như không thay đổi trong T. 1 của cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm [16] và trong lần tái bản năm 2013 [19]. Cũng năm đó (2008), hệ quả của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) được xem xét trong các mối quan hệ quốc tế dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) [17] và tương tự như vậy trong lần tái bản 2016 [18].

Năm sau 2010, Lê Cung đưa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX vào trong trật tự tư sản vốn có của nó qua phần một (1566-1870) của cuốn Giáo trình L ịch sử thế giới cận đại [5]. Một năm sau (2011), cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn Trung lại nhấn mạnh tác động lâu dài của quá trình trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các mối quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [22]. Trong khi các giáo trình l ịch sử thế giới cận đại chưa thể thoát ra khỏi khuôn mẫu của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, cuốn Lịch sử châu  u của Đỗ Đức Thịnh [37] năm 2005 và Nước Đức - quá khứ và hiện tại của Nxb Văn hóa - Thông tin năm 2009 đã đưa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đến gần hơn, nhưng vẫn chưa thực sự rõ ràng [29].

Trong bối cảnh chung đó, Nguyễn Xuân Xanh đã góp phần thay đổi tình hình phần nào trong cuốn Nước Đức thế kỷ thứ XIX - Những thành tựu khoa học và kỹ thuật, nhưng lại tập trung chủ yếu vào các cuộc cải cách của Phổ trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XIX và cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ XIX như là các tiền đề cho quá trình th ống nhất nước Đức cùng thời gian [41]. Tương tự như vậy, bài Vai trò của liên minh thuế quan Phổ trong công cuộc thống nhất nước Đức nửa cuối thế kỉ XIX của Trần Ngọc Dũng đã khẳng định vai trò của nhân tố kinh tế

trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, nhưng vừa mang tính ch ất tổng hợp vừa né tránh các vấn đề cốt lỏi của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX [5, tr. 46- 56] như bản chất công cụ của Liên minh thuế quan. Trong bức tranh chung ấy, bài Vị thế của Vương quốc Phổ trong quan hệ quốc tế giai đoạn 1850-1871 của Trần Ngọc Dũng và Nguyễn Thị Huyền Sâm [6, tr. 48-60] hay Hệ thống thương mại độc quyền của Tây Ban Nha thời kỳ Habsburgs (1516-1700) - kết quả và những hạn chế của Phạm Thị Thanh Huyền [14] đã cho thấy một cách nhìn m ới đối với quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871).

Tóm lại, quá trình đổi mới của Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn đối với cả việc nghiên cứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Các ấn phẩm bằng tiếng Việt thời kỳ đổi mới về vấn đề nước Đức vừa nhiều hơn về số lượng vừa đảm bảo hơn về chất lượng. Tiêu biểu nhất trong số này là Giáo trình các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại của Nguyễn Văn Tận [35, tr. 57-70]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng các công trình khoa h ọc chuyên khảo bằng tiếng Việt về lịch sử nước Đức nói chung và vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói riêng. Giới nghiên cứu Việt Nam vẫn được ưu tiên khuyến khích nghiên c ứu các vấn đề của khu vực Đông Nam Á hoặc xa hơn là châu Á-Thái Bình Dương hơn là các vấn đề của thế giới phương Tây. Quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) thế nên không nằm trong diện được ưu tiên đầu tư nghiên cứu của Việt Nam. Chính vì v ậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều nguồn thông tin hơn về vai trò của các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) nói riêng và quá trình nghiên c ứu lịch sử châu  u nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới

Việc nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX ở các nước công nghiệp phát triển đã bao quát gần như tất cả mọi góc cạnh và yếu tố cần thiết của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) dưới sự lãnh đạo của Phổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải là số lượng nghiên cứu mà là phương thức tiếp cận và cách thức nhìn nhận. Các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ tiếp cận các khía c ạnh cụ thể của quá trình với nhiều quan điểm đa chiều hơn là đi thẳng vào các vấn đề có tính bản chất. Mục này, vì thế, chỉ tập trung vào các trung tâm nghiên c ứu truyền thống và được

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 3

chú ý nhiều nhất của Anh, Pháp, và Đức bằng cả phương thức tiếp cận đồng đại lẫn lịch đại.

1.2.1. Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX qua các vấn đề nội bộ của LB Đức 1815-1866

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) là một bộ phận của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX thực chất là quá trình m ở rộng phạm vi ảnh hưởng của Phổ ra toàn bộ thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u [50, tr. 106]. Quá trình đó đã được Die Entstehung des brandenburgisch-preuòischen Einheitsstaates im Zeitalter des Absolutismus (1609-1806) [145] và Histoire de l’Europe contemporaine. Le XIXốme siốcle [149] khẳng định trong mối liên hệ với lịch sử hình thành và phát tri ển của Phổ trên con đường vươn lên trở thành lực lượng lãnh đạo quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Trong khi đó, Preussen und die deutsche Einheit cho rằng vấn đề nước Đức đã xuất hiện từ lâu trong quá khứ cùng với sự chia rẽ của các nhà nước phong kiến Đức [174, tr. 3]. Vai trò và sứ mệnh của Vương quốc Phổ đã được đặt ra từ đó cho đến lúc kết thúc bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau.

Quá trình th ống nhất nước Đức thế kỷ XIX là một bộ phận của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX. Quá trình th ống nhất nước Đức có thể đã được đặt ra từ trước đó rất lâu, nhưng chỉ thực sự trở thành một vấn đề quốc tế từ sau Hội nghị Viên năm 1815. Các công trình The Long Nineteenth Century: A History of Germany 1780-1918

[47] và The Formation of the First German Nation-State, 1800-1871 [49] xem những năm 1815-1848 là thời kỳ nước Đức đi tìm một giải pháp cho vấn đề nước Đức mà thực chất là quá trình th ống nhất nước Đức theo mô hình của Cách mạng Pháp năm 1789. Trong khi đó, Deutsche Geschichte 1800-1866. Bỹrgerwelt und starker Staat [125] và L’Allemagne contemporaine, 1815-1900 [151] lại xem cuộc Cách mạng 1848-1849 là đỉnh cao của con đường tư sản cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Tuy nhiên, Deutsche Geschichte im 19. Jahrhundert. Restauration und Revolution. Von 1815 bis 1851 [107], History of Germany In The Nineteenth Century [90] đã chứng minh rằng nước Đức giữa thế kỷ XIX không phải là nước

Pháp cuối thế kỷ XVIII. Con đường cách mạng của nước Pháp về cơ bản không có chỗ đứng vững chắc trong tiến trình ti ến lên hiện đại của nước Đức. Tất cả các công trình nêu trên đều khẳng định rằng quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là vấn đề trung tâm của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong quá trình ấy vị thế của Phổ không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách nhất quán.

Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX là một bộ phận của vấn đề nước Đức nói chung. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX xét một cách tổng thể bắt đầu từ sau khi kết thúc Hội nghị Viên năm 1815 và kết thúc sau khi nước Đức được thống nhất năm 1871. Tuy nhiên, cả The European Powers and the German Question, (1848-1871): With Special Reference to England and Russia [80] lẫn Schriften zur Deutschen Frage: 1948-1986 [148] đều cho rằng quá trình th ống nhất nước Đức như một bộ phận của vấn đề nước Đức đã được đặt ra từ thời Hiệp ước Verdun năm 843 và ĐQTTLM năm 962. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được giải quyết sau cuộc Chiến tranh Pháp- Phổ 1870-1871, nhưng đó chưa phải là hồi kết cho toàn bộ vấn đề nước Đức. Phải đợi đến tận sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Bức tường Berlin sụp đổ, và nước Đức lại được tái thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, vấn đề nước Đức tạm thời được Denk ich an Deutschland, Antworten auf die Deutsche Frage [100] và Die Intellektuellen und die nationale Frage [121] xem như giải quyết xong. Như vậy, có thể nói vấn đề nước Đức đã được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử và kéo dài cho đến tận cuối thế kỷ XX. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX chỉ là một bộ phận của vấn đề nước Đức nói chung.

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua cuộc đua song mã giữa Á o và Phổ. Trong so sánh với Á o, Phổ là một vương quốc sinh sau đẻ muộn. Á o tham gia một cách trực tiếp vào vấn đề nước Đức với tư cách là một thành viên từ đầu cho đến những ngày cuối cùng của LB Đức mà Á o là một nhà nước sáng lập. Mặc dù Á o và Phổ mâu thuẫn nhau trong vấn đề lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức ở Trung Âu, nhưng họ tương đối thống nhất với nhau trong các vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng bạo lực. Die Fỹhrungsschichten in ệ sterreich und Preuòen 1804-1918 [129] là một trong những ví d ụ tiêu biểu như thế. Cuộc đua song mã giữa Á o và Phổ, chính vì th ế, đối với

Zwischen Habsburg und Preuòen, Deutschland 1815-1849 [123] chỉ diễn ra trên một số phương diện chứ không phải tất cả các vấn đề của nước Đức thế kỷ XIX. Tuy nhiên, thất bại của Áo năm 1866 đặt dấu chấm hết cho cuộc đua song mã trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871).

Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua lịch sử của các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nhìn b ề ngoài là quá trình th ống nhất các nhà nước riêng lẻ của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u thành một nhà nước duy nhất của người Đức. Tuy nhiên, thực tế Bayern und Deutschland - Bayern und die deutsche Frage in der Epoche des Frankfurter Parlaments [102] và Hannovers ĩ bergang vom Kửnigreich zur preuòischen Provinz 1866. Beitrọge zu einer Tagung 1991 in Gửttingen [135] có chung một nguồn gốc nhân chủng và sống chung trên một địa bàn không bị chia cắt quá nhiều bởi sông núi. Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, vì th ế, chính là quá trình bi ến mất của các nhà nước nói trên.

Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được thể hiện qua cuộc đời hoạt động của ba nhân vật có ảnh hưởng quyết định đương thời. Hai trong số đó là tựa đề cho công trình German History From Napoleon to Bismarck, 1800-1871 [81] gồm Napoléon (1806-1815) và Bismarck (1848-1898). Người còn lại là Metternich (1815-1848). Trong khi hai người đầu xem nước Đức là những công cụ cho chính sách ngoại giao của dân tộc họ, The Man And The Statesman: Being The Reflections and Reminscenes of Otto Prince von Bismarck [46] chưa hẳn lúc nào cũng xem tất cả những người nói tiếng Đức là đồng bào của mình, nhưng ít ra cũng muốn họ trở thành một phần của Đế chế Đức hơn là chỉ một công cụ chính tr ị đơn thuần. Mặc dù vậy, hạn chế lớn nhất của Bismarck And The Development of Germany [82] là quá nhấn mạnh đến các chi tiết cá nhân đến nỗi đôi lúc lấn át cả vai trò của tập thể và không chú ý đúng mức đến vai trò của Vương quốc Phổ [93, tr. 475].

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua các hình th ức tổ chức nhà nước tiền thân của Đế chế Đức năm 1871. Quá trình th ống nhất nước Đức đã được đặt ra từ thời trung đại và được giải quyết bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau cho đến tận năm 1871 trong

Vom Deutschen Bund zum Deutschen Reich [137]. Từ thời trung đại là The Swabian Kreis: Institutional Growth in the Holy Roman Empire 1648-1715 [91]. Tiếp đó là LB sông Ranh (1806-1813) của Napoléon Bonaparte. Sau Hội nghị Viên năm 1815 là sự ra đời của LB Đức 1815-1866. Sự rút lui của Áo năm 1866 dẫn đến sự tan rã của LB Đức 1815-1866 và sự ra đời của LB Bắc Đức 1866-1871 của Phổ. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX về bản chất là vấn đề tìm ki ếm một phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp nhất với thực tiễn của các cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu đương thời. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), vì v ậy, cũng chính là lịch sử tiến hóa của các hình th ức tổ chức nhà nước của người Đức như đã nói ở trên. Tuy nhiên, vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) không phải là nội dung chủ yếu và trọng tâm nghiên cứu của các tác phẩm này.

Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được thể hiện qua các vấn đề dân tộc và dân chủ của LB Đức 1815-1866. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp, bùng nổ dân số, và đô thị hoá, quá trình phân hoá giai c ấp và xung đột xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Tuy vậy, vấn đề gay cấn nhất của lịch sử nước Đức cận đại chính là v ấn đề người Do Thái. Người Do Thái vừa là một vấn đề dân tộc vừa là một vấn đề tôn giáo. Mặc dù tư tưởng kỳ thị tôn giáo và bài xích dân tộc đã bị hạ nhiệt rất nhiều trong tiến trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), nhưng Der preußische Staat und die Juden [143] xem đó là một vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giai cấp cũng được Die Arbeiterfrage zu Beginn des modernen Kapitalismus in Brandenburg-Preußen 1685-1806 [115] cho là một hạn chế mang tính th ời đại vì các m ục tiêu đấu tranh cho một thế giới đại đồng không thực tế. Tuy nhiên, suy cho cùng, phụ nữ chính là bộ phận ít được quan tâm nhất trong tiến trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ

XIX. Vương quốc Phổ đóng một vai trò phản diện trong quá trình này.

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua các cuộc cách mạng. Chiến tranh và cách mạng là phương thức giải quyết vấn đề giữa các nhân tố tham gia vào các mối quan hệ. Đó tuyệt nhiên không phải là mục tiêu hướng tới cuối cùng của các phương thức tổ chức

cộng đồng. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) được Die deutsche Revolution von 1848/49 [141] và Die Revolutionen von 1848 in der europäischen Geschichte [120] xem là một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống. Đỉnh điểm của các làn sóng cách m ạng giữa thế kỷ XIX chính là cơn cuồng nộ những năm 1848- 1849. Đi xa nhất trong xu hướng này chính là Manifesto of the Communist Party của Karl Marx Frederick Engels vào tháng 2 năm 1848 [77, tr. 98-137].

Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là một bộ phận của sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Đức. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) về bản chất đối với Nationalism and Society, Germany 1800-1945 [74] và Nations et nationalisms [150] là quá trình gi ải quyết vấn đề dân tộc của các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u. Chủ nghĩa dân tộc Đức truyền thống được Die Geburt der deutschen Nation [140] xem là đã manh nha bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau thời khai sáng, nhưng đối với Nation und Nationalismus in Deutschland 1770- 1990 [101] chủ nghĩa dân tộc Đức hiện đại chỉ thực sự xuất hiện dưới sự thống trị của người Pháp đầu thế kỷ XIX và phát triển thành trào lưu thời kỳ Metternich (1815-1848). Bismarck đã hiện thực hoá các tình c ảm và tinh thần dân tộc ấy thành Đế chế Đức thứ hai năm 1871 [74, tr. 1-2] như là một thành công của chủ nghĩa dân tộc Đức [93, tr. 475].

Tóm lại, vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đã được đặt ra và giải quyết bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau trong các công trình nghiên c ứu của các học giả nước ngoài. Tuy nhiên, trọng tâm giải quyết và phương pháp tiếp cận của các tác phẩm khoa học này mặc dù có mối liên hệ mật thiết và liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng về bản chất khác nhau một cách căn bản. Chính phương thức tiếp cận và mục tiêu theo đuổi khác nhau làm cho kết quả mang lại cũng tương đối xa nhau. Mặc dù chưa có bất cứ nghiên cứu nào lấy vấn đề vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) làm đối tượng nghiên cứu chính, nhưng tất cả các công trình v ừa nêu đều thừa nhận vai trò chủ đạo của Vương quốc Phổ trong quá trình ch ấm dứt sự chia cắt của nước Đức thế kỷ XIX.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí