Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 13


mạch), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng mạng, giảm chi phí đầu tư, phát triển tăng nhanh số thuê bao điện thoại cố định và Internet. Đồng thời triển khai mô hình mạng NGN cho các thuê bao phát triển mới và cung cấp dịch vụ. Công nghệ hiện tại chuyển mạch kênh sẽ được thay thế công nghệ NGN với ưu điểm là công nghệ tiên tiến, đáp ứng được cho giai đoạn sau năm 2015, khai thác mạng lưới hiệu quả tạo điều kiện giảm giá thành dịch vụ, với dung lượng và tốc độ truy nhập cao, là giải pháp tối ưu để cung cấp các dịch vụ băng rộng và các dịch vụ mới ứng dụng công nghệ thông tin, giải trí…, cho phép sử dụng hiệu quả đường truyền giảm chi phí đầu tư khi tỷ lệ sử dụng cao. Tiến hành tái đào tạo đội ngũ lao động.

Lựa chọn: Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông do các doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp, Nhà nước không cấp ngân sách, vì vậy lựa chọn phương án do các doanh nghiệp tự quyết định căn cứ vào khả năng thực tế, nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ. Có thể lựa chọn phương án này vì là phương án có tính khả thi cao nhất. Riêng Thành phố Hòa Bình là trung tâm văn hoá - kinh tế - xã hội của vùng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại, nên điều chuyển các thiết bị công nghệ cũ TDM ra các huyện và thay thế dần bằng các thiết bị NGN mới. Đảm bảo các yêu cầu là nút trung chuyển toàn vùng, năng lực chuyển mạch cao, hiện đại, đường truyền tốc độ lớn và có khả năng dự phòng tốt.

3.2.7 Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, dạy nghề thống nhất và chuyên nghiệp về Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và hợp tác trong đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, người lao động ở các doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao


trình độ ứng dụng Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình xã hội hóa, mô hình đào tạo theo nhu cầu của thị trường, mô hình đào tạo liên kết Doanh nghiệp - Viện - Trường, mô hình liên danh, liên kết ... để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin đủ về số lượng, cao về trình độ và chất lượng, đạt tiêu chuẩn. Có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài, khuyến khích chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt đối với người địa phương ở cả nước có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, vị trí và điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin tích cực, nhiệt tình tham gia đóng góp cho phát triển ngành Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin của tỉnh Hòa Bình.

Đẩy mạnh việc dạy và ứng dụng Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin ở các trường phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, triển khai thực hiện dạy tin học trong trường trung học phổ thông, ở tất cả các cấp, các ngành; Thực hiện quy định bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong công việc khai thác, cập nhật, chia sẻ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cải cách thủ tục hành chính. Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, vốn ngân sách nhà nước và của nhân dân cho sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Có qui hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực bưu chính viễn thông. Nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong các cấp, các ngành. Nâng cao năng lực sử dụng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin cho cán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

bộ, công chức Sở thông tin và truyềng thông, lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành, thị, cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh về bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (doanh nghiệp); Cho các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (người sử dụng). Bằng hình thức tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền về sử dụng Internet trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo chuyên đề, tổ chức hội chợ, triển lãm…Phát động phong trào xoá mù về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân...

Đánh giá kết quả đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật bưu chính viễn thông, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển bưu chính viễn thông Hòa Bình trong những năm qua đó xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo, chính sách thu hút nguồn nhân lực bưu chính viễn thông trình độ cao. Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực, xây dựng, nâng cấp các trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông - CNTT trong tỉnh. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 13

Nâng cấp Trung tâm bưu chính viễn thông xây dựng thành Trung tâm đào tạo phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ứng dụng cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo trong nước, hợp tác đào tạo quốc tế. Chủ động trong xây dựng, thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh. Tăng cường đào tạo chuyên ngành điện tử viễn thông tại các trường Đại học kỹ thuật trên địa bàn. Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý. Xây dựng chương


trình nội dung cụ thể và triển khai các lớp học bổ túc thường xuyên, các lớp nâng cao của cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo công nhân bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính mới nảy sinh vấn đề nguồn nhân lực vì vậy việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực là yếu tố thiết yếu trong quá trình đổi mới bưu chính. Do đó cần chú trọng trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai. Người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng ngành kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, có trình độ tin học sử dụng các phần mềm ứng dụng trong bưu chính. Đối với các nhân viên giao dịch phải có các kỹ năng bán hàng, kỹ năng maketing, giao tiếp. Tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác bưu chính đối với các nhân viên. Phối hợp với các trường chuyên ngành mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về công tác trong ngành bưu chính đòng thời doanh nghiệp cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi. Cần tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo chuyên ngành bưu chính. Lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác bưu chính để phối hợp đào tạo bưu chính viễn thông. Các doanh nghiệp phối hợp tuyển dụng, đào tạo, lương, đãi ngộ để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bưu chính. Để đạt mục tiêu mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm kiến thức tin học ứng dụng và kinh


doanh. Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính theo nâng cao hiệu suất của lao động làm việc trong lĩnh vực bưu chính, có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động.


KẾT LUẬN

Dịch vụ bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và đối với cả nước nói chung. Dịch vụ bưu chính viễn thông đang tiếp tục được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các cá nhân ở Trung ương và các địa phương quan tâm nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, bài viết tiếp tục đề cập đến các vấn đề này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, bưu chính viễn thông là một trong những lĩnh vực đang đi đầu trong mở cửa hội nhập.

Với phạm vi nghiên cứu rộng, lại trong bối cảnh chuyển đổi chung của nền kinh tế cũng như của ngành, đây thực sự là một đề tài khó đối với tác giả. Tuy nhiên, với mong muốn được nghiên cứu sâu và có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công tác của mình, tác giả đã cố gắng để tổng hợp, phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay ở địa bàn tỉnh Hòa Bình và các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trên địa bàn cũng như các tỉnh khác. Tóm tắt nội dung luận văn gồm các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá lý luận về dịch vụ bưu chính viễn thông, tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và những yếu tố kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có liên quan đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong đó có phân tích chi tiết các nội dung khái niệm về dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh nghiệm các địa phương và các quan điểm phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông hiện đại.

Thứ hai, nghiên cứu làm rò những nét cơ bản về thực trạng của dịch vụ bưu chính viễn thông, của kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình thời gian qua và


những ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng đối với sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông và của kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu làm rò tình hình đổi mới và những vấn đề đang đặt ra cần được giải quyết khi thực hiện phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hòa Bình.

Thứ ba, một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và 2020.

Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình trong điều kiện chuyển đổi và hội nhập kinh tế cả nước với kinh tế toàn cầu. Có những giải pháp đã thử nghiệm thực tế tại Hòa Bình, một số khác là tham khảo kinh nghiệm từ các tỉnh, có tính khả thi cho phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh tế - xã hội của Hòa Bình.

Tác giả đã rất cố gắng để đạt được mong muốn theo mục đích nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, cũng như một vài hạn chế khác của bản thân tác giả nên chắc chắn kết quả đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn với thực tiễn của sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh tế - xã hội của Hòa Bình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ thông tin và truyền thông (2012), „Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp Bưu chính Viễn thông đến năm 2020‟.

2. Bùi Thiên Hà (2005), „Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường: Yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT", Đặc san tài liệu tham khảo VNPT.

3. Bùi Xuân Phong (2001), „Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông’. Nxb Bưu điện, Hà Nội.

4. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập , tâp quốc gia, Hà Nội.

26, phần I , Nxb Chính trị

5. Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình (2012), Niên giám thống kê năm 2012.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đinh Văn Ân (2006); „Năng lực cạnh tranh và tác động tự do hóa thương mại ở Việt Nam trong ngành Viễn thông‟ -Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

9. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2009), „Báo cáo chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025’.

10. Hà Văn Hội (2005), „Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ’. Nxb Bưu điện, Hà Nội.

11. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông - Viện Khoa học kỹ thuật Bưu chính (2002), „Đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông’, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí