Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


Sinh viên thực hiện : Dương Minh Thắng Lớp : Nhật 1

Khóa : 45

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Hà Nội, tháng 05 năm 2010


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu viết khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều người. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những người đã giúp em hoàn thành khóa luận tôt nghiệp này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho em hoàn thành khoá luận này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu, số liệu để hoàn thành khoá luận.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năng của cá nhân, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.


Sinh viên Dương Minh Thắng

Lớp Nhật 1 - K45 - Kinh doanh quốc tế


MỤC LỤC



Lời nói đầu

1

Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử

4

I.

Khái niệm Thương mại điện tử

4


1. Khái niệm hẹp

5


2. Khái niệm rộng

5


2.1. Khái niệm của UNCITRAL

5


2.2. Khái niệm của UNCTAD

7


2.3. Khái niệm thương mại điện tử dưới góc độ quản lý nhà nước

7


2.3.1. Cơ sở hạ tầng

8


2.3.2. Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu

8


2.3.3. Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung

8


2.3.4. Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực

9


2.3.5. Ứng dụng

9

II.

Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử

9


1. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B)

10


2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

11


3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Nhà nước (B2G)

11


4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C)

12


5. Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)

12

III.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

12


1. Thu thập được nhiều thông tin

12


2. Giảm chi phí sản xuất

13


3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch

13


4. Xây dựng quan hệ với đối tác

14


5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức

14

IV.

Quá trình phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 1



V.

Những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi ứng dụng TMĐT

17


1. Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh

19


2. Nhận thức của người dân

19


3. An ninh, an toàn trong giao dịch

20


4. Thanh toán điện tử

20


5. Môi trường pháp lý

22


6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

23

Chương II. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

25

I.

Tổng quan về làng nghề Bát Tràng

25


1. Lịch sử làng nghề và dân cư

25


2. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

26


3. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Bát Tràng

29

II.

Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

32

III.

Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

36


1. Mức độ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

36


2. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

37


3. Đánh giá một website doanh nghiệp điển hình

40


4. Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

42

IV.

Đánh giá hiệu quả ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

44


1. Những mặt tích cực

45


2. Những hạn chế

45


3. Nguyên nhân của những hạn chế

47

Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

50

I.

Phương hướng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng

50


II.

Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

51


1. Giải pháp cho Doanh nghiệp

51


1.1. Ứng dụng phần mềm tác nghiệp TMĐT

51


1.2. Tham gia sàn giao dịch TMĐT

52


1.3. Thiết lập website doanh nghiệp và khai thác sử dụng website

52


1.4. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến

57


1.5. Các biện pháp khác

57


2. Giải pháp cho Hiệp hội gốm sứ

61


3. Giải pháp về phía Nhà nước

63


4. Đề xuất mô hình hợp tác ứng dụng Thương mại điện tử cho làng nghề Bát Tràng

64


4.1. Giai đoạn 1: Xây dựng website mới, hiệu quả nhằm quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

66


4.2. Giai đoạn 2: Xây dựng sàn giao dịch B2B

67


4.3. Giai đoạn 3: Xây dựng Nhà phân phối trực tuyến

69

Kết luận

71

Danh mục Tài liệu tham khảo

72

Phụ lục


Phụ lục 1. Website các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

i


Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra của tác giả

vi


Phụ lục 3. Tổng kết kết quả điều tra

viii


Phụ lục 4. Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bát Tràng

xi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ



Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT giai đoạn 2005 - 2009

17

Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng

39


Hình 1: Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán


22

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng (không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008

33

Hình 3: Doanh nghiệp đánh giá về tác dụng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh

35

Hình 4: Website www.quangvinh.com.vn

40

Hình 5: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn

41

Hình 6: Form tính Cước phí vận chuyển tại www.quangvinh.com.vn

41

Hình 7: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn

42

Hình 8: Website www.minhlong.com

54

Hình 9: Hình ảnh sản phẩm tại website www.minhlong.com

55


Sơ đồ 1: Quá trình phát triển ứng dụng TMĐT


15


I. Tính cấp thiết của đề tài

Bát Tràng từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những khởi sắc đáng kể. Nhờ những nỗ lực từ phía địa phương và hỗ trợ của nhà nước, cùng động lực nền kinh tế thị trường, Bát Tràng không chỉ thành công trong việc khôi phục lại làng nghề truyền thống, mà còn hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế cho địa phương dựa vào chính những sản phẩm gốm sứ của mình.

Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm sứ tinh xảo cùng chất men tuyệt hảo được truyền lại từ đời này qua đời khác. Men ngọc, men rạn, men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ khoác lên những sản phẩm Bát Tràng mang đậm hồn đất, hồn cát. Du khách nước ngoài đến với Bát Tràng vô cùng thích thú trước vẻ đẹp của những tác phẩm gốm nơi đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trường nước ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng nước ngoài, mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng. Tuy nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm gốm sứ đẹp nổi tiếng như Bát Tràng là vô cùng triển vọng, nhưng việc tiếp cận với thị trường đó như thế nào, bằng cách nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất dường như vẫn là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện nay.


Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh ngày càng mở rộng và phổ cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng điện tử, thậm chí bán hàng, thanh toán, chuyển khoản qua hệ thống toàn cầu đó đang dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những tác dụng to lớn mà TMĐT mang lại. Trong vài năm gần đây, các trang web của họ lần lượt ra đời. Tuy nhiên, những trang web này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một số trang web đã phải ngừng hoạt động. Hiện nay nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Thị trường nước ngoài sẽ là các thị trường hết sức tiềm năng đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát triển các hoạt động TMĐT trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng”. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi cộm trong việc nhận thức và ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng thông qua tìm hiểu thực tiễn, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp vấn đề. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần giải quyết được phần nào những vấn đề nan giải đang đặt ra trước mắt ngành kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay.

II. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu: việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.

Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn 2002-2010.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí