Các Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Của Đường Chuyền Kinh Vĩ 25049


Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ


STT

Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính

Chỉ tiêu kỹ

thuật

1

Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau

bình sai

≤ 5 cm

2

Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai

≤ 1:50000

3

Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh

dưới 400 m sau bình sai

≤ 1,2 cm


4

Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai:

- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m

- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m


≤ 5 giây

≤ 10 giây


5

Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:

- Vùng đồng bằng

- Vùng núi


≤ 10 cm

≤ 12 cm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)

Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên.

Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá

2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền <15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn

0,05m.

Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:

f= 2m√n


Trong đó: - mlà sai số trung phương đo góc;

- n là số góc đường chuyền.

2.4.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ.

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo.

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.

Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên.

Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.

2.4.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ bằng phương pháp Navigation Satellite System

2.4.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu

Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv… Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.

2.4.4.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết

Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 0000’’ ta đo kiểm tra lại chiều


dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.

Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết

Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P

YP = YA1 + DYA1-P

Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S

DYA1-P = Sin aA1 - P * S

2.4.4.3. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy RTK GNSS

1. Đặc điểm và chức năng của máy RTK GNSS trong đo vẽ chi tiết Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) là hệ thống định vị

toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), hệ thộng định vị galileo (EU), Glonas (Nga) và hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc).

Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 2 phần: 01 máy tĩnh (Base)

02 máy con (Rover)

Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất.

2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy GNSS

a. Công tác chuẩn bị máy móc

Tại một trạm đo cần có một máy GNSS, gồm có một thước thép 5m để đo chiều cao máy, một bình ắc quy, một bộanten hai đầu rover để kết nối với trạm base (GNSS) và sổ tay (điện thoại hệ điều hành android). Tại điểm mốc, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân để máy GNSS. Tại các điểm chi tiết có thể dùng đầu rover đo. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.

b. Trình tự đo


Bật máy bằng cách ấn nút nguồn (hình chữ I) khi đèn sáng, nhấp nháy thì bỏ tay ra.

Ấn phím F để chọn chế độ đo:

Ở chế độ đo tĩnh (Chọn đèn đầu tiên hàng 1 bên trái).

Ở chế độ đo RTK trạm base (Chọn đèn đầu tiên hàng 2 bên trái). Ở chế độ đo RTK Rover (Chọn đèn đầu tiên hàng 3 bên trái).

Ấn phím I để chấp nhận chế độ đo.

2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính

2.5.1. Phần mềm MicroStation V8i

Khái quát về phần mềm MicroStationV8i


Hình 2.4: Giao diện phần mềm MicroStation V8i

MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản


đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi. MicroStationV8i cho phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau.

Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng mở của MicroStationV8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStationV8i. Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ. Các bản vẽ trong MicroStationV8i được ghi dưới dạng các file

*.dgn ngoài ra còn có các định dạng file khác như *.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl [6][15].

Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm việc là ba chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo.


MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).

2.5.2. Phần mềm Gcadas

Mục đích và yêu cầu của hệ thống phần mềm Gcadas

Phần mềm gCadas là phần mềm hỗ trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, hỗ trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kiểm kê đất đai. Phần mềm được xây dựng dựa trên các thông tư sau:

- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT: Thông tư quy định về chuẩn dữ liệu địa chính;

- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: Thông tư quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: Thông tư quy định về in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: Thông tư quy định về hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: Thông tư quy định về bản đồ địa chính;

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất [10].

2.5.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK

a. Đặc điểm và chức năng của máy RTK

* Đặc điểm:

Máy RTK ComNav T300 do Trung Quốc sản xuất, máy RTK ComNav T300 cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa.

- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 12 km.

- Bộ nhớ trong: 8GB.


- Điện năng tiêu thụ: 0.5 – 2W.

- Pin: 2 pin x 2000 mAH.

- Trọng lượng máy 0.95kg (2 khay pin).

- Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -450C ~ 650C.

- Chịu được độ sâu 1m trong thời gian nhất định.

* Chức năng:

Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000. Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ tay [12].



Hình 2.5: Máy chủ và anten

phát tín hiệu

Hình 2.6: Máy con (ROVER)

đứng ở vị trí cần đo vẽ



Hình 2.7: Máy chủ phát tín hiệu cho các máy con (ROVER)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022