Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 25


gần hết nước. Một lần khác Lê Lợi chỉ gươm lên núi thì núi bị rụng đi một góc, ông mới biết đó là gươm thần. Gươm thần này của Long Vương giao cho Lê Lợi để chỉ huy khởi nghĩa. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi đã thắng lợi vẻ vang. Đến khi đất nước thanh bình, không cần dùng gươm nữa, Long Vương sai rùa vàng đến hồ Tả Vọng để lấy lại. Lúc ấy Lê Lợi đã làm vua, dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa vàng nhô đầu lên khỏi mặt nước và tiến lại nói ra tiếng người: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương. Lê Lợi vừa rút gươm ra thì gươm đã bay về phía rùa. Rùa há miệng đớp lấy và lặn biến đi. Do đó mà hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Hoàn Kiếm”.

HĂM MỐT LÊ LAI, HĂM HAI LÊ LỢI: do bác Trần Thị Soạn, 63 tuổi, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân kể

Khi Lê Lai bị giặc bắt, chúng đưa ông tới một cái cầu thì ông đã kiệt sức. Chúng chém chết và bêu đầu ông ở gốc cây đa. Nhưng ngay đêm ấy nhân dân làng Mơ ở cạnh cầu đã bí mật ra lấy đầu ông và cả thây ông. Họ mang về mai táng ở một chỗ cạnh đấy khoảng gần bốn cây số, trong một khu rừng rậm rạp. Đêm đưa đám bất chấp đồn giặc gần kề, nhân dân đã tới rất đông, chen chúc nhau khắp cả mặt đường và thôn xóm. Vì vậy chỗ ấy sau này gọi là làng Chen. Còn chiếc cầu đã chứng kiến bọn giặc hèn hạ giết hại ông cũng được đặt tên là cầu Lai.

Sau khi dựng nước, Lê Lợi nhớ công ơn của Lê Lai đã phong chức tước cho ông và con cái, lại cho lập đền thờ. Đền thờ Lê Lai nằm trên một bãi đất cao rộng, đằng trước có hồ nhỏ, đằng sau là lùm cây cổ thụ. Trong đều có voi đá, ngựa đá. Người ta nói rằng trước kia đền thờ thường có hổ về chầu.

Lê Lợi là người rất có ân tình chung thuỷ. Không những ông cho lập đền thờ Lê Lai, chu cấp cho con cháu người anh hùng cứu nước. Ông còn ra lệnh cho triều đình sau này phải làm giỗ Lê Lai trước khi cứu mình. Vì vậy tuân theo ý nhà Vua mà nhân dân đã làm giỗ Lê Lai trước. Câu thành ngữ: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” là do đó.

SỰ TÍCH NÚI DẦU: do cụ Lê Thị Tâm, 81 tuổi, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân kể

“Khi Lê Lợi kêu gọi mọi người hưởng ứng khởi nghĩa, ông đã tìm ở đó một ngọn núi, đêm đêm đốt ở đó một ngọn đèn, gọi là đèn chiêu quân. Đèn thắp từ đêm này sang đêm khác để cho khách tứ phương biết hướng mà lần lên Lam Sơn tụ nghĩa. Dầu thắp ở đây và dùng vào trại vì thế rất cần. Nhưng Lê Lợi giữ bí mật, chỉ mua dầu của một người đàn bà mà thôi. Mụ hàng dầu này cũng giàu lòng yêu nước, ngày ngày gắng dầu tiếp tế ba, bốn chuyến. Mụ không hé răng một lời nhưng cuối cùng bị bọn hèn hạ giết chết. Biết ơn người đàn bà bán dầu đã tỏ lòng trung thành với nghĩa quân, lại luôn luôn nhớ đến ngọn đèn khai sinh ngày khởi


nghĩa, Lê Lợi đã đặt tên núi ấy là núi Dầu. Đồng thời ông truyền lệnh giỗ mụ hàng dầu sau ngày giỗ mình một ngày: “ Hăm mốt Lê Lai. Hăm hai Lê Lợi. Hăm ba giỗ bà hàng dầu”.

SỰ TÍCH CẦU LAI: do cụ Phạm Văn Son, 79 tuổi, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc kể

“Ở vùng xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc xưa kia có tên làng Loi. Loi có nghĩa là một làng Mường khốn khó. Ngày tháng người dân đói lả tay chân thành ra vô số kẻ loi. Nhưng từ khi trong Mường có chàng con trai tên là Lê Lai đi theo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì cả Mường trở nên hoạt bát. Một hôm Lê Lợi và Lê Lai gặp nhau ở chân dốc làng Loi. Hai người cùng cởi áo xuống tắm mát. Họ bơi sụp xuống, cả buổi tắm cho nước suối cạn đi. Trời đang nắng nực bỗng nhiên có một cơn mưa rào làm cho cả vùng mát rượi. Tắm xong cả hai người cùng về làng, bà con quây quần quanh họ. Những nét mặt và dáng điệu âu sầu, rũ rượi ngày trước biến đi nhanh chóng. Dân Mường cho rằng Lê lai đã đưa được vị thần nhà trời về. Ai nấy đều một lòng một dạ đi theo Lê Lợi. Vì vậy về sau người ta gọi làng Loi là làng Lai. Cái cầu và con suối nơi hai ông tướng Lam Sơn tắm mát cũng được gọi là cầu Lai”.

SỰ TÍCH NÚI MỤC: do chị Nguyễn Thị Lê, 39 tuổi, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân kể

“Núi Mục Sơn vốn có từ xưa. Thoạt đầu có tên là núi Voi ( hình dáng giống con voi). Khi Lê Lợi chọn đất làng Cham để khởi binh, các núi Rồng, núi Hổ, Sông Mã... bốn phía đều quay cả về chầu. Riêng có núi Voi là cứ ngoảnh lại phía đông. Đứng trên đàn xã tắc. Lê Lợi cầm gươm Thuận thiên chỉ vào ngọn núi mà mắng: “Cùng là sông núi nước mà tại sao không quay đầu về tụ nghĩa hớ bất nghĩa sơn kia”!

Lê Lợi dứt lời, gươm thần nổi phép phóng ra những đạo hào quang, vùn vụt lao về phía núi. Một tiếng nổ long trời, núi sạt đi một mảng lớn, xoay hẳn về phía làng Cham. Hình con voi không còn nữa mà thành hình núi Mục ngày nay. Chữ “mục” này có nghĩa là uy kinh. Nhân dân đã đặt cho nó cái tên ấy để nói lên cái ý tứ nay ngọn núi đã biết lỗi lầm, xin uy kính hòa hợp với tất cả non sông vì sự nghiệp cứu nước”.


PHỤ LỤC 4

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHỤC VỤ THU THẬP THÔNG TIN LUẬN ÁN


Kính thưa Ông (bà)!

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm rõ việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa trong cộng đồng dân cư. Chúng tôi cam kết toàn bộ những câu trả lời của ông (bà) sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!

Xin ông (bà) vui lòng:

- Đánh dấu vào các ô vuông cho câu trả lời.

- Những câu hỏi không có ô trống, xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến.


Câu 1. Ông bà có biết rõ thân thế, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai không?

□ Có

□ Không

□ Không quan tâm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 25


Câu 2. Ông (bà) cho biết các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai là ai?


□ Những người có công trong khởi nghĩa

Lam Sơn

□ Là những vị thần linh ứng

□ Anh hùng đánh giặc Minh xâm lược

□ Là những người có công với làng

□ Là những người góp phần khai sáng

vương triều Lê Sơ

□ Không biết


Câu 3. Ông (bà) biết về nhân vật được phụng thờ từ đâu?


□ Đọc sách báo, internet

□ Lưu truyền trong dân gian

□ Từ thành viên BQL di tích

□ Từ bạn bè, người thân trong gia đình

□ Nguồn khác:...............................



Câu 4. Tại sao địa phương ông (bà) lại xây dựng di tích thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai?

□ Đây là địa bàn gắn với cuộc khởi nghĩa

Lam Sơn

□ Là nơi chiến đấu của các vị

□ Đây là nơi sinh ra các vị

□ Các vị là người có công với dân với

nước

□ Đây là quê hương của con cháu hậu duệ

các vị



Câu 5. Ông (bà) đã đến di tích lần thứ mấy?


□ Lần đầu tiên

□ Lần thứ 2

□ Trên 3 lần



Câu 6. Ông (bà) có tham dự lễ hội (tế lễ) các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai không?

□ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng

□ Không tham dự



Câu 7. Ông (bà) thường đến tế lễ tại di tích vào những dịp nào trong năm?


□ Đầu năm

□ Cuối năm

□ Chỉ đến vào ngày kỷ niệm có liên quan

đến các vị

□ Chỉ khi bản thân và gia đình có việc

□ Bất kể vào thời điểm nào trong năm



Câu 8. Vì sao ông (bà) lại đi lễ ở đây?


□ Di tích rất linh thiêng

□ Do thói quen

□ Nhiều người đến

□ Do tiện đường đi lại

□ Di tích của làng (của dòng họ)

□ Khác (ghi rõ):…………………


Câu 9. Ông (bà) thường đi lễ với ai?


□ Đi một mình

□ Đi cùng gia đình, người thân

□ Đi theo đoàn/nhóm/hội

□ Khác (ghi rõ):……………………


Câu 10. Khi đi lễ, ông (bà) thường chuẩn bị những lễ vật gì?


□ Hoa quả, trái cây

□ Cả lễ chay và lễ mặn

□ Vàng mã, sớ

□ Đồ lễ chay

□ Đồ lễ mặn

□ Các loại bánh

□ Tiền cúng

□ Khác (ghi rõ):…………………..


Câu 11. Khi đi lễ, ông (bà) thường?


□ Thắp hương, cầu xin

□ Xem bói, bốc quẻ

□ Cúng lễ

□ Hầu đồng

□ Đốt vàng mã



Câu 12. Ông (bà) công đức tại di tích bằng những hình thức nào?


□ Tiền

□ Công sức

□ Hiện vật

□ Không công đức


Câu 13. Các hoạt động diễn ra trong lễ hội (tế lễ) tại các di tích thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai?

□ Tế lễ

□ Các trò diễn dân gian

□ Rước kiệu

□ Các trò chơi dân gian


Câu 14. Xin ông (bà) cho biết những tập tục, kiêng kỵ đặc biệt tại địa phương có liên quan đến các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai?

□ Đọc công trạng của các ngài khi tế

□ Dâng cỗ tam sinh

□ Kiêng gọi tên Thánh (tên húy)

□ Những kiêng kị khác (ghi rõ)…………


Câu 15. Khi tham gia lễ hội, tế lễ ông (bà) mong muốn điều gì?


□ Cầu sức khỏe, bình an

□ Cầu gia đình hạnh phúc

□ Cầu tài, cầu lộc

□ Cầu tự con cái

□ Cầu được mùa

□ Cầu thăng quan, tiến chức

□ Chỉ tham quan, vãn cảnh



Câu 16. Khi thờ phụng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai, ông (bà) có thấy linh ứng không?

□ Có

□ Không

□ Chưa thấy



Câu 17. Theo ông (bà) thì lễ hội (tế lễ) các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai hiện nay có sự khác biệt gì so với trước đây?

□ Quy mô của lễ hội

□ Các trò diễn, trò chơi dân gian

□ Các nghi thức, nghi lễ

□ Lễ vật dâng cúng

□ Nguồn kinh phí tổ chức

□ Thái độ của người dân tham gia lễ hội

Ý kiến khác (ghi rõ):…………….



Câu 18. Ông (bà) cảm nhận không khí lễ hội (tế lễ) tại nơi thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa như thế nào?

□ Tưng bừng náo nhiệt

□ Bình thường

□ Vui vẻ, phấn chấn

□ Ngột ngạt, khó chịu

□ Trang nghiêm, thiêng liêng

□ Ý kiến khác (ghi rõ):…………….


Câu 19. Theo ông (bà) việc tổ chức lễ hội (tế lễ) có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng cư dân địa phương?

□ Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ □ Cân bằng đời sống tâm linh


□ Cố kết cộng đồng

□ Hướng về nguồn cội

□ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc □ Ý nghĩa khác (ghi rõ):…………….


Câu 20. Chính quyền địa phương có những hoạt động gì để duy trì, tôn tạo và phát huy giá trị của việc thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở địa phương?

□ Tham gia tổ chức lễ hội, tế lễ

□ Thành lập ban quản lý di tích

□ Vận động người dân sửa chữa, tu bổ, tôn

tạo di tích

□ Vận động người dân góp kinh phí phục vụ

hoạt động của di tích

□ Ý nghĩa khác (ghi rõ):…………….



Thông tin cá nhân

- Giới tính:

□ Nam

□ Nữ

- Độ tuổi:

□ Trên 55 tuổi

□ Dưới 55 tuổi


Tôn giáo


□ Không tôn giáo

□ Công giáo

□ Phật giáo

□ Tin lành

□ Tôn giáo (ghi rõ)…………..


Trình độ học vấn


□ Tiểu học

□ Trung học cơ sở

□ Trung học phổ thông

□ Cao đẳng, đại học


Nghề nghiệp (nghề làm nhiều thời gian nhất)

□ Nông dân

□ Giáo viên

□ Công nhân

□ Học sinh, sinh viên

□ Kinh doanh, buôn bán

□ Cán bộ viên chức nhà nước

□ Nghề tự do

□ Nội trợ

□ Hưu trí

□ Khác (ghi rõ):…………….


Nơi ở hiện nay:................................................................................................

……………………………………………………………………………….

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!

Điều tra viên:....................................................................................................

Ngày khảo sát:..................................................................................................


PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP THÔNG TIN TỪ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN


I. THÔNG TIN TỔNG HỢP ĐIỀU TRA:

+ Thời gian thực hiện phát phiếu trưng cầu ý kiến: Trong thời gian thực hiện luận án từ năm 2013 đến 2019, NCS tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến vào các thời điểm khác nhau nhằm thu được những kết quả khách quan nhất. Cụ thể, đợt 1 vào tháng 8 Âm lịch năm 2014 gồm các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân. Đợt 2 vào tháng 2 âm lịch (năm 2016) tại các huyện Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn. Còn tại các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Tp Thanh Hóa, phát phiếu đợt 3 vào tháng Tư âm lịch (năm 2018).

+ Địa điểm thực hiện phát phiếu trưng cầu ý kiến: xã Xuân Lam, Xuân Bái, Thọ Hải, Thọ Lâm, thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân); xã Ngọc Phụng (Thường Xuân); xã Văn Nho, xã Kỳ Tân (huyện Bá Thước); xã Kiên Thọ, xã Minh Sơn (huyện Ngọc Lặc); xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc); xã Tân Phúc, Trung Ý (huyện Nông Cống); xã Hoằng Hải (huyện Hoằng Hóa); xã Đông Lĩnh (huyện Đông Sơn), xã Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia) và phường Đông Vệ (Tp Thanh Hóa).

+ Tổng số phiếu phát ra: 300 phiếu (các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân: 120 phiếu; huyện Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn: 90 phiếu; huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Tp Thanh Hóa: 90 phiếu).

+ Tổng số phiếu thu về: 287. Trong đó số phiếu hợp lệ là 282 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 05 phiếu.

+ Cách thức thực hiện: Phiếu trưng cầu ý kiến được phát ra trong dịp lễ hội, tế lễ và những dịp người dân, khách hành hương đến di tích, người trả lời phiếu trưng cầu là các tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, giới tính, thành phần khác nhau. Để triển khai thực hiện chương trình, tác giả luận án đã phối hợp với các cán bộ quản lý ở địa phương, thành phần gồm lãnh đạo cấp xã, huyện và trưởng các thôn xóm.

II. THÔNG TIN CHUNG:

- Giới tính: Tổng số phiếu hợp lệ 282 phiếu, trong đó 158/282 phiếu là nam, 124/282 phiếu là nữ.

- Độ tuổi:


TT

Độ tuổi

Nam

Nữ

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí