Tại nhiều dòng họ, làng xã ở Thanh Hóa mà NCS đến khảo sát, thu thập tư liệu, qua những câu chuyện trao đổi với hậu duệ, con cháu các Ngài mới thấy hết được giá trị của những hồi ức lịch sử. Nhiều con cháu dòng họ nhân vật có thể kể lại làu làu những chuyện này, chuyện kia còn gắn với ngài trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra đến ngày giành toàn thắng. Từng dấu tích quê quán, từng trận đánh, nhân vật được phong thưởng, định công ra sao, lập được những chiến tích gì đều được con cháu dòng họ ghi nhớ, thuật lại chi tiết và rành rọt. Việc tái hiện ký ức lịch sử còn thấy trong việc bố trí sắp xếp thần điện ở một số di tích, đó là bên cạnh Lê Lợi luôn có 2 nhân vật trung thành với ông là Lê Lai (võ) và Nguyễn Trãi (văn) hướng về. Đền Lê Thái Tổ ở làng Cham (xã Xuân Lam, Thọ Xuân) còn có riêng cả một cung thờ, trên đó đặt một tiêu bản rùa (rùa thần Kim Quy), phía trên là thanh kiếm Thuận Thiên trang trọng trên ngai thờ. Sự định công, ban thưởng của vua là rõ ràng, nhưng đánh giá của cộng đồng về lịch sử lại mang màu sắc hết sức chủ quan, cảm tính. Có thể nói những cảm thức lịch sử của dân gian không tuân theo tâm lý, quy luật thông thường mà đôi khi là ý thức, ý niệm mặc nhiên, đây cũng sự thể hiện việc đánh giá lịch sử riêng biệt, độc đáo của cộng đồng. Đó cũng là nét đẹp trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân ta.
4.2.2. Cố kết cộng đồng
Truyền thống cố kết cộng đồng vừa là nhu cầu, đòi hỏi nhưng đồng thời cũng tạo nên sức mạnh giúp nhân dân ta vượt qua những thử thách trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Ở đó, đã tạo ra sợi dây, mối liên kết chặt chẽ giữa cá nhân với gia đình, dòng họ với làng xã và đất nước. Đó cũng chính là cơ sở xã xã hội vững chắc để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, chống đồng hóa văn hóa, giữ gìn nền nếp gia phong.
Thông qua việc duy trì tục thờ cúng các nhân vật hội thề Lũng Nhai đã cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa gia tộc, dòng họ các nhân vật đã từng là đồng chí trong khởi nghĩa Lam Sơn, hay giữa các nhân vật trong hội thề Lũng Nhai với nhau. Điều đó tạo nên chuỗi liên kết họ mạc đặc biệt mà không phải địa phương nào cũng có. Điểm đặc biệt hơn nữa là các mối liên hệ này có tính chất lịch sử lâu
đời, lại được củng cố thêm bằng các tục lệ và thực hành nghi lễ. Mỗi dịp lễ hội Thái miếu trước đây là đại diện các trưởng tộc họ Đinh ở Nông Cống, họ Lê ở Hoằng Hóa, họ Đàm Lê, Võ Uy…vẫn giữ tục cử trưởng tộc về dự và dâng lễ vật. Đây là bằng chứng thể hiện sự kết nối tộc họ, giữa vua và quần thần, rộng hơn nữa là giữa nhà nước quân chủ và làng xã. Đến hội Lam Kinh ngày nay, vào dịp lễ hội, con em họ Lê nô nức từ trong và ngoài tỉnh về dự lễ, hành hương. Hoạt động của hội đồng Lê tộc xứ Thanh đã trở thành hình mẫu tiêu biểu cho sự đoàn kết, hướng về cội nguồn của những người cùng họ tộc. Từ những hoạt động mang tính nhân văn đó, nhiều di tích đã được tôn tạo, mở mang xây dựng khang trang hơn, con em trong dòng họ, làng xã đoàn kết hơn. Theo truyền thống văn hóa, ngày nay đến lễ hội Lam Kinh, dòng họ con cháu các công thần Lê Văn An, Lê Văn Linh, Lê Thận…đều cho mở cửa, lên hương ở từ đường, dự và dâng hương ở Lam Kinh như một sự tiếp nối truyền thống gắn kết giữa vua Lê với các nhân vật hội thề đã từng có trước đó trong khởi nghĩa Lam Sơn.
Hoạt động thực hành nghi lễ thờ cúng và tưởng niệm các nhân vật hội thề Lũng Nhai đã gián tiếp thúc đẩy sự tìm kiếm, gặp gỡ, thăm viếng giữa những người con cùng dòng họ. Qua đó phát hiện những chi, cành, con em họ hàng cư trú, làm ăn, sinh sống ở trong và ngoài nước. Trong quá trình khảo sát nghiên cứu, NCS ghi nhận sự kết nối dòng họ ở các làng xã nhân vật hội thề Lũng Nhai rất mạnh mẽ như các chi họ Lê Lai ở Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và Ngọc Lặc với các chi họ Lê Lai ở Quan Nhân (Hà Nội), Quỳnh Hoa (Nghệ An); các dòng họ con cháu Nguyễn Lý ở Hà Tĩnh với Thanh Hóa; các chi nhánh họ Trương Lôi, Trương Chiến ở Tĩnh Gia với Bắc Ninh; họ Trịnh ở Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) với quê hương Vĩnh Lộc; họ Võ ở Hải Dương với con cháu Võ Uy ở Nông Cống…
Mỗi dịp lễ hội, tế lễ các nhân vật hội thề Lũng Nhai, dù là ở Lam Kinh quê hương vua Lê cho đến các địa phương quê hương các vị khác thì đó cũng là một dịp hiếm có để con cháu trong dòng họ về tề tựu. Ở nhiều nơi, đặc biệt là các từ đường của dòng họ, việc cúng giỗ, tế lễ cũng là dịp thuận lợi để các dòng họ có điều kiện tổ chức “họp họ”. Cùng nhau tưởng nhớ về cha ông, tiên tổ, hỏi han nhau công việc
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Tỷ Lệ Về Giới Khi Thực Hành Tế Lễ Tại Di Tích
- Thờ Cúng Nhân Vật Lịch Sử, Thờ Cúng Nhân Thần
- Sự Tương Đồng, Khác Biệt Của Tục Thờ Trong Tương Quan Với Tín Ngưỡng Phụng Thờ Các Nhân Vật Lịch Sử Khác
- Thờ Cúng Các Nhân Vật Lịch Sử Tham Gia Hội Thề Lũng Nhai Ở Thanh Hóa Trong Đời Sống Hiện Nay - Những Vấn Đề Đặt Ra
- Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 21
- Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 22
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
làm ăn, khuyên răn bảo ban việc học hành, giáo dục con cháu. Tâm lý, ý thức tưởng nhớ tổ tiên đã thắt chặt tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Sau buổi tế lễ, họp họ, tất cả cùng ngồi chung chiếu chung mâm thưởng lộc tổ tiên, một không khí vui tươi, phấn khởi của những người con xa quê hương, hướng về tổ tiên, nòi giống. Qua khảo sát nhiều di tích thờ cúng, NCS nhận thấy, các hoạt động quyên góp, từ thiện, đóng góp để tu sửa, nâng cấp nơi thờ tự ở từ đường các dòng họ nhân vật hội thề Lũng Nhai chủ yếu do con em trong dòng họ tại địa phương hay con em dòng họ làm ăn xa hưng công, quyên góp. Nhiều người không vì quyền lợi vật chất mà tự nguyện đứng ra chăm sóc, bảo vệ di tích rất thành kính, chỉn chu.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng họ hoặc giữa các dòng họ nhân vật hội thề Lũng Nhai với nhau. Thông qua hoạt động tín ngưỡng cho thấy sự hòa hợp và đoàn kết tộc người, dân tộc. Ở Thanh Hóa, các nhân vật hội thề Lũng Nhai không chỉ là vị tổ tiên của mỗi dòng họ mà còn là vị thần chung của cộng đồng. Tình cảm giữa những người đang sống với nhau dành cho những người anh hùng dân tộc, những vị tổ tiên của dòng họ có nơi đã thành tập quán tốt đẹp mà ở đó, người ta được giao lưu, kết bạn, thậm chí “kết chạ” với nhau. Theo lệ, trong lễ hội rước kiệu Lê Lai ngày 21 về đền thờ Lê Thái Tổ (xã Xuân Lam, Thọ Xuân), khi đoàn rước sắc đi đến đầu làng Tép (quê hương Lê Lai) thì làng Tép sẽ phải cử các bô lão cùng trưởng làng đón các cụ của làng Cham (quê hương Lê Lợi). Tục này có từ lâu đời, vì trong quan niệm của người dân địa phương, làng của vua phải là anh, làng của thần quân phải là em và tục này cứ được lưu truyền mãi đến ngày nay, trở thành một tục lệ đẹp trong lễ hội Lam Kinh cũng như quan hệ giữa 2 quê hương Lê Lai và Lê Lợi.
Dịp tôn vinh, kỷ niệm nhân vật hội thề Lũng Nhai không chỉ riêng người Kinh mà còn là ngày hội của một số vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như người Thái, người Mường ở các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân đối với vua trong dịp 22 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Tâm thức cộng đồng hướng về những người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn đã làm cho sợi dây kết nối tình cảm, cảm xúc của người dân xứ Thanh qua các
thời kỳ lịch sử đến nay vẫn được duy trì, bện chặt. Cứ đến các ngày 21, 22 tháng Tám Âm lịch hàng năm, khắp mọi nẻo đường quê Thanh, từ đồng bằng, thành thị đến nông thôn, miền núi, đâu đâu cũng nhắc nhở nhau câu truyền ngôn “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Họ trở về quê hương Lê Lợi, Lê Lai hành hương, về để được yết bái vua Lê. Qua tín ngưỡng đã làm cho cộng đồng cư dân xứ Thanh thắm tình đoàn kết trong ngày hội kỷ niệm, tôn vinh các bậc anh hùng. Thông qua các nghi thức thờ cúng và tâm thức của cộng đồng, tục thờ đã trở thành sợi dây liên kết, củng cố mối quan hệ bền chặt giữa các cộng đồng cư dân địa phương, những nơi khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa đã đi qua cách nay sáu thế kỷ.
4.2.3. Cân bằng đời sống tinh thần
Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đem lại sự cân bằng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu tâm linh càng trở nên thiết thực đối với gia đình, dòng họ, làng xã và cộng đồng. Đó là khát vọng chính đáng hướng đến cái tốt đẹp, cao cả, là đề cao chân – thiện – mỹ của con người. Chính tín ngưỡng phụng thờ biểu hiện qua các nghi thức, nghi lễ thờ cúng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mỗi người, mỗi làng xã, cộng đồng. Đối với con cháu hậu duệ các nhân vật hội thề Lũng Nhai thì sự tưởng niệm về các vị trong các gia tộc, từ đường của dòng họ theo các nghi thức phổ biến của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Đó là các lễ tiết xuân thu nhị kỳ, tuần tiết trong năm, những ngày kỵ giỗ của tổ tiên. Họ còn mong muốn được hướng về, được đền đáp công ơn cao dày của các vị. Sự tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng mang đến cho đời sống tinh thần của các dòng họ nhân vật được duy trì, đạo hiếu nhân văn được giữ vững. Người ta cùng nhau chung tay vun đắp cho tổ tiên của mình. Vì vậy, các nghi lễ phụng thờ, tế lễ, hội hè, giỗ chạp, kỵ nhật mới được đông đảo con em trong dòng họ coi trọng. Các ngày lễ trọng, dịp tế họ, các con em trong dòng họ từ khắp nơi đều tề tựu để cùng nhau tưởng nhớ công lao to lớn của tổ tiên mình trong khởi nghĩa Lam Sơn. Họ thăm hỏi nhau về các vấn đề trong cuộc sống, nhắc nhở nơi này nơi khác còn có người dòng họ mình đang sinh sống, học tập, làm ăn và bàn nhau nhận họ hàng, nhận anh em. Từ tục lệ thờ cúng,
các làng xã đã soạn ra hương ước, tục lệ khuyên dạy con cháu, nhân dân trong cộng đồng sống có ích, có trách nhiệm, phấn đấu học tập, mở mang làm ăn để trở thành người có ích cho xã hội, không được làm những việc hoen ố thanh danh dòng họ. Các nhà thờ họ, từ đường tuy không được to lớn nhưng đầy ắp tình cộng cảm của những người cùng chung tông tộc.
Việc phụng thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai có ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa của cư dân Xứ Thanh. Đặc biệt trong đời sống tâm linh. Những người anh hùng dân tộc được xem như một vị thần linh, tổ tiên dòng họ, một nguồn lực tinh thần mà họ trông cậy. Những thể hiện trong nhu cầu tâm linh của người dân từ xưa đến nay đều gắn với sự cầu mong được an khang thịnh vượng, ước nguyện về sự bình an, khỏe mạnh và phát triển. Và dường như trong đời sống hiện nay những ước mong đó ngày càng được thể hiện cụ thể, mạnh mẽ hơn. Họ có những mong muốn cao hơn như cầu tài, cầu lộc, cầu công danh sự nghiệp, thăng tiến… Sự thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội đã tạo cơ hội cho cộng động cư dân ở các địa phương, làng xã, dòng họ các nhân vật đã làm thay đổi, nâng cao hơn về đời sống vật chất, kinh tế, qua đó nhu cầu thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần đã được đề cao. Chính vì vậy, những nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng được gia tăng nhưng nhu cầu này không đơn giản là sự hưởng thụ đơn thuần thông qua thờ cúng mà nó còn có những đòi hỏi cao hơn, đó là vừa thỏa mãn đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, vừa được tôn vinh, tưởng niệm các vị tổ tiên dòng họ, anh hùng dân tộc. Tại các di tích thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa ngày càng thu hút đông đảo cư dân trong làng, ngoài làng, ở các địa phương, vùng miền khác đến cúng lễ và tham dự lễ hội. Mức độ thực hành tín ngưỡng của cư dân có xu hướng tăng lên. Trước đây chủ yếu diễn ra vào các dịp lễ, tết nay diễn ra nhiều lần trong năm và được thực hiện thường xuyên vào các dịp sóc vọng hàng tháng, vào dịp đầu năm cuối năm hay khi gia đình có việc quan trọng (cưới xin, thi cử, mở cửa hàng...) với nhiều mục đích khác nhau. Người đi lễ mua sắm lễ vật cầu kỳ, phong phú, đa dạng hơn cho thấy một đời sống vật chất dư dả, sung túc hơn so với trước kia. Bên cạnh đó, một điều có thể dễ nhận thấy hiện nay là
dưới tác động của sự thay đổi các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật đã từng bước tác động vào tính thiêng liêng của việc phụng thờ. Điều này được thể hiện trong sự cẩn thận, chu đáo trong lễ vật dâng cúng, việc làm công đức, sự tham gia vào lễ hội. Đối với người đi lễ, việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng là một việc rất quan trọng. Trước đây khi đời sống kinh tế còn vất vả người ta đến với các vị cốt ở cái tâm, ở lòng thành, do đó, lễ vật thường đơn giản. Ngày nay khi mức sống được nâng cao cùng với quan niệm “phú quý sinh lễ nghĩa” và có phần thực dụng cho rằng lễ vật càng nhiều, càng giá trị thì sẽ tỷ lệ thuận với sự phù hộ của các vị thần, thế nên đồ dâng cúng đa dạng, phong phú hơn. Đã có sự thay đổi của lễ vật so với trước kia. Xu hướng công đức vào di tích các khoản tiền và hiện vật quy ra tiền có giá trị ngày càng gia tăng cho thấy mức sống của người dân ngày càng nâng cao.
Có thể thấy rằng, tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở văn hóa xã hội – lịch sử của Xứ Thanh. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển, do nhiều yếu tố tác động, mỗi tín ngưỡng sẽ có sự khác nhau về truyền thuyết, không gian phân bố, di tích, điện thờ, nghi thức, nghi lễ, mức độ đáp ứng nhu cầu…Trong đó, có thể thấy rằng: tín ngưỡng thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai về cơ bản vẫn thuộc về cộng đồng cư dân địa phương những nơi có di tích thờ phụng gắn liền với dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mặc dù hiện nay nhiều di tích thờ các nhân vật đã thu hút người dân ở các địa phương, vùng miền khác tham gia nhưng chủ yếu vẫn là người dân hiện đang sống trong làng, những người con của làng đi làm ăn xa, những người con gái của làng đi lấy chồng nơi khác hoặc những người nay đã chuyển ra vùng khác sinh sống nhưng vẫn có gốc ở làng… nay có dịp trở về thăm quê hương. Việc phụng thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, có vai trò nhất định đối với việc ổn định đời sống văn hóa của cộng đồng thời góp phần tạo nên tính phong phú, đa dạng cho bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.
4.2.4. Trao truyền và bảo tồn các di sản văn hóa
Có thể thấy rằng, tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã có từ lâu đời và phát triển liên tục đến ngày nay. Để có được sự ổn định và duy trì tập tục sinh hoạt tín ngưỡng này thì ngoài việc thực hành nghi lễ, tâm thức cộng đồng bản địa đóng một vai trò quan trọng trong sáng tạo văn hóa. Để từ đó sáng tạo ra một hệ thống thờ cúng với các thành tố văn hóa khá đa dạng. Đó chính là hệ thống di sản văn hóa liên quan đến tục thờ cúng còn lại đến ngày nay. Thông qua tín ngưỡng phụng thờ đã góp phần trao truyền những bài học lịch sử, những giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Có một điều rất rõ là chúng ta có thể cảm nhận một truyền thống yêu nước nồng nàn, thái độ ứng xử với các anh hùng dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn trọng tôn ty trật tự, đề cao tính cộng đồng, tập thể đã được gắn kết và duy trì bền chặt thông qua tín ngưỡng phụng thờ.
Gắn với tục thờ cúng là một hệ thống đậm đặc các DSVH (vật thể và phi vật thể) có liên quan vừa có sự phong phú, đa dạng về loại hình vừa có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa- nghệ thuật, tâm linh, tín ngưỡng.
Đó là sự sáng tạo các giá trị văn hóa còn để lại thông qua hệ thống DSVH vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, nhiều loại hình và giá trị như hệ thống di tích đình, đền, miếu, từ đường dòng họ có giá trị nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc hết sức độc đáo. Hàng loạt các điểm thờ, với vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc, trong đó có nhiều công trình quy mô như Lam Kinh, Thái miếu. Nhiều di tích kiến trúc cổ kính, có lịch sử lâu đời, còn lưu giữ được nhiều di vật, hiện vật hết sức đáng giá như: văn bia Vĩnh Lăng, được xem là một trong những tác phẩm chuẩn mực của nền chạm khắc bia ký cổ truyền người Việt; các bản gia phả chữ Hán ghi chép lai lịch về dòng họ, sự tích của các công thần và đặc biệt là các bản thần sắc bằng chữ Hán, với số lượng lớn, còn lưu giữ cẩn thận trong nhiều di tích như đền thờ Lê Hiểm ở Tân Phúc (Nông Cống), đền thờ An Lạc (thờ Lê Lai) ở Hoằng Hải (Hoằng Hóa), từ đường họ Đàm Lê ở Đông Lĩnh (Tp Thanh Hóa). Đáng chú ý là sắc phong cổ tại đền An Lạc, ở đây còn lưu giữ 8 đạo sắc phong thời Hậu Lê và thời Nguyễn ghi công Lê Lai và con cháu ông. Theo các sắc phong thời Hậu Lê và thời Nguyễn lưu giữ tại đền cho biết Lê Lai đã được các triều đại phong kiến phong làm bậc
“Đại vương”, “Quang ý Trung đẳng thần” và giao trách nhiệm cho địa phương phụng thờ như bậc thánh thần cứu nước, cứu dân. Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1925) ghi rõ Lê Lai: “Bình Ngô khai quốc Công thần – Thái úy Phúc Quốc Công Thượng đẳng thần”. Đặc biệt có một đạo sắc niên hiệu Hồng Đức (1460- 1497) được coi là hiện vật giá trị nhất. Theo nghiên cứu của các tác giả Thần tích - Thần sắc Thanh Hóa (tập I) đây là đạo sắc cổ nhất hiện còn trong các ngôi đền thờ ở Thanh Hóa [137, tr 15].
Các hiện vật khác cũng rất đáng lưu ý như hệ thống tượng thờ, trong đó nhiều pho không những tiêu biểu về lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật rất cao, có thể gợi mở để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa thời nhà Lê như: hệ thống tượng người và linh thú chầu trong lăng Lê Lợi ở Lam Kinh [PL8, ảnh 23, tr 237]; tượng Lê Lai bằng đồng ở đền Tép (Ngọc Lặc), các tượng Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong các di tích đền thờ Lê Lợi ở Lam Kinh và Thái miếu nhà Lê [PL8, ảnh 24, tr 237, ảnh 25, tr 238]. Tại các di tích này, tượng thờ 3 vị luôn được tạo tác theo một chuẩn mực chung mà khác nhau cơ bản ở thần thái gương mặt. Tượng Lê Lợi bao giờ cũng thể hiện sự uy nghi, sáng láng, toát lên phong cách chỉ huy của bậc quân vương. Tượng Lê Lai thường mặt đen, dũng lược của tướng võ còn tượng Nguyễn Trãi thì trầm tư, nho nhã của bậc thức giả.
Vô số các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trên ngai thờ, sập thờ, thú chầu, nhang án, kiệu rướu, thần vị…với cả chất liệu gỗ, đá đầy giá trị. Như lư hương đá đặt trong gian giữ ở đền An Lạc (Hoằng Hóa), nơi thờ Trung túc Vương Lê Lai. Chiếc lư hương này được đục từ một khối đá xanh, chia làm 3 phần: tai, thân và chân. Chiều cao của lư hương là 66 cm, chiều rộng chân lư hương là 35cm, chiều dày phần chân tảng đế 30cm. Mặt trước lư hương trang trí các đồ án: trên miệng là hình mặt nguyệt có các quầng mây lửa tỏa ra xung quanh. Đồ án mặt nguyệt nằm ở trung tâm để cho 2 con rồng ở phần tai lư hương chầu vào. Hai con rồng ở tai có bờm tóc bay ngược lên cao, mắt lồi miệng rộng, râu cá trên ngược ra phía cổ lưng, thân uống làm 3 khúc với đầy những họa tiết vân soắn và vẩy. Đuôi rồng được chạm xoắn ốc. Phần thân lư hương chạm đồ án rồng phun mưa, rồng trong tư thế